*Một bài luận giữa kỳ nho nhỏ 
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT

  • Huyễn sử và lịch sử
Trong “Diễn ca lịch sử Việt Nam” chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Ngay chính chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đưa ra quan điểm của tầm ảnh hưởng và sự quan trọng về việc nghiên cứu, tìm hiểu nguồn gốc dân tộc của người Việt. Từ chính tư tưởng, hiểu về nguồn gốc của Hồ chủ tịch đã là nguồn động lực cực kì lớn cho những nỗ lực tìm tòi, khám phá của nhiều nhà khoa học trong việc xác định nguồn gốc của người Việt. Cũng từ đó mà nhiều giả thuyết về dân tộc Việt cũng được đưa ra để mang đến rất nhiều ý kiến về nguồn gốc dân tộc Việt. Có đủ các cách suy nghĩ về cội nguồn dân tộc không ngừng hình thành và tồn tại từ thuở ban đầu cho tới tận bây giờ. 
Theo Triết gia Kim Định cũng như một số nhân vật Văn hóa nổi tiếng Thế giới như Carl Jung, Mircea Eliade, Allace Cliff, Lauren Van Derpost…, khi muốn xây dựng một Nước, thì một Dân tộc phải trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn Huyền sử là Giai đoạn chuẩn bi tinh thần, văn hóa, giai đoạn này rất dài và rất quan trọng.  Giai đoạn Lịch sử là giai đoạn đem Tinh thần Văn hoá vào cuộc sống hàng ngày mà mưu phúc lợi cho toàn dân.
Giai đoạn Huyền sử là được xem là giai đoạn xây dựng Tinh thần Quốc gia Dân tộc. Những nhân vật xây dựng Tinh thần Dân tộc gọi là Nhân vật Huyền sử, Những Nhân vật này gọi là Huyền Tổ. 
Việt Nam có hai Nhân vật Huyền sử: Huyển Tổ Mẫu Âu Cơ và Huyền Tổ Phụ Lạc Long, hai Nhân vật này thăng hoa cuộc sống thành Tiên Rồng. Tiên / Rồng là cặp đối cực Dịch lý của Việt Nam, Dịch lý luôn mang lại sự Tiến bộ trong tình trạng Ổn định. Tiên tượng trưng cho lòng Nhân ái hay Nhân, Rồng tượng trưng cho Lý Công chính hay Nghĩa. Và khi Sống sao cho Nhân hay Nghĩa lưỡng nhất thì đạt Hùng hay Dũng. Hùng là sức manh Vật chất, Dũng là sức mạnh của Tinh thần. Khi toàn dân có Tinh thần Hùng Dũng thì mới có thể Đoàn kết để có đủ Nội lực hầu Dựng nước và Giữ nước. Đây là nền tảng Tinh thần của Dân tộc. 
Từ rất xa xưa việc xác định nguồn gốc người Việt chỉ dựa vào huyền thoại.
Giai đoạn Lịch sử. nhân vật đầu tiên quy tụ được toàn dân theo Tinh thần Dân tộc giúp toàn dân chung Lòng, chung Trí và góp Sức xây dựng nước được gọi là Quốc Tổ.  Tổng hợp giai đoạn lịch sử về vấn đề nguồn gốc của dân tộc Việt được thực hiện từ thế kỷ XV bởi các sử thần phong kiến trong cuốn “Đại Việt sử cuốn tòa thư” bởi nhóm tác giả Ngô Sĩ Liên. Trước đó, dù đã được văn bản hóa thành những công trình khác “Lĩnh Nam chích quái” những về hình thức nguồn gốc dân tộc Việt vẫn không thể thỏa mãn được những thức giả ở thời kì bấy giờ.
Vào những năm qua đã rất nhiều những ý kiến về nguồn gốc dân tộc Việt thì đã có một sự xuất hiện, sự đề xuất hay một sự lí giải của giáo sư Đào Duy Anh về vấn đề này. Từ sự tổng hợp mới mẻ, giáo sư Đào Duy Anh đã có những kết luận được xem là gần gũi với những kết quả được thu thập từ những ngày đầu thập kỉ.
Định nghĩa Dân Tộc Việt
Dân Tộc Việt có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, cụ thể:
Người Việt (người Kinh): là một dân tộc hình thành tại khu vực địa lý mà ngày nay là miền Bắc Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Đây là dân tộc chính, chiếm khoảng 86,2% dân số Việt Nam và được gọi chính thức là dân tộc Kinh để phân biệt với những dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Ngôn ngữ chính sử dụng là tiếng Việt theo nhóm Việt-Mường. Người Kinh sinh sống trên khắp toàn thể nước Việt Nam và một số nước khác nhưng đông nhất vẫn là các vùng đồng bằng và thành thị trong nước.
Dân tộc Việt Nam: Tại hội nghị trung ương mở rộng tháng 5 năm 1941, Đảng đã đưa ra khái niệm “Dân tộc” dùng để chỉ “Dân tộc Việt Nam” với phương châm: "phải vận dụng một phương pháp hiệu triệu hết sức thống thiết, làm sao đánh thức được tinh thần dân tộc xưa nay trong nhân dân (hơn hết là dân tộc Việt Nam)".
Có thể tóm lược lại, Dân tộc Việt là dân tộc bao gồm tộc người Kinh, mở rộng ra là toàn bộ 54 dân tộc anh em sinh sống trên mảnh đất Việt Nam cùng chia sẻ ngôn ngữ, văn hóa và niềm tự hào “dân tộc Việt Nam”.
  • Một số ý kiến về nguồn gốc dân tộc Việt
NGUỒN GỐC DỰA TRÊN TỔ TIÊN PHÍA BẮC (THUYẾT THIÊN DI)
Trong “Một giả thuyết về nguồn gốc người Việt dựa trên bằng chứng nhân chủng học phân tử” của Đỗ Kiên Cường, tác giả đưa ra luận điểm:
Thuyết thiên di xem người Việt có nguồn gốc từ Tây Tạng hoặc Hoa Nam. Dựa trên bằng chứng ngôn ngữ, một số học giả Pháp cho rằng người Việt có nguồn gốc từ Tây Tạng.
Giả thuyết nguồn gốc Bách Việt Hoa Nam được ủng hộ trên nhiều khía cạnh như truyền thuyết, thư tịch, khảo cổ… như truyền thuyết Hồng Bàng, các bộ sử thời Trần (Đại Việt sử lược), Lê (Đại Việt sử ký toàn thư), hay bộ lịch sử cổ đại Việt Nam của Đào Duy Anh, được in vào các năm 1957, 2005 và 2010. Gây chú ý gần đây là cuốn Nguồn gốc người Việt – người Mường của Tạ Đức, 2013. Theo Tạ Đức, người Mường, chủ nhân văn hóa đá mới Phùng Nguyên, có nguồn gốc từ người Mân Việt tại Phúc Kiến – Quảng Đông thiên di xuống khoảng 4.000 năm trước; còn người Việt là di dân gốc Lạc Việt từ Hồ Nam xuống Việt Nam thời đồng thau Đông Sơn 2.700 năm trước. Và do đó người Việt và người Mường không có nguồn gốc chung, như từng được quan niệm, cho dù tiếng Việt và tiếng Mường có thể chung một gốc. Theo Tạ Đức thì “khái niệm Việt – Mường chung chỉ là một khái niệm ngôn ngữ học và không thể chuyển sang một khái niệm dân tộc học”.
Về mặt nhân chủng, quan niệm truyền thống xem đại chủng Á có nguồn gốc phương Bắc, và sự thiên di xuống phía Nam góp phần tạo nên tiểu chủng Nam Á, trong đó có người Việt. Về mặt khảo cổ, bằng chứng thuần hóa lúa nước tại lưu vực sông Dương Tử 9.000 – 7.000 năm trước cho thấy, đây chính là nơi phát tán nông nghiệp, với các dòng thiên di liên tục xuống phía Nam. Bất cứ giả thuyết nào không phù hợp với các dòng thiên di tự nhiên này đều khó được chấp nhận. Do đó, để bác bỏ giả thuyết về nguồn gốc thiên di từ Hoa Nam của người Việt, cần bác bỏ các nền tảng nhân chủng và khảo cổ này.
Một số ý kiến cho rằng người Việt ngày nay có tổ tiên là nhóm người thuộc tộc Bách Việt mà cụ thể hơn là tộc người Lạc Việt.
Bách Việt: (chữ Hán: 百越/百粵; bính âm: bǎi yuè) là một thuật ngữ lỏng lẻo do người Trung Quốc đặt ra để chỉ các dân tộc cổ chưa bị Hán hóa hoặc bị Hán hóa một phần đã từng sống ở vùng đất mà ngày nay thuộc lãnh thổ phía nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam giữa thiên kỷ II TCN và đầu thiên niên kỷ I CN. Đây cũng là từ cổ chỉ vùng đất mà các dân tộc này đã sinh sống. Trong tiếng Trung Quốc cổ, các chữ (越, 粵, 鉞) đã thường được dùng thay thế nhau cho nghĩa "Việt". Từ Bách Việt lần đầu tiên thấy chép là trong Sử Ký (Ngô Khởi Truyện) của Tư Mã Thiên hoàn thành năm 91 TCN. Đại Việt sử ký toàn thư (cuốn quốc sử nước Việt viết thời Hậu Lê) có nhắc đến truyền thuyết Kinh Dương Vương là vua đầu tiên của Bách Việt, cai trị từ khoảng năm 2879 TCN. Địa bàn của nước Việt dưới thời vua Kinh Dương Vương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay), tức là bao trùm toàn bộ các vùng đất của các bộ tộc Bách Việt. Ông lấy con gái vua hồ Động Đình tên là Thần Long sinh được một con trai đặt tên là Sùng Lãm, nối ngôi cha và xưng là Lạc Long Quân, được coi là quốc tổ của người Việt hiện nay. Tuy nhiên, đây chỉ là truyền thuyết chứ không có bằng chứng xác thực (tương tự như truyền thuyết về Tam Hoàng Ngũ Đế của người Hán vậy). Các ghi chép lịch sử và các di tích khảo cổ không cho thấy giữa các bộ tộc Bách Việt đã từng có một nhà nước thống nhất với lãnh thổ và niên đại như Đại Việt sử ký toàn thư mô tả (các di chỉ khảo cổ cho thấy nước Văn Lang của người Lạc Việt - tổ tiên của người Việt ngày nay - chỉ có niên đại khoảng gần 1.000 năm TCN và lãnh thổ cũng chỉ giới hạn quanh khu vực miền Bắc Việt Nam ngày nay).
Tuy nhiên, như phân tích ở trên, ta có thể thấy rằng, Bách Việt là một tập hợp các tộc Việt khác nhau nằm phía Nam của Trung Quốc ngày nay (theo một số tài liệu là phía nam sông Trường Giang). Định nghĩa này rất rộng nên ta chỉ xét đến tộc Lạc Việt, tộc người được xem là tổ tiên của tộc người Kinh, Mường… hiện nay ở Việt Nam.
Lạc Việt: (chữ Hán: 雒越 hoặc 駱越 hoặc 貉越) là tên gọi của một trong các dân tộc Việt trong nhóm Bách Việt. Theo truyền thuyết Việt Nam, tộc Lạc Việt bắt nguồn từ vùng Động Đình Hồ, nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, đã từng sinh sống ở vùng đất mà nay là Tây Nam Quảng Đông, Đông Nam Quảng Tây (Trung Quốc), và miền Bắc Việt Nam. Người Lạc Việt là tổ tiên của một số dân tộc Việt Nam như Kinh, Mường, và còn được cho là tổ tiên của các tộc người Tráng ở Trung Quốc. Có giả thiết cho rằng, bộ tộc Lạc Việt và bộ tộc Hữu Hùng có quan hệ gần gũi với nhau. Theo truyền thuyết của Việt Nam, tổ của người Lạc Việt bắt nguồn từ vùng Động Đình Hồ, nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, và địa bàn sinh sống lan rộng xuống tận vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam ngày nay. Sử sách của Việt Nam cũng chỉ trích dẫn từ các truyền thuyết này. Nguồn cổ sử duy nhất có nói đến Lạc Việt là một số rất ít các sách cổ của Trung Quốc, và các sách này cũng chỉ ghi lai rất ít thông tin.
Theo trang http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/, Lạc Việt là một bộ phận của Bách Việt (tên gọi trong thư tịch cổ Trung Quốc để chỉ chung nhiều tộc người khác nhau về ngôn ngữ và văn hoá và không phải là Hán tộc, ở Nam sông Dương Tử). Bách Việt), phân bố rộng rãi ở vùng là Bắc Việt Nam ngày nay và các vùng phụ cận. Người Lạc Việt sống trên đất Việt Nam là tổ tiên của người Việt và người Mường hiện đại. Mang nguồn gốc bản địa. Người Lạc Việt bao gồm cả 2 loại hình nhân chủng Inđônêdiêng và Đông Nam Á thuộc đại chủng Môngôlôit, ngôn ngữ Việt - Mường, thuộc ngữ hệ Nam Á. Người LV đã xây dựng nên quốc gia cổ đại đầu tiên của Việt Nam là Văn Lang, sau đó cùng với người Tây Âu xây dựng nên quốc gia cổ đại Âu Lạc. Là chủ nhân lớp văn hoá đầu tiên của văn minh sông Hồng, nền văn hoá Đông Sơn, đặc trưng là những chiếc trống đồng nổi tiếng và là con cháu của chủ nhân các nền văn hoá trước Đông Sơn.
Tài liệu cổ nhất viết về Lạc Việt là Giao Châu Ngoại Vực Ký (thế kỷ 4), được sách Thủy Kinh Chú (thế kỷ 6) dẫn lại như sau:
"Thời xưa khi Giao Chỉ chưa có quận huyện, thì đất đai có Lạc Điền, ruộng ấy là ruộng (cầy cấy) theo con nước thủy triều. Dân khai khẩn ruộng ấy mà ăn nên gọi là Lạc Dân. Có Lạc Vương, Lạc Hầu làm chủ các quận huyện. Ở huyện phần đông có Lạc Tướng. Lạc Tướng có ấn bằng đồng, (đeo) giải (vải màu) xanh. Về sau con vua Thục đem ba vạn lính đánh Lạc Vương Lạc Hầu, thu phục các Lạc Tướng. Con vua Thục nhân đó xưng là An Dương Vương"
Sử ký Tư Mã Thiên, Nam Việt Úy Đà liệt truyện, có nói về chuyện Triệu Đà thôn tính vùng đất phía Tây, trong đó có nước Âu Lạc, tuy không chỉ rõ vị trí địa lý cũng như dân cư của nước Âu Lạc này. Trích Nam Việt Liệt Truyện:
"Ở phía Đông đất Mân Việt chỉ vẻn vẹn nghìn người, cũng xưng hiệu là “vương”; ở phía Tây, nước Âu Lạc là nước trần truồng, cũng xưng là “vương”. "
"Thương Ngô vương Triệu Quang, cùng họ với Việt vương, nghe tin quân Hán đến, cùng Huyện lệnh Kiệt Dương nước Việt tên là Định, xin nội thuộc Hán; quan Giám ở Quế Lâm nước Việt là Cư Ông hiểu dụ Âu Lạc nội phụ nhà Hán, hai người đều được phong hầu."
Như vậy, đối chứng với thời đại ngày nay, ta có thể thấy rằng tộc Lạc Việt có vùng sinh sống tương ứng với người Việt Nam hiện nay và có thể đặt ra giả thuyết rằng, tộc Lạc Việt là tổ tiên của người Việt hiện đại.
Từ những định nghĩa trên, ta có thể tóm lược lại rằng: Trải qua sự phát triển và sáp nhập các nền văn hóa giữa các bộ tộc người trên lãnh thổ Việt Nam không chỉ riêng tộc Lạc Việt thì dân tộc Việt Nam với nội hàm là 54 dân tộc anh em đã được hình thành.
Vào những năm đầu thế kỷ 20. giáo sư Đào Duy Anh đã có nghiên cứu chỉ ra rằng: Sự di cư từ miền Giang Nam ở Trung Quốc đến miền trung châu Sông Hồng và sông Mã đã tạo thành nguồn gốc cho dân tộc Việt Nam. Trong một thời gian dài học thuyết nguồn gốc từ sự di cư từ Trung Quốc xuống Bắc Việt đã trở thành chủ thuyết, thậm chí có một số tư tưởng cực đoan vào những năm 1960 tại các vùng tạm chiếm miền Nam cho rằng: Người Việt Nam là Trung Hoa thuần chủng… thậm chí cho đến những năm 70 của thế kỷ trước thì một số bách khoa toàn thư trên thế giới cũng đưa ý kiến này thành chủ thuyết. Tuy nhiên, theo Giáo sư Lê Văn Lan, việc nghiên cứu nguồn gốc người Việt này tuy lợi thế là khai thác được các nguồn thư tịch cổ của Trung Quốc – vốn có nhiều đặc điểm lệch lạc ở thời điểm này, kết hợp với ngành khảo cổ chưa được phát triển ở những năm 50 và phương pháp suy diễn được sử dụng một cách sa đà dẫn tới kết quả đưa ra không thể chính xác hoàn toàn được.
NGUỒN GỐC DỰA TRÊN THUYẾT BẢN ĐỊA
Đại diện cho thuyết bản địa là nhà khảo cổ học Hà Văn Tấn, khi từ 1960 đã cho rằng nguồn gốc người Việt là những người thuộc chủng Mã Lai cổ. Theo ông, họ là chủ nhân của các nền văn hóa đồ đá tại Việt Nam. Hà Văn Tấn cũng cho rằng, chủng Mã Lai cổ thuộc tiểu chủng Nam Á (Mongoloid phương Nam), xuất hiện do sự hòa huyết nhiều lần giữa đại chủng Á (Mongoloid) từ phương Bắc đi xuống với đại chủng phương Nam (Australoid). Theo đó thì lần hòa huyết thứ nhất giữa đại chủng phương Nam và đại chủng Á tạo nên chủng Mã Lai cổ, và lần hòa huyết thứ hai giữa chủng Mã Lai cổ với đại chủng Á tạo nên người Việt.
Một trong những ý kiến về nguồn gốc dân tộc Việt ủng hộ thuyết bản địa đã được đưa ra trong “Mấy ý kiên về nguồn gốc dân tộc Việt” của Nguyễn Duy.
Nguyễn Duy cho rằng: Tổ tiên của người Việt là những người Cổ sống tại thời kỳ đồ đá Mới, hoặc sớm hơn nữa, có những nét gần với người Daylak hiện đại. Trải qua hàng ngàn năm tiếp xúc và hòa hợp với các cư dân lân cận đã dần hình thành nên mẫu người Việt cổ vào cuối giai đoạn đồ đồng thau và thời kỳ đồ sắt. Từ đó, lịch sử người Việt không chỉ kéo dài 4000 năm mà còn có thể lâu hơn nữa. Trong suốt thời kỳ đồ đã mới, người Việt cổ không chỉ sinh sống đơn độc trên dải đất Việt Nam mà cùng chia sẻ với những tộc người cổ khác như là tộc người Merauke mà ngày nay phân bố chủ yếu ở đảo New Guine. Tới thời đại đồng thau, những chủng tộc cổ khác một phần đồng hóa với người Việt cổ, số khác di cư sang các đảo thuộc châu Đại Dương ngay nay và người Việt cổ dần phát triển và trở thành người Việt hiện đại.
Giả thuyết trên được các tác giả dựa trên việc khảo cổ nghiên cứu các hóa thạch xương người Việt cổ của các học giả người Pháp. Tuy nhiên, giả thuyết này lại không giải thích được nguồn gốc của nền văn minh lúa nước vốn được lưu giữ ngàn đời của người Việt Nam và phủ nhận đi các tài liệu thư tịch của Trung Quốc – tuy không hoàn toàn chính xác nhưng là một cơ sở lý luận khó có thể bỏ qua.
GIẢ THUYẾT VỀ NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT DỰA TRÊN NHÂN CHỦNG HỌC PHÂN TỬ:
Một lần nữa, trong “Một giả thuyết về nguồn gốc người Việt dựa trên bằng chứng nhân chủng học phân tử” của Đỗ Kiên Cường có đề cập đến giả thuyết như sau: Khoảng 45.000 năm trước, người hiện đại với nước da đen nguyên thủy đã tới Việt Nam theo làn sóng thiên di thứ nhất; họ góp khoảng 20% vào vốn gien người Việt hiện tại. Khoảng 30.000 năm trước, những người thiên di thuộc làn sóng thứ hai men theo rặng Himalaya để tới Bắc Việt Nam và nhiều nơi khác tại Đông Nam Á, cũng như Vân Nam và Quảng Tây (nơi xuất hiện người hiện đại đầu tiên tại Trung Quốc). Họ có phần đóng góp khoảng 80% trong vốn gien người Việt hiện nay. Qua quá trình tiến hóa lâu dài khoảng 35.000 – 20.000 năm, màu da và hình thái của họ dần biến đổi. Có lẽ người Việt cổ tại Cao Bằng và Lạng Sơn không phải là những người thuần hóa lúa nước đầu tiên khoảng 10.000 năm trước, nhưng do cùng nằm trong lưu vực Tây Giang, nên họ học được rất nhanh kỹ thuật tiên tiến đó. Và cùng cộng đồng người mới hình thành trong một khu vực trải rộng từ cực nam Hoa Nam tới Đông Nam Á, người Việt cổ cũng có thể góp phần vào làn sóng Bắc tiến của các cư dân nông nghiệp, hình thành nên cộng đồng Đông Á ngày càng đông đúc.
Như vậy, giả thuyết này một lần nữa phủ nhận nguồn gốc di cư từ Trung Quốc của người Việt Nam và cho rằng sự tưởng đồng về mặt văn hóa của hai nước có lẽ được hình thành rõ rệt nhất trong khoảng thời gian 1000 năm Bắc thuộc. Giả thuyết này giải thích được sự đa dạng và phong phú của bộ gien người Việt đã được nghiên cứu. Cũng theo tác giả, trong lúc chờ đợi bằng chứng nhân chủng học phân tử về sự thiên di của người Bách Việt Hoa Nam, cần xem xét sự tương đồng về văn hóa vật thể và phi vật thể giữa Hoa Nam và Việt Nam thời văn hóa Phùng Nguyên và văn hóa Đông Sơn chủ yếu trên các khía cạnh giao lưu và tiếp biến văn hóa.
  • Tiểu kết về nguồn gốc người Việt
Từ 3 luận điểm trên, ta vẫn chưa thể hoàn toàn xác định được rằng giả thuyết nào là chính xác. Tuy nhiên, ta có thể khẳng định được rằng:
Thứ nhất, chủng tộc người Việt không phải hoàn toàn xuất phát từ Trung Quốc. Sự tương đồng về mặt văn hóa có thể được hình thành nên dưới sự tiếp biến văn hóa của hai dân tộc.
Thứ hai, nguồn gốc của dân tộc Việt được hình thành từ rất lâu đời, có thể không chỉ gói gọn trong bốn ngàn năm lịch sử.
Thứ ba, nguồn gốc người Việt có sự đa dạng và phong phú, được hình thành từ sự pha trộn nhiều chủng người qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Đọc thêm: