Lịch sử là bài học của tiền nhân
Câu chuyện hôm nay không phải bắt đầu từ sự kiện Đại Sứ Quán Mỹ đăng và gỡ bức bản đồ có 2 quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, cũng sẽ không...
Câu chuyện hôm nay không phải bắt đầu từ sự kiện Đại Sứ Quán Mỹ đăng và gỡ bức bản đồ có 2 quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, cũng sẽ không phải bắt đầu từ một ngày tháng 1 cách đây 46 năm, ngày 19/01/1974 – Hải chiến Hoàng Sa. Nó sẽ bắt đầu từ trước đó 2 năm tại Bắc Kinh, chuyến thăm lịch sử của tổng thống thứ 37 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Richard Nixon đến Bắc Kinh năm 1972 gặp Mao Trạch Đông. Một cuộc gặp mà theo lời của kể của cố vấn an ninh Mỹ khi ấy là Henry Kissinger thì “Đã có những cuộc biểu tình ở đồng minh Việt Nam, ngay tại thủ đô Hà Nội để phản đối cuộc gặp này.”
Hoàn cảnh của năm 1972 đó là như sau:
- Chiến tranh lạnh với 2 cực Đông – Tây giữa Mỹ và Liên Xô đã đi đến thập niên thứ 3. Tuy nhiên, trong nội bộ giữa những nước Cộng Sản chủ chốt là Liên Xô và Trung Quốc cũng đang hình thành mâu thuẫn.
- Mâu thuẫn đó bắt đầu từ vấn đề ý thức hệ giữa Mao Trạch Đông và Stalin. Khi Liên Xô coi công nhân thành thị là lớp chủ chốt. Còn Mao đáp lại ở Trung Quốc nông dân là chủ chốt. Theo thời gian, mâu thuẫn nảy sinh, dù cả hai cùng đồng ý với vấn đề viện trợ Việt Nam và đối địch với Mỹ nhưng sự "bằng mặt không bằng lòng" đang dần biến thành hành động. Mọi thứ lên đến đỉnh điểm vào năm 1969 khi quân đội hai nước dàn trận ở dọc biên giới.
- Mỹ với “bộ não” chính trị thiên tài của Henry Kissinger đã nhìn ra được điều ấy. Và bằng sự táo bạo tuyệt vời khi phân tích sự cần nhau giữa các bên, người đàn ông Do Thái này đã thúc được một đòn bên dưới mối quan hệ Trung-Xô.
- Những cuộc gặp giữa Kissinger với Chu Ân Lai cùng câu chuyện “ngoại giao bóng bàn” nổi tiếng vào năm 1971 đã dọn đường cho cuộc gặp Nixon-Mao chấn động sau đó một năm. Cuộc gặp sẽ quyết định vận mệnh cho Đài Loan, Việt Nam và tình hình các nước lớn trên thế giới vào thời điểm đó.
- Mâu thuẫn đó bắt đầu từ vấn đề ý thức hệ giữa Mao Trạch Đông và Stalin. Khi Liên Xô coi công nhân thành thị là lớp chủ chốt. Còn Mao đáp lại ở Trung Quốc nông dân là chủ chốt. Theo thời gian, mâu thuẫn nảy sinh, dù cả hai cùng đồng ý với vấn đề viện trợ Việt Nam và đối địch với Mỹ nhưng sự "bằng mặt không bằng lòng" đang dần biến thành hành động. Mọi thứ lên đến đỉnh điểm vào năm 1969 khi quân đội hai nước dàn trận ở dọc biên giới.
- Mỹ với “bộ não” chính trị thiên tài của Henry Kissinger đã nhìn ra được điều ấy. Và bằng sự táo bạo tuyệt vời khi phân tích sự cần nhau giữa các bên, người đàn ông Do Thái này đã thúc được một đòn bên dưới mối quan hệ Trung-Xô.
- Những cuộc gặp giữa Kissinger với Chu Ân Lai cùng câu chuyện “ngoại giao bóng bàn” nổi tiếng vào năm 1971 đã dọn đường cho cuộc gặp Nixon-Mao chấn động sau đó một năm. Cuộc gặp sẽ quyết định vận mệnh cho Đài Loan, Việt Nam và tình hình các nước lớn trên thế giới vào thời điểm đó.
Kết quả: tuyên bố chung Thượng Hải được đưa ra, với điều quan trọng nhất là hai bên cùng thống nhất Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Tuy nhiên, người Mỹ cũng có các cách cài cắm riêng để dù không cho Đài Loan độc lập nhưng vẫn được bán vũ khí cho Đài Loan và ngăn chặn việc dùng vũ lực trên hòn đảo này. Hoa Kỳ có thêm một đối trọng ở ngay sau lưng Liên Xô. Và Bắc Kinh trở thành một phương án giải quyết cho chuyện đau đầu của Hoa Kỳ lúc ấy: chiến tranh Việt Nam mà Mỹ đang sa lầy.
