Kafka bên bờ biển, câu chuyện hoang đường mở đầu thế kỷ XXI, cho chúng ta đắm chìm trong một chuyến du hành đầy sóng gió đậm chất hiện đại và mơ mộng trong lòng Nhật Bản đương đại.

1. Thông tin chung

- Tên tiếng Việt: Kafka Bên Bờ Biển
- Tên gốc: 海辺のカフカ (Umibe no Kafuka)
- Tác giả: Haruki Murakami
- Thể loại: Tiểu Thuyết
Tiểu thuyết thứ 2 của Murakami mà mình đọc, so với 1Q84 thì cuốn này ngắn hơn, đọc đỡ mệt :))
Đọc thêm:

2. Cách kể và nội dung

Vẫn phong cách đặc trưng: kì ảo và siêu hình.
Bối cảnh Nhật Bản thời hiện đại nhưng đan xen các yếu tố hư và thực, mang màu giả tưởng. Nếu ai đã từng đọc Murakami rồi, sẽ tự hiểu và chấp nhận bối cảnh phi lý đó, đừng hỏi tại sao vì không ai trả lời cho đâu, bình thản chấp nhận mọi thứ và thưởng thức câu truyện thôi.
Kể theo 2 tuyến nhân vật, diễn ra song song nhưng có liên quan và đan nhau ở cuối truyện.
1Q84 cũng theo cách kể này, không biết các truyện còn lại của Murakami có như vậy không nữa, mặc dù vẫn hấp dẫn nhưng truyện nào cũng thế thì…
Vì kể theo 2 tuyến nhân vật nên truyện có 2 nhân vật chính: cậu trai Kafka 15 tuổi và ông già Nakata.
Tuyến của Kafka kể theo ngôi thứ 1, nên đi sâu vào miêu tả nội tâm, nặng tính chiêm nghiệm.
Còn tuyến của Nakata thì lại theo ngôi thứ 3, nên chú trọng vào tình tiết, các sự kiện diễn ra cũng hấp dẫn và mạch truyện cũng nhanh hơn.
Câu truyện của Kafka mình hiểu là hành trình vượt qua các vấn đề tuổi trẻ, cậu lựa chọn dấn thân, đối mặt, chấp nhận, từ bỏ và tha thứ để trưởng thành.
Còn thông điệp chính của tuyến Nakata thì… mình chưa hiểu. Mặc dù các thông điệp nhỏ lẻ xen kẽ trong hành trình của ông già không biết chữ này rất dễ cảm nhận, nhưng tổng thế chuyến đi của ông mang ý nghĩa gì thì… khi nào có thời gian đọc lại sau ha :))
Đọc thêm:
Ngoài kì ảo và siêu hình ra, tác giả còn đề cập tới các chủ đề như: khủng hoảng tuổi trẻ, triết học, nhạc cổ điển, đa nhân cách, bản ngã, đầu thai, thế giới trong mơ, định mệnh, tình yêu, tình dục…
Rất nhiều thứ, và rất dễ dụ người đọc có hứng thú (tò mò) với một vài chủ đề trong đó, để rồi phải tốn thêm hàng giờ trên Google. Trước giờ tai trâu không có hứng thú với nhạc cổ điển, nhưng mình đã bị dụ tải “Archduke Trio” về để nghe trong khi chạy bộ, khá thú vị.

3. Tản mạn


Về nhân vật Kafka

Mình thấy một chút gì đó của bản thân trong nhân vật này: quen với cô đơn, thích 1 mình, có thể duy trì cuộc sống tẻ nhạt trong 1 quãng thời gian dài, lặp đi lặp lại các công việc hàng ngày, chú ý đến sức khỏe, đủ kĩ năng tự chăm sóc bản thân, thích đọc. Khác 1 chỗ, cậu 15, mình 27 😞
Nói rộng ra một chút về xã hội Nhật, thì những người như vậy rất nhiều: cuộc sống tẻ nhạt, lặp đi lặp lại, nhưng chỉ cần 1 sự kiện, 1 cái cớ thôi là họ sẵn sàng thay đổi, dẹp hết sự ổn định nhàm chán, để dấn thân vào phiêu lưu. Không phải cuộc phiêu lưu nào cũng có 1 cái kết đẹp, nhưng chắc chắn nó không nhàm chán.
Đọc thêm:

Về màu sắc kì ảo của Murakami

Nó không giống với cách xây dựng bối cảnh của thể loại fantasy như Harry Potter.
Như ở HP, bối cảnh được miêu tả kĩ càng, chi tiết, và mọi thứ đều có thể giải thích được ý nghĩa tồn tại của nó. Nhưng thế giới của Murakami thì không, ông chỉ đơn giản ném người đọc vào thế giới lộn xộn của mình và để họ tự cảm nhận thôi.
“Tâm trí lão thích ứng ngay với cái thực tại mới ấy, chấp nhận nó, không hề tự hỏi tại sao nó lại ở đấy.” 
1 câu trích trong tác phẩm, và đó cũng là tinh thần mà độc giả nên có khi đọc truyện của Murakami.
Đọc thêm:

So sánh với Dan Brown

Tại sao lại có sự so sánh này, vì phong cách hoàn toàn đối lập, nhưng mình thích cả 2.
Truyện của Dan Brown luôn chặt chẽ, không một chi tiết thừa, cái gì đặt ra cũng được giải thích một cách thuyết phục (mặc dù hư cấu).
Chủ đề và các vấn đề đặt ra trong truyện của Dan Brown đều THẬT và THỰC TẾ, các con chiên của Khoa Học như mình đều khó có thể không thích.
Còn miêu tả về Murakami thì… lật ngược lại là xong :))
Và với bản thân mình, cả 2 đều đem lại cảm xúc “cầm lên là không muốn buông xuống”, theo 2 cách khác hẳn nhau.
Dan Brown cho não trái, còn Murakami cho não phải.

4. Tổng kết

Hợp với ai?
- Thích Murakami
- Dân Tự Nhiên, nhưng não trái đã mệt mỏi với công việc hàng ngày, cần bổ sung sự bay bổng cho não phải.
Tiếp theo đọc gì?
Chùm sách “Bộ ba Chuột” của cùng tác giả
- Lắng nghe gió hát (風の歌を聴け) – 1979
- Pinball năm 1973 (1973年のピンボール) – 1980
- Cuộc săn cừu hoang (羊をめぐる冒険) – 1982
____________________________
Đọc thêm: