Chủ đề của tôi cũng không có gì là mới mẻ, đó là nói về sách. Nhưng không phải là bàn về cách đọc sách, chọn sách,...mà là hành trình đọc sách của tôi. Những biến đổi trong tôi trong quá trình đọc sách, lựa chọn sách dần thay đổi như thế nào.
Mở màn giới thiệu là tôi tập đọc sách, chính xác hơn là truyện từ khi tôi học lớp 5. Đi qua nhiêu đó năm đến bây giờ, tôi cũng ra trường và đi làm được 1 năm rồi.
Hình ảnh copy trên mạng chỉ để cho bài viết màu mè chứ không liên quan tới bài viết =)))))
Cũng như bao bạn trẻ trâu khác, lúc còn nhỏ tôi cũng đọc truyện tranh, lớn hơn 1 tí nữa tôi đọc ngôn tình, đến lớp 9 thì đọc self-help + mấy sách hướng dẫn giải ngữ văn :v, lớp 10 thì đọc về thần thoại hy lạp, thần thoại bắc âu, 1 chút tiểu thuyết cổ điển và dần chuyển qua các cuốn tiểu thuyết dạng cổ điển, truyện tâm lý tội phạm, mafia, dần dần mix các thể loại, giờ là sách khoa học, sách chuyên ngành, triết học...
Đọc qua đoạn trên chắc mẩm có người nghĩ tôi là thể loại ăn tạp :v. Có thể là vậy, nhưng là tôi đang chia sẻ về câu chuyện của tôi, và lý do tại sao tôi dần chuyển đổi các thể loại qua các năm tháng như vậy.

Đọc thêm:

Thứ nhất là mấy tập truyện tranh thì chắc ai cũng biết rồi. Trẻ trâu mà, mê Conan, Songoku,...
Sau 2 năm khôn lớn, tới lớp 7, truyện ngôn tình của tôi được tiếp xúc đầu tiên trong cuộc đời là "xin lỗi em chỉ là con đĩ" =)))) Thật tình lúc đó trong đầu tôi kiểu cuộc đời này sao lại có 1 truyện hay như vậy. Tiếp như vậy tôi đọc đến mấy truyện ngôn tình siêu sến súa của Cố Mạn :v Tôi thấy khá là hay và hấp dẫn =)))))
Đến năm lớp 8 tôi tiếp xúc dần với self-help, mấy cuốn "hạt giống tâm hồn" bỗng nhiên tôi thấy được dạy bao nhiêu là thứ mới mẻ, và rồi tôi nhận thấy mấy câu chuyện ngôn tình năm lớp 7 tôi đọc nó có phần dở hơn những gì năm lớp 7 tôi cảm thấy. Thế là tôi đọc self-help đến năm lớp 9 lận, đọc đắc nhân tâm các kiểu con đà điểu :v :v
Và đầu năm lớp 10, tôi tình cờ đọc đc mấy truyện về thần thoại hy lạp đồ, các vị thần trên đỉnh trên đỉnh Olympus, các vị thần Bắc Âu, Kratus diệt thần...tôi lại đâm u mê vào mấy cái này. Thế là 1 lần nữa, tôi lại cảm thấy những gì tôi đọc trước đó nó nhảm xịt sao đó...tôi không đọc ngôn tình hay self-help nữa, từ đó toàn đọc truyện về thần thoại.
Đến lúc tôi đọc được 1 vài cuốn tiểu thuyết kinh điển như cuốn theo chiều gió, trăm năm cô đơn...thì tôi mới cảm nhận được rõ ràng sức hút của mấy tiểu thuyết kinh điển so với mấy cuốn trước tôi đọc: có chiều sâu, có bối cảnh, có nói về những thứ xung quanh. Tôi bắt đầu hiểu và để ý rằng các tiểu thuyết ngôn tình hầu như viết về 1 hoặc 1 vài cặp yêu nhau, không có bối cảnh ý nghĩa cuộc sống quá nhiều nên nó không giúp gì được cho tôi nhiều, tôi cũng không cảm thấy còn hay hay thú vị nữa.
Cho đến khi lên đại học và cả thời đại học, tôi dành hầu hết thời gian để đọc truyện + sách chuyên ngành. Thời gian này tôi chủ yếu cày mấy cuốn dày chà bá mà cũng thấy rất hay (dày cũng ráng lết xíu đọc cho biết =))))) và 1 nùi truyện về tội phạm, mafia. Điểm hay tôi nhận được trong mấy cuốn này chính là nói về xã hội nhiều, thủ đoạn, kiểu có plot twist các kiểu khá là giật gân. Tôi thích đọc về tội phạm vì những con người đó có 1 bộ óc nhạy bén, thông minh, sắc bén, điềm đạm và đầy thủ đoạn. Còn truyện kinh điển thì tôi không cần phải nói, trên mạng nhan nhản lời khen và những lời khuyên đọc. Bản thân tôi cũng thấy nó rất đáng đọc. 

Đọc thêm:

Tôi không vì đám đông khen hay chê mà đọc, tôi có đọc wiki, review, những phân tích trước rồi tôi mới quyết định đọc hay không. Tôi chả quan tâm những cuốn đó là quá phổ thông, best seller hay ít người đọc, hay sao đó...Tôi tự hỏi về những người cứ né mấy cuốn phổ thông quá làm gì? Chẳng lẽ 1 cuốn sách đáng đọc, có giá trị thì đám đông không thể đọc hiểu sao? Hay chỉ vì sợ giống đám đông nên bạn tránh?
Những năm tháng tiếp theo, tôi đi làm và đọc sách chuyên ngành, khá là nhiều =)))) nên cũng không có thời gian nhiều, tôi đọc dăm ba cuốn của Stephen Hawking, sách triết học, mấy cuốn sách mà tôi cũng chả hiểu được lắm...mà thôi đọc, biết đâu 1 ngày nào đó tôi lại thấy có ích. Tôi đọc lại mấy cuốn như Anna Karenina, chiến tranh và hòa bình, tội ác và hình phạt, cha con giáo hoàng, quân vương....
Đó, đó là quá trình biến đổi qua những cuốn sách tôi đọc theo thời gian. Ở mỗi thời điểm, mỗi độ tuổi, sức cảm nhận của tôi sẽ khác nhau nên tôi cũng không thích cố để hiểu mà làm gì. Ví thử như năm lớp 6 tôi đọc cuốn chiến tranh và hòa bình hay suối nguồn, tôi tự hỏi những cuốn đó có dập tắt luôn sở thích đọc truyện của tôi hay không? Mỗi người có một quá trình trưởng thành, thông qua quá trình chọn lựa truyện đọc, tôi dần cảm thấy mình trưởng thành hơn, chọn những đầu truyện có ý nghĩa cho cuộc sống mình hơn.
Lý do tôi viết về hành trình chọn sách của tôi từ lúc nhỏ đến giờ là vì lúc nãy tôi lướt lướt qua rất nhiều bài viết về sách, bày cách chọn sách,  phê phán cách đọc sách này nọ, phê phán người đọc những cuốn sách này sách kia.

Đọc thêm:

Bản thân tôi không đồng ý về những bài phê phán đó. Tại sao ư ? Mỗi người có một quá trình trưởng thành riêng, nên quá trình chọn sách cũng khác nhau, bạn 25 tuổi mà đi phê phán những người 22 tuổi là ngu muội, đọc sách nhảm cứt ư ? Xin lỗi chứ hồi tôi 22 tuổi tôi cũng có đọc những cuốn sách nhảm cứt, và năm 23 tuổi, đầu sách của tôi chọn lại là những cuốn đáng đọc. Năm 23 tuổi tôi có thể hiểu được những cuốn sách mà năm 22 tuổi tôi đọc chắc gì đã hiểu. Còn nếu bạn còn 20 tuổi đã hiểu được mấy cuốn kiểu cổ chí kim thì bạn nên cảm thấy bản thân may mắn hơn người khác.
Trong một vài khoảnh khắc, tôi trở nên yếu đuối, tôi cần một thứ gì đó an ủi, dù là giả dối vl nhưng vẫn có động lực. Đó là self-help. Tôi không nghe, không tin gì những cuốn đó, nhưng tôi vẫn cần một chất xúc tác trong những lúc tôi gặp khó khăn trong cuộc sống. Tôi không có đủ rảnh hay động lực mà đi đọc mấy cuốn cả ngàn trang trong lúc buồn thúi ruột, tôi chỉ cần vài chữ cho tôi có động lực. Vậy mà một số người rất gay gắt về chuyện đọc self-help? Tôi không hiểu và cũng không muốn hiểu nếu các bạn đọc nhiều sách mà không đặt được bản thân vào vị trí người khác, hiểu được tại sao người ta u mê hay thích đọc self-help thì bạn có quyền gì phê phán những người đọc self-help? Những người vừa thấy người khác cầm cuốn self-help lên là bĩu môi.
Vấn đề tôi thấy nữa là phê phán những người mua sách không đọc =))))) 
Một là đó là quyền của họ. Hai là tính sở hữu sách, cái này tôi cũng có, ví dụ như tôi đọc trên kindle rồi, chỉ vì tôi yêu thích cuốn đó quá, tôi mua về ôm, tôi không khoe khoang gì, không được à? Thứ 3, không phải lúc nào cũng sẵn tiền mà muốn đọc cuốn nào thì mua liền, lúc tôi có tiền thì tôi bận mù trời, tôi mua về trước để đó cũng được chứ sao. Tôi không chắc tôi sẽ đọc nó, nhưng cơ hội đọc nó vẫn cao hơn khi có sẵn trong nhà vẫn hơn là đi mua hụt hơi về tới nhà rồi đọc =)))))
Cuối cùng, tôi thấy rất nhiều bạn trích dẫn của cụ Cần về việc đọc sách. Đọc sâu chứ không đọc nhảm, đọc rộng =)))) Bản thân tôi thấy cụ nói đúng, tôi đọc cuốn đó rồi, nhưng tôi chả thấy các bạn đề cập về câu chuyện phía sau - hành trình tìm ra sách nào sâu với không sâu, phù hợp với mình, làm sao biết nhảm hay không nhảm. Muốn tìm được sở thích của mình cần rất nhiều sự hiểu biết rộng => Ít nhất cũng phải đọc rộng, rồi phù hợp hay không thì mới đọc sâu. Nếu không trải qua quá trình đó, tôi cần đi hỏi ai đó, hoặc search google. Liệu bản thân tôi có đủ may mắn để có được 1 người bạn đủ hiểu về bản thân tôi và sách tôi yêu thích để tư vấn cho tôi không ? Hay tôi tìm trong group đi hỏi, chắc gì sách người ta thấy hay tôi đã thấy vậy? Vậy phải qua 1 quá trình thử nghiệm, nhận thức. 
Vậy thì một số người đọc sách cũng giống vậy, đang trong quá trình tìm hiểu, thử nghiệm, tìm kiếm, còn một số người thì không cần nữa. Vậy tại sao lại phê phán? 
Tôi khá là cay cú về một số bài viết và tôi thể hiện rất nhiều quan điểm cá nhân trong bài viết này với hy vọng là qua lăng kính của chính tôi về sách hay lựa chọn sách, những bạn hãy tự do lựa chọn sách cho chính mình.
Bài viết đã quá dài, chúc các bạn may mắn và tìm được những đầu sách của bản thân chứ không cần phải nghe những lời phê phán...