Lịch sử Việt Nam trải dài qua hàng năm vận động và phát triển, cùng với đó, các tộc người song hành bước đi tô điểm màu sắc cho những trang sử về sự thống nhất trong đa dạng. Cần phải nói, từ khởi thuỷ tới ngày nay, các tộc người hay dân tộc sinh sống ở Việt Nam thay đổi số lượng liên tục bởi các quá trình thiên di, hay phân ly hoặc tích hợp. Tuy nhiên, để cho chính xác, hiện nay Nhà nước Việt Nam đã công bố và xác định rõ ràng ở trên đất nước, lãnh thổ tồn tại 54 tộc người sinh sống được phân bổ trải dài khắp bản đồ hình chữ S, hai dấu chấm. Trong đó, đặc biệt phải nhắc đến tộc người Kinh chiếm đa số và là thành phần dân cư chủ yếu trong mật độ phân bố dân số tại Việt Nam. Hơn nữa, sự nắm quyền lãnh đạo trong hệ thống cơ quan quản trị của Nhà nước càng khiến vai trò quan trọng của tộc người này. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta thường không mấy mặn mà về các kiến thức về các tộc người, đặc biệt là tộc người Kinh (chiếm đa số) huống chi là các dân tộc thiểu số. Vì vậy, bài viết này mình xin thực hiện tập trung tìm hiểu rõ về nguồn gốc lịch sử, hiện trạng phân bổ và đặc điểm của người Kinh nhằm cung cấp góc nhìn tổng quát cho người Kinh hiểu nguồn gốc người Kinh và hơn nữa, mặt khác phần nào lý giải được tại sao người Kinh phân bổ dân cư rộng rãi và đông đảo khắp đất nước này.
nguồn ảnh: lyluanchinhtri.vn
nguồn ảnh: lyluanchinhtri.vn
Đầu tiên, ta cần làm rõ khái niệm tộc người, đó là
cộng đồng có chung ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác dân tộc.
[1]
Về nguồn gốc lịch sử, rất nhiều quan điểm được đưa ra để xác minh nguồn gốc tộc người Kinh ở Việt Nam. Một số quan điểm như của tác giả Hoàng Thế Kiệt, là Nghiên cứu viên Đại học Dân tộc Quảng Tây, thuộc nhóm giữ quan điểm cho rằng người Kinh Việt Nam có nguồn gốc là người Lạc Việt cổ ở Trung Quốc. Phản biện lại, GS Đặng Nghiêm Vạn cho rằng, các tộc người – dân tộc ở Việt Nam ra đời từ thời kì xuất hiện nhà nước Văn Lang, do các vị vua Hùng cai trị.[2] Ở đó, bao gồm hai tộc người chính là Âu Lạc và Lạc Việt. Hai nhóm tộc người này có mối quan hệ mật thiết với tộc người Kinh ngày nay. Rõ ràng rằng, theo các nhà dân tộc học, xét theo các tiêu chí xác định tộc người như khái niệm trên mà đặc biệt là yếu tố ngôn ngữ thì ở Việt Nam tồn tại ba nhóm ngôn ngữ chủ yếu, đó là: ngôn ngữ Nam Á, Nam Thái và Hán – Tạng. Trong đó, nhóm ngôn ngữ Nam Á được chia thành hai dạng cư dân chính là cư dân Môn – Khơme và cư dân Việt – Mường. Nhìn sâu hơn, cư dân Việt – Mường chia ra 4 nhóm tộc người là: Kinh, Mường, Thổ , Chứt. Vì vậy, khi xem xét lịch sử tộc người Kinh thì ta nhất định phải đi tìm hiểu lịch sử chung, khách quan nhất về cư dân Việt – Mường.
Cư dân Việt – Mường được xác định là xuất hiện khắp lục địa Đông Nam Á. Đặc biệt, ở Việt Nam, nhóm cư dân này được cho rằng có mặt ở tây Nghệ - Tĩnh chuyển dịch ra Bắc hoặc họ là một bộ phận cùng tổ tiên với cư dân Môn – Khơme. Thêm vào đó, họ cũng là một bộ phận ở vùng núi kết hợp với ngôn ngữ văn hóa nhóm Tày – Thái. Từ đó, sự tiếp biến văn hóa hai hoặc ba tộc người nói trên tạo thành nhóm tiền Việt – Mường. Theo dòng chảy của thời gian và những sự kiện lịch sử tác động, cư dân Việt – Mường có sự thay đổi rõ rệt. Điều này được biểu hiện qua quá trình Bắc thuộc lần thứ nhất của Trung Quốc, khi các chính sách Hán hóa áp đặt lên cộng đồng cư dân Việt – Mường và dẫn đến kết quả là sự tách dần tộc người Kinh (Việt) ra khỏi nhóm cư dân này.
