Giới thiệu


Lịch sử dân tộc Kinh tại Việt Nam có nhiều nét tương đồng với người Hán ở phía Nam Trung Quốc (ví dụ như phía Nam sông Trường Giang). Ta có thể chia dòng chảy lịch sử thành 4 làn sóng nhập cư của người Hán để hiểu rõ hơn.

Đợt nhập cư đầu tiên (214 - 110 TCN) - Thời đại dựng nước


Đợt nhập cư đầu tiên của người Hán xảy ra khi Hoàng đế triều Tần gửi 500,000 quân lính và 30,000 phụ nữ Hán tới chinh phạt Lĩnh Nam (Gồm Quảng Đông, Quảng Tây, miền Bắc Việt Nam).
Triệu Đà là một vị tướng võ triều Tần được lệnh của triều đình tới cai quản Việt Nam. Ông là người Hán, sinh tại tỉnh Hà Bắc. Khi nhà Tần sụp đổ, ông lợi dụng cơ hội, lập nên vương quốc độc lập tại phía nam - đặt tên là Nam Việt, Ông khuyến khích việc hôn phối giữa quân lính Hán và phụ nữ Tai-Kadai người bản địa. Trong "Đại Việt sử ký" do Lê Văn Hưu biên soạn năm 1272, Nam Việt được coi là quốc gia độc lập đầu tiên và Triệu Đà được coi là Hoàng đế đầu tiên của Việt Nam.
photo-1-1518446583161580498200
Tượng Triệu Đà

Đợt nhập cư thứ 2 (111TCN - 938 SCN) - Một tỉnh của Trung Quốc


Đợt nhập cư thứ 2 diễn ra khi nhà Hán chiếm được Nam Việt năm 111 TCN và Việt Nam trở thành Quận Giao Chỉ của Trung Quốc. Đợt nhập cư này có quy mô lớn hơn với số lượng cư dân người Hán thông thường đổ vào Việt Nam nhiều hơn so với lượng binh lính người Hán chiếm đa số trong đợt nhập cư đầu tiên.
Xi Guang là quan cai quản Giao Chỉ từ năm 1-25 SCN. Khi Xi Guang từ chối công nhận sự soán ngôi nhà Hán của Vương Mãn, Giao Chỉ trở thành nơi trú ngụ lý tưởng của người Hán di cư, bao gồm quan chức và thương nhân người Hán.
Vương Mãn và nhà vua triểu Hán
Hai bà Trưng - Trưng Trắc và Trưng Nhị (dân tộc Tai) khởi nghĩa chống lại nhà Hán từ năm 40 và chiếm được đa phần miền Bắc Việt Nam từ năm 40-43.
Tướng Mã Viện được nhà Hán chỉ đạo mang quân quay lại dập tắt cuộc khởi nghĩa vào năm 43. Khi cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, Mã Viện xử tử hàng ngàn quân Hán và người ủng hộ Hai Bà Trung để thị uy và đảm bảo cho sự thống trị của Trung Quốc trên mảnh đất xung quanh Hà Nội.
Kết quả hình ảnh cho hai bà trưng

Hai Bà Trưng
Vua Hán Vũ Đế nhà Hán còn ra lệnh cho người Hán từ những vùng khác di cư tới đây để giảm thiểu sức mạnh của dân tộc Tai tại Việt Nam - một chiến thuật vẫn đang được Trung Quốc sử dụng tại Tây Tạng và Tân Cương.
Một lượng lớn dân nhập cư người Hán đổ về Việt Nam trong thời Đường (618-907). Tới cuối thời Đường - sau 1100 năm di cư, người Hán trở thành dân tộc chiếm đa số ở Đồng bằng Sông Hồng tại Bắc Việt Nam.

Đợt nhập cư thứ 3 (939 - 1857) - Giành được độc lập khỏi Trung Quốc

Đợt di cư thứ 3 bắt đầy sau sự sụp đổ của nhà Đường. Nhà Đường sụp đổ kéo theo nhiều cuộc nội chiến, Trung Quốc bị chia thành nhiều vương quốc nhỏ - một trong số đó là Nam Hán (917 - 971) bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây và Việt Nam.
Ngô Quyền - con rể của vua Nam Hán quyết định tạo lập vương quốc riêng và đánh bại quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng năm 938. Tổ tiên của Ngô Quyền là người Hán thuộc tỉnh Hà Bắc.
Kết quả hình ảnh cho ngô quyền

Ngô Quyền
Tổ tiên của nhà Lý (1009-1225) cũng có nguồn gốc từ Hà Bắc. Lý Thuần An từ Phúc Kiến tới Việt Nam trong thế kỷ 10. Sau khi cha Li Song bị xử tử cùng cả họ tộc, Lý Thuần An trốn thoát khỏi Phúc Kiến - một thánh địa - từ Hà Bắc.
Tổ tiên của nhà Trần (1225 - 1400) có nguồn gốc từ tỉnh Phúc Kiến khi Trần Kinh cùng lượng lớn người Hán di cư về Việt Nam trong thế kỷ thứ 11. Họ "Trần" là một trong 8 họ lớn tại Phúc Kiến.
Nhà Trần khuyến khích người Hán di cư vào Bắc Việt Nam. Xuyên suốt thời Lý và Trần, rất nhiều người Hán nhập cư vào Việt Nam từ Mông Cổ. Trong số đó, có những người đã giúp nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông khi chúng xâm lược Việt Nam.
Tổ tiên nhà Hồ (1400 - 1407) tới từ Tân Cương khi Hồ Hưng Dật tới Việt Nam vào cuối thời nhà Hán (947-951).
Khi nhà Minh chiếm được Việt Nam vào năm 1407, một bộ phận người Kinh từ đồng bằng sông Hồng đã ủng hộ và hỗ trợ quân Minh. Bởi vậy, Nguyễn Trãi - người dân tộc Kinh đã lựa chọn gia nhập lực lượng của người Mường để trả thù quân Minh đã giải Nguyễn Phi Khanh, cha ông, tới Nam Kinh - thủ đô cũ của Trung Quốc.
Kết quả hình ảnh cho nguyễn trãi

Nguyễn Trãi
Trong sách "Gia Định Thành Thông Chí" có chép, rất nhiều người Hán đã bỏ trốn tới Việt Nam sau khi người Mãn xâm lược Việt Nam năm 1644. Năm 1679, tướng cũ nhà Nam Minh Dương Ngạn Địch chạy tới Việt Nam cùng gia quyến và 3000 binh lính.
Năm 1802, hoàng đế Việt Nam - Gia Long (Nguyễn Phúc Ánh) - người khai sinh ra triều Nguyễn, muốn đổi tên đất nước thành Nam Việt thay cho Văn Lang, nhưng nhà Thanh từ chối công nhận. Thay vào đó, đất nước được đổi tên thành Việt Nam để không bị trùng với quốc gia của Triệu Đà xưa kia.
Trong đợt nhập cư thứ 3 này, một dân tộc mới mang tên "Kinh" được tạo ra - từ Kinh là từ Hán Việt để chỉ thủ đô của một đất nước. Thủ đô của Việt Nam thời đó là Hà Nội và khu vực Đồng bằng Sông hồng xung quanh - cũng là khu vực trung tâm của dân nhập cư người Hán.

Đợt nhập cư thứ 4 (1858 - 1945) - Sự xâm lược của Châu Âu

Làn sóng nhập cư trỗi dậy trong thời kỳ Pháp thuộc (1858-1945) và sau Chiến tranh Nha phiến tại Trung Quốc.
Rất nhiều người Trung Quốc từ phía Nam (Quảng Đông và Phúc Kiến) rời Trung Quốc tới Việt Nam (và những vùng khác tại Đông Nam Á) bởi chiến tranh và sự nghèo đói của Trung Hoa. Người Pháp khuyến khích những người Hoa nhập cư buôn bán giao thương và phát triển công nghiệp tại Việt Nam.
Nhóm người này được gọi là người Hoa và tới nay vẫn nhớ được nguồn gốc Trung Quốc của họ. Họ có thể nói được tiếng Trung ở nhiều vùng miền khác nhau, tuy nhiên tiếng phổ thông họ dùng là tiếng Quảng Đông.
Rất nhiều người Hoa rời khỏi Việt Nam như "thuyền nhân" sau khi Cộng Sản Bắc Việt chiếm được Nam Việt Nam năm 1975 - sự kiện này khiến lượng người Hoa tại Việt Nam suy giảm mạnh. Họ chủ yếu di cư tới Pháp, Úc, Canada và Mỹ.

Kết quả hình ảnh cho vietnamese boat people

Thuyền nhân Việt Nam

Kết luận

Người Kinh mừng lễ hội của người Hán, theo tôn giáo và văn hóa của người Hán - bởi thực ra họ đang thừa hưởng lại phong tục của tổ tiên. Thêm nữa, người Kinh sử dụng ngôn ngữ Hán Việt (Annamese Chinese language) - ngôn ngữ mẹ đẻ ban đầu của họ.
Người Kinh tại Việt Nam cũng như người Hán ở Đài Loan và Singapore - nơi người Hán trở thành dân tộc đa số tại một quốc gia độc lập sau vài đợt sóng di cư. Ba đợt di cư đầu tiên của người Hán được gọi là Kinh trong khi những người Hoa mới di cư trong đợt thứ 4 được gọi là Hoa.
Người Kinh là một nhóm phụ trong nhóm người Hán cũng như người Quảng Đông, Phúc Kiến, Khách Gia, Ngô,... - những nhóm người di cư tới miền Nam Trung Quốc bởi chiến tranh tại miền Bắc và trở thành dân tộc đa số tại miền Nam Trung Quốc vào cuối thời Đường. Nói cách khác, hiện tượng này không chỉ ở riêng Việt Nam mà còn diễn ra ở miền Nam Trung Quốc.
Đọc thêm: