Cảm nhận về Kafka bên bờ biển: Câu chuyện giữa hiện thực và giấc mơ
Cuốn sách đầu tiên của Haruki Murakami mình đọc không phải là Kafka mà là Người tình Sputnik - cũng là tác phẩm mà mình thích nhất,...
Cuốn sách đầu tiên của Haruki Murakami mình đọc không phải là Kafka mà là Người tình Sputnik - cũng là tác phẩm mà mình thích nhất, nhưng mình chọn Kafka bên bờ biển để mở đầu cho việc viết về sách của mình.
Sách của Haruki được miêu tả khá là "khó nuốt" đối với một số độc giả mới tiếp xúc với văn chương siêu thực, tuy nhiên, muốn đọc xong sách của bác Haruki, con người ta cần trải qua nhiều cung bậc cảm xúc hơn để hòa cùng vào dòng chảy của cuốn sách. Mỗi lần giở lại trang sách để đọc, bạn sẽ cảm nhận được một lần cảm xúc khác sau khi gấp lại, đối với cá nhân mình, chưa có sách của ai làm mình suy ngẫm nhiều như sách của bác Haruki cả, quá nhiều hình ảnh ẩn dụ cùng nhiều chi tiết khó hiểu khiến cuốn sách cho người đọc lần đầu một cảm xúc choáng ngợp khi một lần phải tiếp xúc với những thứ mơ hồ khó hiểu.
Đọc thêm:
Theo mình biết được sau khi tìm hiểu một lượng thông tin nhất định qua Internet, trường phái Siêu thực (Surrealism) là khuynh hướng nghệ thuật bắt nguồn từ chủ nghĩa tượng trưng và phân tâm học, đặt phi lý tính lên trên lý tính. Ở đây có thể coi những yếu tố phi lý trong văn chương không cần đong đếm ý nghĩa giá trị đối với những thứ đang xảy ra ở hiện thực. Khi đọc Kafka bên bờ biển, mình có cảm giác lằn ranh giữa giấc mơ và hiện thực của Kafka (Nhân vật chính) không còn nữa, Kafka dễ dàng bước vào thế giới hiện thực cũng như trong mơ chỉ để gặp Miss Saeki 15 tuổi, khi bà vẫn còn là một thiếu nữ mơ màng ôm giấc mộng với người tình của mình, hay là chi tiết chân thực khi Kafka vừa thức dậy và thấy người mình đầy máu.
Để nói kĩ về Kafka, trang thiếu niên 15 tuổi kiên cường nhất hành tinh, quyết tâm bỏ nhà ra đi để chạy trốn đi hiện thực rằng lời nguyền của cha cậu sẽ có hiệu lực, rằng cậu sẽ giết chết cha và ngủ với mẹ và chị gái của mình, thì khi lớn lên cùng với nỗi sợ rằng mình sẽ trở thành một thứ không thể chấp nhận như vậy, cũng là lúc Kafka hình thành cái tôi thứ hai (alter ego) của mình. Nhân vật Quạ mỗi lần xuất hiện để đại diện cho bản ngã của chính cậu, cũng giống như hiện hữu trong mỗi người, luôn có một giọng nói vang lên trong đầu mỗi lần bạn có những quyết định quan trọng. Tại sao ở đây lại là hình ảnh con quạ? Vì tên nhân vật là Kafka trong tiếng Séc có nghĩa là con quạ, để minh họa chân thực nhất cho bản ngã của Kafka, cái thằng tên Quạ đã được xem như một nhân vật xuất hiện xuyên suốt những trang sách củng cố và động viên thêm những quyết định của Kafka.
Khi mày ra khỏi cơn bão, mày sẽ không còn là con người đã dấn bước vào nó. Ý nghĩa của cơn bão là như thế đó.
Ngoài ra, tên của nhân vật chính cũng được lấy tên theo nhà văn Franz Kafka, nhà văn người Do Thái tiêu biểu với các tác phẩm theo đuổi chủ nghĩa siêu thực và hiện sinh, cũng như ông vua của các tác phẩm siêu phi lý. Cho nên tác phẩm này ngay khi đọc từ cái tên, bạn hãy chuẩn bị đón nhận một đống những chi tiết tưởng chừng như không thể lại xuất hiện trong cuốn sách. Hiện thực và giấc mơ dường như không còn khoảng cách nữa. Toàn bộ câu chuyện là những chương đan xen nhau giữa Kafka, Nakata - ông lão vì một sự cố lúc nhỏ mà mất đi khả năng đọc viết và cả trí thông minh của mình, nhưng bù lại ông có biệt tài nói chuyện với mèo, và một người giáo viên thuật lại những chi tiết của sự kiện xảy ra trên đồi có mặt Nakata thời còn trẻ.
Từ đầu điểm nối giữa Kafka và Nakata hoàn toàn cách xa nhau, càng đọc bạn sẽ thấy biệt tài của Haruki khi kết nối sự kiện một cách tài tình và đáng kinh ngạc. Cuối cùng, cả hai giao nhau ở nút thắt mà mình nghĩ nếu bạn nào đọc rồi sẽ nhận ra cả hai đều giao nhau ở cả hiện thực lẫn siêu hình.
Đọc thêm:
Hai nhân vật để lại nhiều câu quotes gây ấn tượng với mình là Oshima và Hoshino, mình ngưỡng mộ cách sống của cả hai người. Một người nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ trong ý chí, một người dám vứt bỏ thực tại nhàm chán để giúp Nakata thực hiện hết nguyện vọng cuối đời. Có lẽ truyện đã cho mình thấy một phần nào đó về sự nhìn nhận về những người như Nakata, sống vô ưu vô lo không cần nghĩ gì nhiều, càng nhìn thấu quá rõ mọi việc sẽ càng trở nên đau khổ.
Trách nhiệm bắt đầu từ trong mơ - Oshima
Bên cạnh đó, trong sách xuất hiện rất nhiều bài hát của The Beatles, Bob Dylan, Otis Redding, nếu có cơ hội các cậu hãy vừa xem vừa nghiền ngẫm cuốn sách. Mình nghĩ đây chắc chắn sẽ là cuốn sách mình đọc lại lần nữa trong một thời điểm khác thích hợp hơn.
Nói về văn chương siêu thực (transrealism), theo mình tìm hiểu được, người mở đầu cho loạt văn này là Rudy Rucker, một nhà khoa học máy tính, một giáo sư toán học và cũng là một tác giả của truyện khoa học viễn tưởng. Thật bất ngờ là một người làm thiên về khoa học lại có sở thích về văn học và cũng là người đầu tiên đề xướng lên loạt văn chương này. Có một câu quote của ông mà mình rất thích:
Và cuối cùng để khép lại bài nêu cảm nhận này, mình xin gửi các cậu một bài của Linkin Park mà khi mình đọc cuốn sách này, mình thấy rất đúng với lời trong bài hát:
"Life leaves us blind, love keeps us kind."
The Messenger - Linkin Park:
Tìm hiểu thêm về:
Rudy Rucker: https://en.wikipedia.org/wiki/Rudy_Rucker
Chủ nghĩa siêu thực trong văn chương: https://en.wikipedia.org/wiki/Transrealism_(literature)
Đọc thêm:
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất