Vào đầu năm 1972, Stanley Cloud, người mà sau này trở thành Chánh văn phòng tạp chí Time, đã viết một mẩu tin ngắn trên trang tin tức nội bộ của công ty với tiêu đề “Right, An”  - nói về lý lịch của một người đàn ông có tên Pham Xuan An, người đã cộng tác cho Time từ năm 1966 và được tuyển dụng chính thức vào năm 1969. Ông là người Việt Nam đầu tiên trở thành nhân viên chính thức cho một cơ quan báo chí của Mỹ viết về chiến tranh Việt Nam.
“Có lẽ đây là một sự tiết lộ bí mật, nhưng tôi có thể nói là Pham Xuan An là một vũ khí bí mật của hàng dài phóng viên ra vào Saigon, bao gồm cả những nhân viên của TIME lúc đó” Cloud viết “ Mặc dù anh ấy rất ít khi tự viết bài, nhưng những nghiên cứu sâu sắc, và hiểu biết ấn tượng cũng như quá khứ của anh, đã đóng vai trò quan trọng trong mọi bài viết của các phóng viên lúc đó tại tòa soạn”
Ông Ẩn tiếp tục làm việc cho TIME đến ngày kết thúc của chiến tranh. Khi các nhân viên của TIME di tản trước sự kiện ngày 30/4/1975, anh ấy là một trong những người đã ở lại. Một mẩu tin được viết bởi máy Telex vài giờ sau khi toàn bộ nhân viên đã di tản xong với nội dung “Đây là Phạm Xuân Ẩn. Toàn bộ phóng viên viên người Mỹ đã di tản vì có tình huống khẩn cấp xảy ra. Văn phòng Time lúc này được điều hành bởi Phạm Xuân Ẩn”. Nhiều năm trước, vào năm 2006, khi ông Ẩn mất ở tuổi 79, Cloud đã tưởng niệm ông như một nhà báo hạng nhất trong một nụ cười thư thái.
Cloud không phải người duy nhất không phát hiện ra bí mật của ông Ẩn. “Ông ấy là một người học thức, yêu chó yêu chim, nghiện thuốc lá, cực kì thông minh và chúng tôi nghĩ ông đúng là một nhà báo xuất sắc”, Peter Ross Range, 73 tuổi, người đã từng làm Chánh văn phòng tạp chí Time vào năm 1975. “Nhưng Ẩn khá là bí ẩn. Anh ấy có thể biến mất vài ngày vào một thời điểm nào đó và không ai biết anh ấy ở đâu. Dĩ nhiên giờ thì chúng ta ai cũng biết rồi”

Đọc thêm:

Ông Ẩn, hóa ra, lại không chỉ đơn thuần là một nhà báo.
Trước và trong thời gian làm việc cho Time, ông ấy là một sĩ quan tình báo của chính quyền cộng sản Bắc Việt * (Mình dịch nguyên văn Communist North Vietnam). Những nghiên cứu của ông cho tạp chí của Mỹ mà ông đang làm việc đồng thời cũng được gửi đến những người mà Mỹ chiến đấu chống lại họ.
Và đó không phải toàn bộ bất ngờ. Điều có lẽ nổi bật nhất trong câu chuyện của Phạm Xuân Ẩn chính là những điều tốt đẹp mà đồng nghiệp cũ vẫn dành cho ông.
Câu chuyện về ông ấy rất phức tạp. Lúc đầu, ông ấy hợp tác với Việt Minh vào những năm 1940. Sau đó, ông ấy hoạt động tình báo cho cả phía quân đội Nam Việt Nam và CIA ( lời người dịch : Thực ra ông Ẩn từng làm việc cho cơ quan mật vụ của Trần Kim Tuyến dưới thời Ngô Đình Diệm, nhiệm vụ là đào tạo và theo dõi các mật vụ của cơ quan này được cài vào các cơ quan như Việt Tấn Xã hoặc gửi ra nước ngoài, ông Ẩn chưa từng cộng tác trực tiếp với CIA). đồng thời ông ấy cũng hoạt động trong nhóm những người chống lại sự chiếm đóng của Mỹ trong suốt thời gian đó. Ông ấy học về báo chí tại Mỹ vào những năm 1950, và làm thực tập tại tờ báo Sacramento Bee trước khi trở lại Việt Nam, tại đây ông bắt đầu làm việc cho các cơ quan báo chí Mỹ gần như ngay lập tức. “Nhà báo là một vỏ bọc hoàn hảo cho điệp viên” - Thomas Bass, tác giả cuốn năm xuất bản 2009 tên The Spy Who Loved Us, một cuốn sách nói về Ẩn.
Mặc dù vợ và 4 người con của ông di tản qua Mỹ vào cuối cuộc chiến, ông ấy đã sớm đưa họ trở lại quê hương. Trong khoảng thời gian đó, nghi ngờ đã nổi lên trong số những bạn bè người Mỹ của ông, và điều đó được xác nhận vào những năm 1980. Ông Ẩn được vinh danh tại quê nhà là Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân.
Ông Ẩn chưa bao giờ nói dối, Bass nói, ông ấy luôn luôn nói chuyện một cách thẳng thắn. Vì thế, ông ấy có được sự kính trọng từ phía các đồng nghiệp. Rất nhiều người bạn của ông tại Time gặp ông ấy trong những chuyến thăm Việt Nam sau này, và rất nhiều trong số đó, bao gồm cả Stanley Cloud, sau này đã hỗ trợ để con ông Ẩn được du học tại Mỹ.
“Ông ấy là một người tuyệt vời. Quá tuyệt vời” , Cloud nói ở tuổi bảy tám, “phản ánh câu chuyện của thời đại đó. Khi tôi phát hiện ra mọi chuyện, tôi chỉ bất ngờ chứ không hẳn là kinh ngạc, bạn hiểu tôi nói gì chứ”.
“Tôi không nghĩ anh ấy cố tình đưa cho chúng tôi những thông tin sai lệch. Đó là cách anh ấy tồn tại. Anh ấy sẽ bị giết nếu nói ra sự thật” - Roy Rowan, nay đã 95 tuổi, một nhân viên làm việc nhiều năm tại TIME và LIFE, người đã làm việc tại Saigon cho đến khi chiến tranh kết thúc. Rowan nhớ lại về buổi nói chuyện dài 3 tiếng đầy cảm xúc với ông Ẩn khi mà Rowan cố gắng thuyết phục ông di tản cùng với những người khác. Ông Ẩn nói ông ấy phải ở lại để chăm sóc người mẹ già của mình.

Đọc thêm:

Người viết tiểu sử của ông Ẩn cũng không thể tìm được bằng chứng là ông đã nói dối “Tôi đã muốn tìm được bằng chứng về việc những câu chuyện bị làm sai lệch, nhưng tôi không thể” - Larry Berman, tác giả của cuốn sách tiểu tử Perfect Spy đã nói, và ông cũng lưu ý rằng câu chuyện của ông Ẩn được chuyển thành một phim tài liệu dài 32 tập trên truyền hình.
Thực tế, có vẻ như sự việc có một điệp viên làm việc trong tổ chức đã giúp TIME đưa tin về cuộc chiến tranh chính xác hơn. Cloud nhớ lại quãng thời gian diễn ra Hội nghị Paris, khi mà chánh văn phòng tòa báo Newsweek tại Sài Gòn khoe khoang về việc có bản kế hoạch hòa bình chi tiết, TIME đã hỏi Ẩn thử kiếm xem có gì để đăng không. Ông Ẩn đã mang về một bản tóm lược kế hoạch. Và bài báo của TIME được lên trong tuần, Cloud nhớ lại, nó chính xác hơn bài của Newsweek.
Dĩ nhiên, cũng có những lời dèm pha về ông Ẩn. Cloud nhớ lại, ví dụ như Murray Gart, lúc đó là Tổng biên tập tạp chí TIME, cảm thấy hoàn toàn bị phản bội bởi ông Ẩn. (Gart đã qua đời vào năm 2004). Berman tâm sự cuốn sách của ông bị chỉ trích vì họ cho rằng ông quá cảm thông. Trọng tâm của vấn đề là sự xuất hiện của ông Ẩn không gây nguy hiểm cho những đồng nghiệp của ông - ông đã can thiệp vào ít nhất một trường hợp để giữ cho phóng viên của TIME được an toàn trong khi thông tin mà ông có thể cung cấp cho phía bên kia hoàn toàn có giá trị về mặt quân sự. “Có phải hoạt động của ông Ẩn trực tiếp gây ra cái chết của những binh lính Mỹ ? và nếu vậy, chúng ta có phải suy xét lại về tình cảm của mình dành cho Phạm Xuân Ẩn”. Range đã trả lời “Cá nhân tôi cho rằng ông Ẩn là một người tuyệt vời - nhưng ông ấy đã tạo ra những tình huống mà có lẽ đã giết chết nhiều thanh niên phe chúng ta, và dĩ nhiên anh ấy cố tình làm việc đó. Và nếu đó là điều anh đã làm trong quá khứ, tôi sẽ suy nghĩ lại”.
Khi Range biết sự thật về đồng nghiệp cũ của mình, ông ấy cảm thấy “mất niềm tin, sốc nhưng không giận dữ”. Ông ấy nói “Mọi thứ đã lộn tùng phèo. Nhưng có lẽ nó cũng giống những chuyện bất thường kỳ lạ khác vào thời đó”.
Berman nói điều đó không có gì đáng ngạc nhiên, 40 năm sau, câu chuyện về Phạm Xuân Ẩn không bị nhìn nhận bởi những người bạn cũ là sự phản bội. Ông Ẩn yêu nước Mỹ, đánh giá cao sự tự do báo chí, được kính trọng bởi đồng nghiệp, nhưng ông ấy yêu đất nước của mình trên hết, và mong muốn nó được độc lập.
Ngày nay, hầu hết người Mỹ nhìn nhận cuộc chiến theo cách mà ông Ẩn đã làm, đồng ý với ông ấy rằng sẽ tốt hơn nếu người Mỹ rút về nước.
“À mặc dù, một cách ngây thơ mà nói, khi cuộc chiến kết thúc có có lẽ sẽ như kết thúc của cuộc Nội chiến Mỹ, khi Lincoln nói “ không có ác ý với bất kì ai”, Berman nói rằng “Mọi người coi ông là biểu tượng của chiến tranh, nhưng thực ra ông là biểu tượng của hòa bình”.
Tác giả Lili Rothman, viết ngày 29/4/2015.