Hầu hết người đọc đều bỏ qua lời đề tặng, thậm chí cả lời đề tựa và lời mở đầu. Những lời đề tặng nếu không phải để cảm ơn thì có gì đáng đọc? Bài dịch sau đây có thể giúp bạn có thêm một cái nhìn mới về chúng.

 Trong Show Your Work, Austin Kleon đã đề tặng một phần của cuốn sách cho một người lạ mặt viết về những thủ thuật sáng tạo - bắt đầu buổi sáng bằng việc đọc một bản cáo phó

"Cáo phó giống như một trải nghiệm cận tử cho những tên hèn. Đọc cáo phó là cách để tôi suy nghĩ về cái chết mà không cần phải đối diện trực tiếp với nó. Những bản cáo phó không thực sự nói về cái chết; chúng nói về cuộc sống... Việc đọc về những người vừa mất và những gì họ đã làm với cuộc đời họ làm tôi muốn ra khỏi giường và làm một điều gì đó tử tế với cuộc đời mình. Nghĩ về cái chết mỗi sáng khiến tôi càng muốn sống." - Austin Kleon

Tôi chưa từng thử làm theo lời khuyên này (mặc dù cũng có thể là tôi sẽ thử, sau khi tôi mất công nghĩ về nó), nhưng tôi đã suy nghĩ về điều này đêm qua, khi tôi đọc xong một cuốn sách và thực hành một thủ thuật sáng tạo của riêng mình - đọc những lời đề tặng.


Vì tôi chẳng có một bằng cớ nào rõ ràng, hãy cứ cho rằng rất nhiều độc giả đối xử với những lời đề tặng (acknowledgement) như khán giả tới rạp đối với phần Credit - chỉ như một âm thanh nền đủ để bạn vươn vai, phủi sạch vụn bỏng ngô rơi trên người và lướt thướt bước khỏi rạp. Đó đúng là một thứ chỉ ở đó trong khi bạn mải ngẫm nghĩ về bộ phim bạn vừa xem xong. Có lẽ vài cái tên của mấy anh phụ tá kĩ thuật hay đạo diễn hình ảnh sẽ lọt vào mắt bạn, nhưng nếu bạn có để ý một chút gì đó thì cũng chỉ qua loa vậy thôi.


Lời đề tặng cũng vậy thôi. Bạn có thể tưởng tượng ra một trang dài những cái tên - biên tập viên, đại diện, bạn bè, gia đình, phỏng vấn viên - những người mà tác giả muốn công khai gửi lời cảm ơn. Một lời đề tặng nửa công khai, nửa riêng tư mà ngoài những người được nhắc tên sẽ ít ai thực sự đọc tới (cũng giống như tay phụ tá kỹ thuật, chờ đợi trong phòng chiếu chỉ chờ tên anh ta được xuất hiện trên phần Credit, một cái tên mà chẳng ai khác ngoài anh sẽ để ý)


Dù sao thì tôi cũng sẽ nói rằng những lời đề tặng có giá trị vô cùng. Bí mật nằm ở chỗ lời đề tặng chứa rất nhiều nội dung phong phú để những tay viết có thể tìm kiếm và nâng cao kĩ năng của riêng mình, là thứ không phải để đọc mà là để học tập. 


* Tôi cũng nên lưu ý rằng tôi chủ yếu đọc các tác phẩm phi hư cấu, và bài viết này sẽ nói đến và trích từ những nguồn sách phi hư cấu.


Bạn sẽ được gặp tác giả



Phần tiểu sử tác giả đằng sau cuốn sách chẳng có gì nhiều nhặn hơn một mẩu quảng cáo được cắt gọt cẩn thận, được thiết kế để làm nổi bật tài năng của tác giả và hướng bạn đến những tác phẩm khác của họ. Đây chính xác là những đoạn tóm tắt có ý đồ và hoàn toàn thiếu cá tính. 

Nếu bạn muốn hiểu thêm một chút về tính cách thực sự của tác giả, đương nhiên sẽ có những dấu hiệu đây đó khắp cuốn sách - vì họ viết ra cuốn sách mà. Nhưng lời đề tặng sẽ cho bạn một cơ hội ngó nghiêng đằng sau tấm rèm đóng. Đó là một nơi tác giả cảm thấy thoải mái cởi mở, được viết như họ đang viết cho một người bạn thân thiết (có lẽ vì họ trông mong những người bạn thân thiết nhất sẽ đọc chúng).