Từ Hà Nội, cố tổng bí thư Lê Duẩn theo sát cuộc gặp này. Về tình cảm, Việt Nam với mối quan hệ nồng ấm với Trung Quốc suốt mấy thập kỷ qua, giờ cảm thấy đang bị phản bội qua cái cách đồng minh đi gặp kẻ thù ngay sau lưng họ. Tổng bí thư Lê Duẩn cảm thấy được Trung Quốc đang đem Việt Nam ra “đổi chác” với những đòi hỏi ngoại giao mà Hoa Kỳ đang muốn.
Sau này vợ ông là bà Nguyễn Thụy Nga kể lại, khi Chu Ân Lai sang gặp Lê Duẩn. Ông đã nói: “Các đồng chí đã bán đứng chúng tôi. Các đồng chí lấy xương máu của dân tộc Việt Nam để trả giá với Mỹ. Chúng tôi biết nhưng chúng tôi không sợ, chúng tôi sẽ đánh đến cùng và nhất định chúng tôi sẽ thắng.” (Tôi, Dũng Phan khi đọc đến đây cũng không khỏi sôi sục bầu máu nóng vì những lời của ông ngày xưa).
Nhưng không chỉ Hà Nội mới khó chịu vì cuộc gặp này. Từ Sài Gòn, cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng lờ mờ một cảm giác không ổn đang diễn ra. Bởi cần nhớ cho sự tồn tại của Sài Gòn mà Mỹ đã không tiếc tiền và xương máu để viện trợ, chính là để thực hiện thuyết domino của Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã đề ra vào năm 1954. Eisenhower cho rằng "Cũng giống như những quân cờ domino, nếu sau khi Trung Quốc rồi Việt Nam đã về tay Cộng Sản, thì Đông Dương cũng sẽ bị cộng sản hóa, rồi Đông Nam Á, rồi cả Ấn Độ." Và Mỹ muốn chặn đứng quân cờ này từ phía Nam Việt Nam. Sài Gòn vì vậy trở thành “tiền đồn của thế giới tự do”.
Điều đó cũng có nghĩa là nếu đặt ngược lại vấn đề, trong trường hợp Bắc Kinh và Washington thỏa thuận không ai đụng đến ai, cùng chặn sự bành trướng hóa của Liên Xô, thì thuyết domino đương nhiên cũng không tồn tại nữa. Đồng nghĩa với sự tồn vong của chế độ Sài Gòn là không cần thiết với Mỹ.
8 tháng sau khi Nixon và Mao Trạch Đông gặp nhau, Trung Quốc được thay Đài Loan ngồi vào chiếc ghế phủ quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.
3 tháng sau khi Trung Quốc ngồi vào chiếc ghế đó, những chiếc máy bay B52 được ném xuống Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh phía Bắc.
Ngày 26/05/1972, Liên Xô và Hoa Kỳ ký hiệp ước chống tên lửa đạn đạo lịch sử. Lúc này, vai trò của Việt Nam càng ngày càng giảm. Không chỉ vai trò của miền Nam, mà còn của cả Miền Bắc.
1 tháng sau sau B52, ngày 27/01/1973 hiệp định Paris được ký kết. Mỹ hoàn toàn rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Nhưng Lê Đức Thọ đã gài được Kissinger một câu rất quan trọng, đó là “giải giáp quân sự tại chỗ”. Khi ấy quân đội miền Bắc đã ở trong lòng miền Nam. Nguyễn Văn Thiệu rất tức giận, nhưng Mỹ đã phớt lờ điều này. Về sau, một đoạn ghi âm sau này được tiết lộ đã chứng minh cho những tính toán của Mỹ:
Kissinger nói:
“Nhưng tôi thấy Thiệu nói đúng đấy, điều khoản của ta sẽ đẩy Thiệu vào đường cùng”.
Nixon đã trả lời lại:
“Nếu nó (chỉ Việt Nam Cộng Hòa) dễ sụp như vậy thì cứ để nó sụp. Phải nhớ rằng, ta không thể cho nó bú mớm mãi được, nó lớn rồi.”
“Nhưng tôi thấy Thiệu nói đúng đấy, điều khoản của ta sẽ đẩy Thiệu vào đường cùng”.
Nixon đã trả lời lại:
“Nếu nó (chỉ Việt Nam Cộng Hòa) dễ sụp như vậy thì cứ để nó sụp. Phải nhớ rằng, ta không thể cho nó bú mớm mãi được, nó lớn rồi.”
Nixon trong các cuộc điện đàm với Kissinger cũng hay lặp lại câu từ “Đôi khi phải suy nghĩ máu lạnh.”
Ngày 19/01/1974, hải chiến Hoàng Sa nổ ra.
Như thường lệ, trước khi súng nổ thì ngoại giao đi trước. Tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, cánh tay mặt của Kissginger là Winston Lord đã tới gặp đại sứ Trung Quốc Hoàng Hoa tại Liên Hiệp Quốc, trao một “bức điện miệng” như sau: “Hải quân Mỹ sẽ được lệnh ở lại tại khoảng cách mười hai dặm kể từ quần đảo Hoàng Sa.”
Sáng 16/01/1974, tàu cá Trung Quốc xuất hiện tại Hoàng Sa.
Sáng 17/01/1974, hai tàu chở quân Trung Quốc đang lên đảo và cắm các lá cờ của Trung Quốc.
Hạm trưởng HQ16, Trung tá Lê Văn Thự, cho quân lên đảo, nhổ cờ Trung Quốc thay bằng cờ Việt Nam Cộng Hòa.
Từ Sài Gòn, Bộ Tư lệnh Hải quân phái Khu trục hạm Trần Khánh Dư của Trung tá Vũ Hữu San ra bảo vệ đảo. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng 1 bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 18/01/1974, Đại tá Hà Văn Ngạc lên tuần dương hạm Trần Bình Trọng trực chỉ Hoàng Sa. Cùng đi có Hộ tống hạm Nhật Tảo của Thiếu tá Ngụy Văn Thà.
Sáng 19/01/1974, các chiến hạm của đôi bên bắt đầu nổ súng vào nhau. Cuộc chiến không cân sức. Những người lính tàu HQ16 đã cùng cất vang bài hát “Việt Nam, Việt Nam” trong suốt quá trình chiến đấu.
Hộ tống hạm Nhật Tảo bị chìm, Thiếu tá Ngụy Văn Thà cùng với hai mươi bốn chiến sỹ khác hy sinh, hai mươi sáu chiến sỹ mất tích.
Bài hát “Việt Nam, Việt Nam”, cùng những cái tên như khu trục hạm Trần Khánh Dư, tuần dương hạm Trần Bình Trong, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt, như muốn nói với thế hệ sau rằng Nam hay Bắc đều cùng một cội.
Trong suốt cả quá trình từ gây hấn, bắn nhau đến khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Hạm đội 7 của Mỹ cách đấy không xa đã hoàn toàn im lặng chứng kiến cảnh các đồng minh của mình gục ngã, mà không có một phản ứng nào.
“Khoan nói chuyện quân Việt Nam Cộng hòa tan vỡ vội. Cuộc chơi của chúng ta lớn nhiều. Chúng ta chơi với Bắc Kinh, Maxcova, và còn bầu cử nữa.” (Richard Nixon điện đàm cho Henry Kissinger).
Tháng 4/1975, đại tướng Võ Nguyên Giáp không lặp lại sự ngây thơ cũ của miền Bắc với Hoàng Sa nữa. Từ Hà Nội, ông lệnh cho cánh tay trái của mình là đại tướng Lê Trọng Tấn khi đó đang ở Đà Nẵng tiến hành giải phóng các đảo, đặc biệt là Trường Sa. Cuối cùng, Việt Nam đã giữ được Trường Sa.
Ôn chuyện xưa là để nói chuyện nay. Đại sứ quán Mỹ đăng bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa, Trường Sa trong bài viết nhìn lại 25 năm quan hệ đối tác Việt Nam - Mỹ, rồi sau đó … xóa mất 2 quần đảo ấy. Đương nhiên tôi cũng như các bạn. Ban đầu vui vì nghĩ là họ ủng hộ mình, rồi sau đó lại giận giữ. Và cảm xúc của tôi, của bạn, của tất cả chúng ta là một cảm xúc có truyền thống, thuộc về dân tộc tính.
Nhưng thời đại đổi thay, và bài học lịch sử còn nằm yên đó, tấm gương tày liếp vì niềm tin ngây thơ vào những cường quốc còn ở đó. Khi soi trong tấm gương lịch sử, và bạn thoải mái nhìn lại rồi nhún vai “Ồ, bọn cường quốc nó thế. Tin làm gì? Quan trọng là mình, và sức mạnh của chính mình mà thôi.”
Đấy là tất cả những gì tôi muốn nói trong bài viết hôm nay.
Dũng Phan - 22/09/2020
Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn và thể hiện quan điểm của cá nhân Dũng Phan!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất