Hôm nay đọc được 1 bài báo về những con người đa nhân cách, những người mà thi thoảng có thể đập phá mọi thứ để giải tỏa hoặc để mình sống trong im lặng trong 1 thời gian dài, nặng và nghiêm trong hơn nữa đó là mỗi sáng ngủ dậy và tưởng tượng mình là một người khác, đi làm những công việc khác. Nghe có vẻ hoa mĩ nhưng đó chính là 1 căn bệnh, lại là 1 căn bệnh về thần kinh nữa. Hẳn ai trong chúng ta cũng nghĩ nó không đến nỗi nghiêm trọng đến mức xét vào hàng thần kinh nhưng thử tưởng tượng rằng bạn sống 1 cuộc sống mà không có lập trường tiên quyết hoặc không có sự đồng nhất trong nhận thức về bản thân, luôn thay đổi xoành xoạch 180 độ về tính cách hoặc tệ hơn nữa là bạn bị hai hay nhiều nhân cách thay nhau kiểm soát và chi phối, cá biệt có thể bị giằng xé cùng một lúc bởi hai nhân cách hoàn toàn trái ngược nhau... Quá kinh khủng. 

Đọc thêm:

Có người bảo tôi hướng nội, có người thì không, nhưng chưa ai bảo rằng tôi hướng ngoại cả. Có thể họ chưa tiếp xúc nhiều với tôi, cũng có thể tôi nội tâm thật nhưng bản thân tôi thì luôn thấy mình sống hỗn loạn và phập phù trong cảm xúc bởi tôi thấy đôi lúc mình tăng động và hoạt bát hơn hẳn mọi người. Thường thì mỗi buổi sáng tôi luôn cảm thấy hăng hái và muốn làm được tất cả mọi thứ cho đến khi nửa ngày trôi qua, tôi chán nản và đánh rơi mất đi sự quyết tâm của mình mặc kệ cho mọi thứ trôi đi. Đôi khi tôi tức giận với bản thân và đập đầu vào tường vì thấy mình quá kém cỏi nhưng mọi chuyện không khá hơn là mấy vì cơn đau chỉ khiến tôi lãng quên những phiền muộn trong tích tắc.

Tình cờ biết về chứng rối loạn đa nhân cách, bỗng thấy giật mình: có lẽ nào mình đang mắc phải cái chứng bênh kì cục này, mặc dù ở mức nhẹ. Rồi tôi lại cảm thấy điều này là hoàn toàn có cơ sở khi thống kê cho thấy 6 tới 11,1% dân số mắc phải chứng này. Một con số quá nhiều nếu biết dân số thế giới đã vượt mốc 7 tỷ và điều đó đồng nghĩ với việc có đến 400 đến 800 triệu người mắc phải chứng bệnh này. Những người này hẳn là phải được đánh giá là có 1 cuộc sống cực kì nội tâm vì nếu họ bộc lộ hết ra bên ngoài mớ nhân cách của họ, xã hội này sẽ loạn hết cả lên và người ta nhìn mặt nhau mà không dám tin tưởng nhau chỉ vì biết đâu ngày mai kẻ kia sẽ đổi thay. Xã hội đã bị nhầm lẫn quá nhiều khi phân tách rõ 2 đối tượng người hướng nội và hướng ngoại mà không nghĩ rằng: người nào cũng có chút hướng nội, bởi đơn giản ai cũng bắt nguồn sự sống từ nội tại mình, chỉ có biểu hiện bên ngoài sẽ đi theo những hướng khác nhau. Đấy chúng ta thật dễ rơi vào mù quáng và mất ngay cái logic tối thiểu của mình. Rồi thì chúng ta mất dần sự kiểm soát bản thân và cảm thấy không thể làm được gì cả. Đó là lúc chúng ta rơi vào rối loạn.

Đọc thêm:

Vậy thì những người đa nhân cách, họ dĩ nhiên không sống riêng một cuộc sống nào cả, họ hướng nội và đôi lúc bộc phát nó ra ngoài như 1 cách để giảm thiểu sự căng thẳng tinh thần trong chính họ. Bản thân tôi có thể là 1 kẻ đa nhân cách nhưng vẫn có thể điều khiển cho cuộc sống của mình không bị phá vỡ. Ở một chừng mực nào đó tôi luôn nhận biết được khi nào mình rơi vào trạng thái rối loạn và tìm cách giải thoát cho bản thân, đập đầu vào tường đôi khi cũng là một biện pháp tốt chẳng hạn. Phải làm sao khi ngày có 24h mà bạn không dành được lấy 1ph cho con người nội tại của mình để hiểu và cảm thông với nó. Thay vì suốt ngày tự chửi mình đần độn thì hãy làm cho mình bớt đần độn. Nội lực ai cũng có, chỉ không phải ai cũng biết sử dụng. Đừng quá sợ việc cô đơn, một mình, đó là môi trường tốt để bạn khám phá mình. Cái đáng sợ là lạc lõng giữa đám đông: đám đông biết họ làm gì, còn mình thì không. Còn nếu vẫn còn có ý thức tự vấn thì hẳn bạn sẽ không bao giờ hoàn toàn đánh mất mình và xây dựng nó lại từ những nền móng vững chãi.