Lời đề tặng dường như chân thật quá sức:

"Như tác giả Joseph Epstein đã viết, hoàn thành một cuốn sách thực sự tuyệt vời hơn nhiều việc viết chúng. Viết một cuốn sách đòi hỏi khả năng kiên nhẫn phi thường, kĩ năng tổ chức và kỷ luật cũng như những tính cách mà tôi không có và việc viết blog chẳng giúp đỡ được gì nhiều"

Một giai thoại:

"Ghi chú cuối cùng về những chú nhím: Trong "The Case Against Freedom", tôi đã dành vài trang để tả một giai đoạn cuộc đời tôi khi tôi ngắm những chú nhím từ ban công căn hộ mình. Hóa ra tôi có vấn đề với mảnh ký ức này - những chú nhím không được sinh ra ở Bắc Mỹ... Tôi cho rằng đây chẳng phải thông tin được biết rộng rãi lắm, vì tôi đã kể giai thoại này trong gần 2 thập kỷ mà chẳng có một ai từng nhận ra. "Này, đồ ngốc - câu có biết là không hề có một con nhím nào ở Ohio không?" - Chuck Klosterman nói trong cuốn Nhưng nếu chúng ta đã sai thì sao?


Và tận sâu thẳm:

"Cuối cùng, tôi cần tỏ lòng biết ơn những món nợ không nói thành lời mà tôi nợ vợ cũ của tôi, Valerie Chernow, người đã qua đời trong khi tác phẩm này được biên soạn. Cô ấy đã khuyến khích tôi nhận dự án và thảo luận chúng với tôi hàng đêm cho đến ngày cuối cùng. Trong hơn 27 năm, Valerie là nàng thơ, là biên tập tại gia và là người bạn tri kỉ tuyệt vời của tôi. Gửi tới con người đẹp đẽ tuyệt vời ấy, đơn giản là tôi nợ nàng mọi thứ." - Ron Chernow, cuốn sách George Washington: A life

Tôi đố bạn tìm được một thứ nào kiểu như thế ở bìa sau một cuốn sách!


Bạn sẽ thấy quá trình sáng tác của tác giả


Sẽ có những tác giả chủ yếu viết về việc sáng tác (giống như Kelon - người được nhắc đến bên trên), nhưng rất nhiều người không làm vậy. Nhiều người sẽ viết về một chủ đề cụ thể nào đó và đi tới cuối mà không tiết lộ cho độc giả tiến trình hoàn thành cuốn sách.


Nhưng chúng ta đang sống trong "Thời kỳ của quá trình". Chúng ta đều mong mỏi được biết tác giả đã viết cuốn sách như thế nào.


Vì vậy nếu bạn đang tò mò về tiến trình hoàn thiện của một tác gia yêu thích, hoặc quá trình viết một cuốn sách cụ thể, lời đề tựa có thể cho bạn biết đôi điều. Rõ ràng lời đề tựa không thể chi tiết bằng một bài blog phân tích tác phẩm 2000 từ, nhưng chúng có thể cho ta thấy một cánh cửa sổ be bé, nơi tác giả đặt những suy nghĩ của mình gần thời điểm xuất bản.


Tỉ dụ như nguồn cảm hứng của tác giả:

"Cuốn sách này, thật sự mà nói, sẽ không thể tồn tại nếu không có Ira Glass và kĩ năng chọn lọc tin báo sắc bén năm 1995. Cảm ơn Ira vì đã đề xuất toàn bộ ý tưởng cho cuốn truyện tranh radio và đã mời tôi tham gia." - Jessica Abel trong cuốn Out on the Wire: The Story telling Secrets of the New Masters of Radio


Hoặc cách họ nhìn thế giới:

"Cuốn sách này đã được tôi ấp ủ trong nhiều năm, có khi là nhiều thập kỷ, vì thế tôi chẳng thể nào gửi lời cảm ơn tới tất cả mọi người, những người đã cho tôi cảm hứng và giúp tôi suy nghĩ trong từng ấy thời gian. Khi tôi còn mải mê kể lể, cuối cùng suy nghĩ con người toàn bộ là những hiện tượng rời rạc, lẩn khuất trong não bộ con người. Tôi chỉ là một nút thắt trong cả một mạng lưới tri thức lớn lao, đang cố thâu tóm các thực thể siêu nhiên và tiến hóa chỉ trong vài từ ngữ cùn." - Matt Ridley trong cuốn The Evolution of Everything


Mặc dù chúng bị vùi trong những lời "Cảm ơn", những lời đề tặng có thể đầy ắp những lời khuyên sáng tạo không đòi hỏi. 


Bạn sẽ nhận ra cuốn sách không phải được viết trong nỗi cô đơn.


Hãy quay trở lại hình ảnh ẩn dụ Credit phim ban nãy một lúc - chúng ta đều biết rằng những phim bom tấn không phải là sản phẩm của một cá nhân đơn lẻ. Họ có người viết kịch bản, đạo diễn, đại diện tuyển vai, diễn viên, đoàn hỗ trợ, biên tập và nhiều vai trò khác nữa. Nhưng khi nói đến một cuốn sách, chúng ta thường chỉ nghĩ đến một người đàn ông hoặc phụ nữ có tên được khi ở bìa trước của cuốn sách. Chúng ta mơ mộng rằng họ giống một con soi đơn độc, thường làm việc muộn tới đêm dưới ánh đèn bàn, một mình sáng tạo nên tác phẩm. 


Mặc dù đúng là người được trang trọng đặt tên lên bìa trước của cuốn sách là người đóng góp phần lớn cho tác phẩm, họ lại ít khi có thể tự mình hoàn thành và đưa cuốn sách ra công chúng. Và lời đề tặng, nếu không vì mục đích khác, đều để nhắc nhở mọi tác giả hay khuyến khích những cây bút khác rằng những quyển sách không thể được thổi hồn từ sự đơn độc. 


Đôi khi người chỉnh sửa nội dung là trợ lý nghiên cứu:

"Cảm ơn Arikia Millikan, trợ lý nghiên cứu của tôi vì đã nhiệt tình vô hạn với cuốn sách và thổi vào cuốn sách tinh thần yêu khoa học công nghệ của mình." - Nate Silver trong cuốn The Signal and the Noise

Và có nhiều cộng tác viên không nhắc đến tên:

"Cuốn sách này cơ bản được viết bởi Aziz Ansari, nhưng tôi không thể nói hết những nỗ lực của cả tập thể trên nhiều phương diện. Để bắt đầu, tôi phải cảm ơn Mr.Eric Klinenberg... Trong 2 năm qua chúng ta đã cùng nhau làm việc bằng khối lượng thời gian nhiều không tưởng với mong muốn ấp ủ và cho ra đời dự án này." - Aziz Ansari trong Modern Romance

Và có những tác giả có cả một đội ngũ trợ lý:

"Đội ngũ trợ lý của tôi là cả một danh sách dài bao gồm những trợ lý studio, những người đã hăng hái tham gia dự án này, ghi chép và chuyển ngữ băng thu âm, chuẩn bị văn bản, dựng tấm nền, vẽ khung tranh và những công việc nhàm chán nhưng cần thiết khác để có thể làm nên những cuốn truyện tranh." - Jessica Abel, Out on the Wire: The Storytelling Secrets of the New Masters of Radio


Chỉ cần lướt qua bất kỳ phần lời đề tặng nào, bạn cũng có thể biết vô số cá nhân đã giúp tác giả hoàn thiện cuốn sách. 

Thời đi học, khi đi kiểm tra đọc Anh ngữ, tôi đã khiếm nhã bỏ qua phần dạo đầu và giới thiệu. Tôi đã từng coi những phần này "không phải là một phần của câu chuyện" và vì thế chúng chẳng cần thiết lắm. Dần dần tôi nhận thấy rằng những phần này thực sự cần thiết đối với câu chuyện, đôi khi còn quan trọng hơn - chúng cho ta thấy ngữ cảnh, bối cảnh và đôi khi cả chủ đề chính của câu chuyện. Qua thời gian, tôi cũng dần nhận ra tầm quan trọng của lời đề tựa.


Nguồn: Medium