Tộc người Kinh có đủ tiềm lực và sức mạnh thiết lập quân chế, thể chế kinh tế - xã hội. Từ đó, họ kết hợp với các hệ tư tưởng phù hợp được học hỏi từ Trung Quốc như Nho - Lão - Đạo xây dựng bộ máy chính trị tập quyền phong kiến. Điều này đồng nghĩa với xuất hiện các chính sách của người Kinh với các dân tộc thiểu số khác trong phạm vi lãnh thổ bộ máy phong kiên cai trị. Ban đầu, sau những lần trỗi dậy dành chính quyền từ tay sai cai trị các phiên của Trung Quốc như các cuộc nổi dậy kiểu mẫu Hai Bà Trưng. Sau đó, các triều đình như Ngô quyền và Đinh Bộ Lĩnh dường như chưa mấy mặn mà trong việc phát triển các chính sách thể hiện cách thức quan tâm đối với tộc người thiểu số khác. Nhìn chung, giai đoạn này họ chỉ quan tâm đến tộc người thiểu số bởi hai yếu tố là: (1) vì 1 nền độc lập quốc gia (đoàn kết, quan tâm tạm thời nhằm mục tiêu chính trị chống phương Bắc) (2) để củng cố nhà nước độc lập vừa mới giành được (các nhà nước xuất hiện từ thế kỉ X). Sự quan tâm sâu sắc thực sự của nhà nước phong kiến Việt Nam dành cho các tộc người thiểu số được xác định từ bước ngoặt từ giai đoạn nhà Lý - Trần trở đi. Bởi, lúc này giai cấp thống trị thực hiện xây dựng bộ máy trung ương tập quyền hoàn chỉnh, cần sự thống trị toàn năng về quyền lực vào phần trung ương nhà nước, cụ thể là Thiên Tử. Do đó, các thành phần tộc người thiểu số buộc phải quy thuận có chủ ý từ các chính sách từ triều đình phong kiến, các chính sách đối với tộc người thiểu số thời kì này được xem là "trọng yếu". Nhà Trần sử dụng chính sách "an dân, vỗ về, thu phục" vừa cứng vừa mềm khi thực hiện, cứng ở chỗ có thể thực hành quân sự nếu có sự kháng cự và mềm ở nhiều điểm như: ban thưởng các người lãnh đạo tộc người thiểu số, giảm thuế và cử quan tới cai trị, cho người Kinh ăn, mặc và ở cùng họ. Nhìn chung, giai đoạn Lý - Trần bắt đầu quan tâm hơn tới các chính sách với tộc người thiểu số với việc sử dụng hôn phối liên tộc người, phong quan và đặc biệt là chính sách "ky mi" - rằng buộc lỏng lẻo với họ.
ng uồn ảnh: vovankienthuc.com
ng uồn ảnh: vovankienthuc.com
Hiện nay, tộc người Kinh sinh sống chủ yếu xuyên suốt lãnh thổ Việt Nam với mật độ phân bố đông đảo tại các vùng đồng bằng. Trong đó, nổi bật nhất là quá trình thiên di của Nguyễn Hoàng sang phía Nam dưới sự truy sát của triều đình Vua Lê chúa Trịnh. Qua thời gian định cư phương Nam, thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh mở ra một sự chuyển dịch nơi ở lớn nhất trong lịch sử dân tộc Việt khi có nhiều quá trình diễn ra về sự tích hợp, phân ly giữa các tộc người. Đặc biệt hơn cả, giai đoạn Quang Trung thống nhất đất nước và tồn tại nhà nước phong kiến đã có những sự ban hành, điều chỉnh đối với tộc người thiểu số, mang tính cách mạng về tư duy phát triển. Triều đại ngắn ngủi này đã bắt đầu phát triển kinh tế cửa khẩu, giao thương cho người dân tộc ở biên giới. Sau khi triều đại của Nguyễn Huệ sụp đổ do sự quay lại của Nguyễn Ánh thì các chính sách phát triển tộc người thiểu số vẫn đặc biệt được lưu tâm. Ngày nay, trong thời đại và bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra sâu rộng, người Kinh đã có những sự tiến bộ hơn về văn minh khi nhìn nhận đối với các dân tộc khác. Họ bắt đầu mở rộng hôn nhân và tiến hành định cư rộng rãi ở các vùng núi nhiều tìm kiếm kế sinh nhai, hoặc do sự đô thị hoá đẩy họ rời bỏ thành phố đến vùng nông thôn, núi đá. Ngoài ra, những khoảng cách biên giới lãnh thổ dần bị phai mờ bởi những yếu tố phi truyền thống được tạo ra bởi toàn cầu hóa – xuyên quốc gia. Những sự kết hôn ngoài quốc gia và sự dịch chuyển do làm ăn, buôn bán cũng khiến cộng đồng người Kinh định cư ở các nơi như: Campuchia, Lào và Trung Quốc. Hơn nữa, vấn đề này còn được nhân rộng do những chính sách ngoại giao giữa nhà nước trong bối cảnh chủ nghĩa đa phương. Các quốc gia thúc đẩy hợp tác nhân dân cũng khiến cơ hội được định cư không chỉ của tộc người Kinh  mà các tộc người khác trên lãnh thổ Việt Nam có tiềm năng sinh sống dài hạn hoặc trở thành công dân ở một nước thứ hai.
Nhìn chung, với bối cảnh ngày nay và qua phần phân tích trên, sự phân bổ dân cư của tộc người Kinh diễn ra mạnh mẽ trên khắp thế giới có thể cho chúng ta những đặc điểm chung nhất về điều kiện phân bổ đó là: vai trò của thế giới, nhà nước Việt Nam và của chính ý thức bản thân dân tộc đó.
Thứ nhất, vai trò tất yếu của bối cảnh thế giới, tộc người Kinh là tộc người với số lượng đông đảo và sinh sống chủ yếu trên Việt Nam cũng buộc phải đi theo dòng chảy chung của thế giới và định hình bởi những đặc điểm này. Môi trường quốc tế tạo thuận lợi cho một không gian mở và các dân tộc dù nhỏ bé nhất cũng chịu tác động mạnh mẽ nhất. Một trong những biểu hiện rõ nhất là những ranh giới nhỏ bé về biên giới và khả năng du nhập thành phân lao động trẻ của các quốc gia già hóa dân số cũng kích thích sự phân bổ dân cư cua các dân tộc.
Thứ hai, vai trò của Nhà nước Việt Nam. Hiện nay, nhà nước được các nhà khoa học chính sách công nhận định rằng, đang đảm nhận vai trò "Nhà nước kiến tạo" vừa tạo cơ sở thuận lợi để kích thích nhân tố mới vừa kìm hãm sự phát triển vượt ngưỡng phạm vi cho phép. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thiên di của một dân tộc, khi việc di chuyển hay định cư ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài địa phận dân cư của mình sinh sống phải có sự điều chỉnh trực tiếp từ phía Nhà nước. Việc không chấp hành sự điều chỉnh thì nhà nước dễ dàng sử dụng những công cụ trấn áp hợp pháp nhằm thi hành đúng chuẩn mực của xã hội công dân.
Thứ ba, vai trò của chính dân tộc đó. Không ai có thể quyết định nơi mình sống và hoàn cảnh mình sống nhưng theo sự phát triển lâu dài họ có thể đi tìm một hoàn cảnh mới tùy theo mong muốn và ý chí của họ. Tuy nhiên, sự di chuyển phải đấu tranh tự thân trong cơ thể họ chống chọi vùng đất địa lý khác nơi họ sinh ra và lớn lớn. Mặt khác, họ phải thực hiện xung đột với các dân tộc khác ở vùng lãnh thổ mong muốn định cư. Cho dù, vẫn có sự hoà hợp của dân tộc khi đến định cư bằng nhiều cách thức như hôn nhân nhà Mạc - tộc người Thái ở Cao Bằng. Thế nhưng, sự xung đột qua biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc dần dần sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ tiêu cực, có thể bằng chiến tranh. Ví dụ nữa về tộc người Mông do di cư muộn hơn nên họ bị đẩy lùi ở vùng địa lý kém phát triển hơn là cao nguyên đá Hà Giang. Tuy nhiên, họ vẫn có thể dịch chuyển nếu có động lực và mong muốn đổi mới. Điều này có thể lý giải rõ hơn bằng lịch sử qua các cuộc mở rộng chiến tranh của tộc người Kinh đối với các tộc người ở phía Nam hoặc cùng sinh sống và thống nhất văn hóa tộc người nhằm tìm kiếm nơi ở, sinh sống mới.
Tựu trung lại, từ lịch sử đến hiện tại, nguồn gốc hình thành và sự phân bổ của dân tộc Kinh ở Việt Nam rất đa dạng với nhiều quan điểm về nguồn gốc hình thành và sự mở rộng phân bổ khác nhau. Tuy nhiên, khi xem xét những bản chất riêng về nguồn gốc ta thấy có sự đồng nhất về cư dân Việt – Mường trong quá trình Hán hóa và dẫn đến sự hình thành tộc người Kinh. Tương tự vậy, sự phân bổ tộc người Kinh nếu xem xét trên các điều kiện cơ sở ta sẽ thấy những đặc điểm một cách chung nhất, tổng thể cho sự đa dạng này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Vương Xuân Tình, (2016), "Về tộc người và cộng đồng quốc gia - dân tộc ở Việt Nam hiện nay", tạp chí dân tộc học số 4, trg.4.
[2] Đặng Nghiêm Vạn, 2009: Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam đa tộc người, NXB ĐHQG, TP Hồ Chí Mình.
[3] Bài dịch rất hay của tác giả Cóc Cọc được đăng trên Spiderum vào năm 2018, phần nào sẽ cho các bạn thêm sự tổng quát về nguồn gốc người Kinh, link:
Đọc thêm: