Căn bệnh ung thư mang tên Self-help
Nếu không tiện đọc bài viết, bạn có thể nghe bản audio tại đây: Ở đây tôi không định viết xã luận hay đại loại như...
Nếu không tiện đọc bài viết, bạn có thể nghe bản audio tại đây:

Ở đây tôi không định viết xã luận hay đại loại như thế, chẳng qua sau một thời gian thổ huyết nằm nhà suy nghĩ nhiều quá muốn viết cái gì đó cho giải tỏa dòng suy nghĩ, vậy thôi.
Thầy giáo dạy tiếng Anh hồi đại học, một lão người Canada tính tình rất quái đản, nói với tôi một câu: "Self-help is the most pathetic type of book". Lúc đó thì tôi chưa hiểu, vì tôi chẳng bao giờ đọc sách self-help cả. Cho đến khi một dạo nọ, ở cái xứ dân trí không qua ngọn cỏ này rộ lên một cái phong trào "Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!" hoành tráng lắm, bao nhiêu người đi học, nghe này nọ, thấy bảo về cũng tài giỏi ra thật. Điều đó khiến một thằng tính tình cũng quái đản như tôi rất khó chịu, bởi thằng đíu nào cũng tài giỏi thì mình kiếm ăn được gì. Và thế là tôi thử đi nghe ngóng, sau một hồi, mới nhận ra là: À, đúng là có tài giỏi lên thật, nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ: Được bao lâu?
"Self-help" là một nhánh nhỏ của các sách về tâm lý học, và là một nhánh gây nhiều tranh cãi. Gây nhiều tranh cãi bởi nhiều người cho rằng cuộc sống của họ tốt đẹp hơn sau khi đọc những cuốn sách đó. Có điều, câu hỏi lại luôn là (như đã nói): Được bao lâu?
Đọc thêm:
Tôi không phải là nhà tâm lý học, nhưng tôi là người có tìm hiểu về tâm lý học, tương đối kỹ, với mục đích duy nhất đó là cố gắng tự chữa cho bản thân khỏi căn bệnh trầm cảm. Những vấn đề về trầm cảm có thể sẽ đề cập đến sau, ở đây xin chỉ nói về sách. Thế nên tiếp theo đây sẽ là những chia sẽ trong khả năng hiểu biết. Đồng tình hay không xin bàn luận ở dưới, mặc dù biết là cũng sẽ không có nhiều người hứng thú với cái này lắm.
Quay lại câu hỏi: Được bao lâu? Tại sao lại là "Được bao lâu?" mà không phải là "Có tốt hay không?". Thì có một điều phải công nhận rằng, sách "self-help" tốt, nhưng nó là tốt giả, và hiệu quả sẽ không bao giờ lâu dài. Cũng giống như những thứ như chiêm tinh học, sách self-help thường xuyên mắc phải vấn đề là "ngụy khoa học" (Pseudo-science; bạn huskywannafly có một bài viết rất hay tại đây), tác giả đưa ra vấn đề và không bao giờ gợi mở, hoặc "giả" khiến người đọc nghĩ rằng cuốn sách này khiến mình gợi mở. Hầu hết những sách self-help bắt đầu bằng một khái niệm gì đó và khiến người đọc ghi nhớ tư tưởng đó xuyên suốt cuốn sách. Đó là một cách ám thị. Mặc dù ở đây, ám thị mang mục đích tốt, có điều: Anh có ở vị trí của tôi hay không để biết rằng nó sẽ tốt cho tôi?
Những cuốn sách như "Đắc nhân tâm" luôn đưa ra những tình huống "tưởng như có thật". Ví dụ:
"Tôi có vợ 18 năm rồi, và trong thời gian đó ít khi tôi mỉm cười với nhà tôi. Từ sáng dậy tới khi đi làm, tôi ít khi nói với nhà tôi quá 12 tiếng. Trong châu thành Nữu ước này, tôi vào hạng người càu nhàu khó chịu nhất. Nghe lời ông khuyên, tôi thí nghiệm "tuần lễ mỉm cười" và ngay sáng hôm sau, khi rửa mặt, ngó trong gương, tôi tự nhủ phải bỏ cái bộ mặt đưa ma đó đi và quyết chí mỉm cười. Khi ngồi bàn ăn sáng, tôi hớn hở chào nhà tôi. Nhà tôi ngạc nhiên vô cùng. Tôi giữ luôn như vậy trong hai tháng nay và đã tìm thấy được nhiều hạnh phúc trong gia đình tôi, hơn cả một năm vừa qua."
Đây là một điển hình cho những tình huống "tưởng như có thật". Đầu tiên đó là việc người kể chuyện đưa ra hai con số: Tôi có vợ 18 năm, và tôi ít khi nói với nhà tôi quá 12 tiếng. Con số đầu tiên rất thuyết phục, nhưng con số thứ hai lại không mang tính thực tế. Ở đây, không phải con số không thực tế, mà là việc đưa ra một con số cụ thể. Đó là việc "không bình thường", việc chỉ ra chính xác con số với tiêu chí là nói chuyện với ai đó thông thường chỉ nằm trong những liệu trình điều tra tiền chữa trị tâm lý. Bác sĩ tâm lý thường sẽ hỏi bạn: Anh có nhớ một ngày anh thường dành ra bao nhiêu tiếng để ngủ không? Để giao tiếp không? Để... Và từ đó họ sẽ có cái nhìn về sinh hoạt của bạn. Có điều, một con số 12 tiếng với chuyện nói chuyện với vợ thông thường không đủ để kết luận bất kể điều gì. Nhưng ngay sau đó lại là một lời khuyên dựa trên một con số không đủ để kết luận bất kể điều gì, và kết luận rằng "Tôi luôn giữ vậy trong hai tháng nay và kết quả còn tốt hơn một năm" là phán khoa học. Đây, lại là một trong những kết luận "tưởng như có thật".
Đọc thêm:
Trên thực tế, việc hình thành thói quen của con người không đơn giản như vậy. Và cách hình thành thói quen miễn cưỡng như thế, cũng chỉ có khả năng kéo dài trong một thời gian ngắn. Cái gì dễ đến, dễ đi. Thói quen hình thành từ tiềm thức luôn có xu hướng cố hữu hơn thói quen hình thành từ ý thức. Và nếu muốn rèn luyện thói quen, phải hình thành thói quen từ tiềm thức, tức là từ những hành động chúng ta thông thường "không nhận ra".
Tôi hay sử dụng câu chuyện như thế này để nói về việc đấy: Anh có hay nhai đá không? Chắc chắn sẽ có nhiều người nghe câu hỏi này của tôi rồi. Và thông thường tôi gắn cái nhai đá với hành vi bạo lực tiềm ẩn. Và rất xin lỗi rằng đó là nói dối. Tất nhiên tôi đủ khả năng để khiến người ta phần nào tin vào việc đấy, bằng một câu chuyện kiểu như: Thông thường những người nhai đá có xu hướng nghiền nát, cho nên v.v... Trên thực tế thì không, tôi biết anh có xu hướng bạo lực, nhưng không phải thông qua việc nhai đá, mà thông qua rất nhiều biểu hiện của anh mà tôi quan sát hằng ngày. Có điều tôi sẽ dùng cái nhai đá để gán cho hành vi trong tiềm thức của anh thôi. Và điều đó sẽ vô hình chung khiến anh hiểu rằng: nhai đá = bạo lực. Anh sẽ nhớ điều đấy, anh sẽ bắt đầu không nhai đá và "cảm thấy" mình có xu hướng ôn hòa hơn. Có điều nó chỉ là phương pháp tạm thời.
Sách self-help cũng làm như vậy, có điều, người viết sách không thể hiểu bạn bằng tôi, người tiếp xúc với bạn hàng ngày (cứ cho là vậy đi) cho nên cái "ám thị" của sách rất nguy hiểm là như thế. Nó mang tính ý thức hơn tính tiềm thức, và nó tạo ra những thói quen không bền vững. Người viêt sách không tiếp xúc với bạn, không lắng nghe những vấn đề của bạn, không hiểu về hoàn cảnh của bạn, nhưng bạn lại "tưởng như" đang được giúp.
Đọc thêm:
Các vấn đề về tâm lý không chỉ đơn giản là một, hai biểu hiện, nó là tổng hợp của vô cùng nhiều yếu tố. Bạn ngủ nhiều không có nghĩa là bạn trầm cảm, bạn cảm thấy yêu bản thân ngày hôm nay quá nhiều không có nghĩa là bạn bị chứng tự yêu bản thân, bạn hay khóc không có nghĩa là bạn bị chứng quá nhạy cảm, v.v... Nó phức tạp hơn như vậy rất nhiều. Tôi từng tham gia điều trị tâm lý dưới tư cách bệnh nhân trong một thời gian khá dài, đồng thời bố của tôi cũng là một bệnh nhân tâm lý, và xin thưa là để phát hiện được chính xác bạn có vấn đề gì là cả một quá trình. Đối với tôi, đó là những cuộc trò chuyện hàng tiếng đồng hồ cùng với ghi chép, là điện não đồ, là tiền sử thuốc, tiền sử tâm lý, tiền sử gia đình,... Tệ hơn là, hầu hết những người "nghiện" sách self-help đều là những người có vấn đề về tâm lý.
Sách self-help không đưa cho bạn phương pháp luận của ngành tâm lý học, thực ra nó chẳng đưa ra bất kỳ một phương pháp nào mang tính khoa học cả, tất cả đều chỉ là những thứ "tưởng như có thật" để mang tính thuyết phục, dành cho những người lười suy nghĩ và muốn đạt kết quả nhanh. Ba cái khóa học "Tôi tài giỏi, bạn cũng thế" cũng... thế. Nó đưa ra những giải pháp rất tạm thời, mang tính định hướng sai lầm cho một con người, và hiệu quả không biết đồng thời có là hậu quả hay không? Trong khi, đối với tự điều chỉnh tâm lý bản thân, người muốn làm việc đó nên có một ít những hiểu biết cơ bản về tâm lý học, đồng thời có sự giúp đỡ của các chuyên gia thì mới có thể tự giúp mình được, mới chính thức "self-help" được. Bạn mới là người hiểu mình nhất, mới là người có thể tự thiết kế các bài tập tâm lý cho mình, biết mình muốn cái gì, cần cái gì, vì chắc chắn có những cái cả đời bạn cũng không bao giờ nói với ai cả, nhất là ở Việt Nam. Có điều đó là con đường khó, còn sách self-help lại phù hợp với đa phần những người trẻ hiện nay, trong một xã hội mà yếu tố chăm sóc tâm lý gần như bị bỏ rơi hoàn toàn.
Đọc thêm:
Tại sao tôi hút thuốc? Tại sao tôi uống rượu? Tại sao tôi ưa nhậu nhẹt? Tại sao tôi biết xấu mà vấn làm?... đều là hệ quả của một xã hội mà yếu tố chăm sóc tâm lý gần như bị bỏ rơi hoàn toàn đó. Sách self-help xuất hiện đôi khi giống như một giải pháp chắp vá cho một vấn đề mà gần như người ta không giải quyết được tận gốc được, giống như băng gạc dùng để chữa chấn thương cột sống nhưng mà biểu hiện là bị chảy máu ở ngoài da ấy. Bạn cảm thấy dễ chịu ban đầu, nhưng rồi nếu suy nghĩ một cách kỹ càng, bạn sẽ chỉ thấy mình được chỉ đường mà không biết đường đi đấy có đúng hay không. "Thói quen của người thành đạt", "Cha giàu, cha nghèo", "Tổng thống Obama đi ị cũng thành công như thế nào?",... tất cả cái đám đấy, đều không phải là con đường đúng đắn để tiếp cận công việc chăm sóc tâm lý, giải quyết vấn đề của bản thân. Tất nhiên chả ai hơi đâu mà đi dịch những cuốn khó hiểu chết bà nhưng gợi mở cách tiếp cận làm gì, vì cho dù là thường thức đi chăng nữa thì chúng cũng rất khó đọc.
Nếu như ai hỏi tôi là nên đọc sách gì, ở Việt Nam có một nhóm rất nhỏ những người đang học ở nước ngoài về các ngành xã hội học và tâm lý học với tên gọi là Viet psychology. Họ vẫn đều đặn làm những nội dung phục vụ về vấn đề tâm lý, và thực sự là họ làm tâm huyết một cách khó hiểu, có điều đáng phục, và đáng đọc. Sẽ có rất nhiều cuốn sách có thể tham khảo ở đó về tâm lý, và ít ra, bạn sẽ học được nhiều hơn là những thứ như "Đắc nhân tâm."
Đọc thêm:

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Duc Huy Nguyen

Mặc dù mình ko cũng thích self-help, nhưng mình nghĩ chúng ta nên bao dung hơn và biết chấp nhận cho những hạt sạn tồn tại chứ ko nên công kích chúng. Hãy tưởng tượng dòng self-help giống như thuốc kháng sinh vậy. Chúng ta cũng biết uống kháng sinh nhiều với loạn có thể gây kháng thuốc rất nguy hiểm. Và giả sử bạn là 1 người có sức đề kháng cao nên bạn hạn chế hoặc thậm chí ko uống nó. Thế nhưng đa phần mọi người chỉ có sức để kháng trung bình hoặc thấp nên họ vẫn phải sử dụng. Nhưng ko thế vì thế mà bạn đi chê bai kháng sinh đc, vì nó vẫn cần thiết cho rất nhiều người. Tương tự như vậy, bạn với nhận thức tốt thì ko cần self-help nữa, nhưng còn bao người khác tư duy của họ còn hạn chế và self-help là 1 phương thuốc chữa bệnh tạm thời phù hợp với họ, dù nó có những tác hại tiềm ẩn như bạn đã nói.
Kể thêm 1 chút là hồi xưa mình cũng khá cực đoan khi nhìn nhận 1 số vấn đề, đặc biệt là âm nhạc. Khi ấy mình cực kỳ ghét dòng nhạc thị trường, hay nhạc sàn, nhạc đường phố. Mình đã luôn suy nghĩ rằng đó là những loại nhạc thứ cấp cần phải loại bỏ. Nhưng rồi mình có gặp 1 người bạn thân học về âm nhạc. Bạn ý rất yêu Jazz và cũng ko thích nhạc thị trường, thế nhưng bạn ấy đã bảo mình đừng cực đoan thế. Mặc dù dòng nhạc đó tầng khá thấp, tuy nhiên nó cũng phục vụ cho rất nhiều người, và họ có quyền đc nghe những thứ mình thích. Hơn nữa chính những dòng nhạc đó cũng làm phong phú cho âm nhạc nói chung, tạo nên 1 sự đa dạng tuyệt vời. Ko chỉ có những cái đc cho là cao quý thì mới đáng tồn tại, hãy rộng mở tấm lòng hơn cho cả lớp bình dân nữa. Và nếu ta muốn cho gu âm nhạc của mọi người cao lên, thì thay vì chỉ trích trước mặt họ rằng dòng nhạc các bạn đang nghe thật là vớ vẩn (mà thông thường, theo tâm lý thì có khi còn phản tác dụng), thì hãy tuyên truyền cho họ những cái hay của dòng nhạc cao cấp, cho họ nghe, rồi phân tích cho họ những điều tuyệt vời trong đó. Hãy cho họ cảm nhận đc cái hay của những dòng nhạc khác bằng chính đôi tai và tâm hồn của họ. Chỉ cần chúng ta chăm chỉ làm điều đó thì tự khắc 1 ngày nào đó dòng nhạc thị trường sẽ bị tuyệt chủng mà thôi :3
- Báo cáo

tam nguyen
"Chỉ cần chúng ta chăm chỉ làm điều đó thì tự khắc 1 ngày nào đó dòng nhạc thị trường sẽ bị tuyệt chủng " xem ra anh bạn nhạc jazz của anh cũng không giúp anh đỡ ghét mấy dòng nhạc kia được rồi 😂😂
- Báo cáo

Duc Huy Nguyen

Uk khổ lắm em ạ :((( thiên kiến mà 

- Báo cáo

bonglt1998
Tại sao nhạc thị trường lại bị coi là thấp kém ạ? Anh có thể viết môtu bài phân tích quan điểm này được không ạ vì em luôn thắc mắc mà chưa có đáp án
- Báo cáo

Duc Huy Nguyen

Thực ra do mình ko hiểu sâu về âm nhạc nên mới bị có những suy nghĩ cực đoan đó thôi. Chứ đúng ra thì như nhau cả.
Nhưng theo mình thì dòng nhạc cao cấp sẽ thiên về cảm thụ và những ý nghĩa sâu xa nhiều hơn. Còn nhạc thị trường thì chỉ tập trung vào thị yếu của đa số, để giải trí là chính.
- Báo cáo

hi.haveyoumetme
Công nhận nhạc thị trường đúng là cancer. Vì nó giết chết sự tiến bộ của âm nhạc. Ở nước ngoài người ta luôn có một bộ phận đông đảo những người có đẳng cấp, có tiền để duy trì âm nhạc hàn lâm. Ở Việt Nam mình thì chịu.
- Báo cáo

bonglt1998
Chắc em bị nhiễm cancer rồi hay sao ấy mà không hình dung được tiến bộ âm nhạc là gì hết trơn

- Báo cáo
Vô Định
Mục đích của âm nhạc là phục vụ cho người nghe. Chừng nào người nghe dòng nhạc thị trường còn tồn tại thì không có chuyện âm nhạc dừng tiến bộ cả. Có chăng là tiến bộ theo hướng khác, một hướng mà bác không mong muốn.
- Báo cáo

Đinh Lê Ngọc Hà
Vì nó không có giá trị nghệ thuật cao. Một kiểu nghe vui tai chứ không mang lại cảm nhận về nghệ thuật, cũng không bồi dưỡng được gì cả
Nhưng t là fan EXO nên bất chấp ù pa hát gì, t stream tất =))))

- Báo cáo

bonglt1998
Từ khi để ava này đi đâu cũng có người pm t :v
- Báo cáo

Đinh Lê Ngọc Hà
Lờ everywhere =))))
- Báo cáo

Nhật Minh
thực ra nhạc hay hay không là do sở thích từng người thôi, nên nhạc thị trường "thấp kém" là do cảm quan cá nhân thôi. Những dòng nhạc hàn lâm ví dụ như nhạc cổ điển chả hạn , thực ra những nhà nghiên cứu họ nghiên cứu về hoàn cảnh sáng tác, lịch sử phát triển của nhạc cụ, phân tích hợp âm, phân tích phong cách sáng tác, phân tích nhịp điệu hay tốc độ tác phẩm, v...v... đều dựa trên cơ sở của nhạc lý, chứ không phải theo kiểu " Mở đầu tác phẩm ,ta thấy hiện lên 1 khung cảnh bi tráng blah blah " như mấy giáo viên dạy văn đâu :)) Những bài cảm thụ âm nhạc thì vẫn có nhưng nó chỉ mang tính tham khảo thôi, cũng như cảm thụ văn học vậy. Bạn có thể thương lão Hạc vì phải bán cậu Vàng nhưng cũng có thể ghét lão vì bán cậu Vàng và giờ thì cậu đang ở quán giả cầy nào đó :sad: . Tóm lại là hãy nghe những gì mình thích 

- Báo cáo

Unknown
theo mình nghĩ thì những người làm việc cả ngày đã quá mệt mỏi rồi thì thứ họ cần không phải là những dòng nhạc cao cấp hại não mà họ cần dòng nhạc thứ cấp để giải trí sau những giờ làm việc của họ
- Báo cáo

Duc Huy Nguyen

Uk, cái gì tồn tại cũng có lý của nó mà. Do thiên kiến của mình cả thôi
- Báo cáo

Trần Khánh Lâm Lê
Mình đồng ý với bạn! upvote. Tuy bài viết trên khá đúng khi hạ bệ sách self-help nhưng đến nỗi gọi là "ung thư" thì hơi quá. @@ Có chăng là đúng như bạn nói là thuốc kháng sinh, vẫn có ích mà.
- Báo cáo

KAy-Cu
Theo mình thì cực đoan nghĩ nhạc thị trường chỉ dành cho tầng lớp thấp thì thật racist
Cái cốt yếu của mỗi người là mong muốn được giải trí sau những giờ làm việc mệt nhọc, và trong tầm thế giới của mỗi người sẽ có mỗi khái niệm và định kiến riêng họ có quyền chọn dòng nhạc
Mình nghe khá nhiều dòng nhạc và mình chỉ muốn tìm cảm giác được relax được thoãi mái đầu óc bởi những giai điệu, phải chăng đó là cái sơ khai mà âm nhạc mang đến!?
Còn bác muốn khẳng định mình, nghe các dòng nhạc dành cho “ tầng lớp cao “ thì bác cứ nghe chứ đừng lên phán xét vội, có bài thượng đẳng trên spiderum này rất hay bác có thể tham khảo

- Báo cáo

Duc Huy Nguyen

Thì mình cũng có bảo đó là sự cực đoan của mình mà. Sẽ ko dễ để mở lòng ra đc. Nhưng ít nhất là mình nhận thức được sự cực đoan đó và ko dùng nó để đánh giá người khác
- Báo cáo
zeldagin
Cha giàu cha nghèo theo mình không phải là sách self help, mình đã đọc đến cuốn thứ 3 của tập này, nó thiên về kiến thức tài chính ( dù có nhiều luồng ý kiến tranh cãi về tính đúng sai của nó ). Đắc nhân tâm là self help và nội dung các chương có phần na ná nhau, tuy nhiên nó có giá trị của nó , ví dụ : cách thuyết phục 1 vấn đề đang gây tranh cãi là đầu tiên hãy tìm điểm đồng thuận trước và xác nhận nó, sau đó để đối phương bình tĩnh lại và chúng ta xử lý điểm không thống nhất thay vì đi thẳng vào vấn đề ngay từ đầu. Các phần còn lại mình thấy bạn nói không sai, tuy nhiên mình nghĩ nó chỉ là căn bệnh ngoài da chứ không phải bệnh ung thư. Mình nghĩ vấn đề đầu tiên là người việt hiện nay đọc rất ít sách ( ý kiến chủ quan không có số liệu cụ thể, mình đưa ra bằng cách quan sát những người xung quanh mình ), và ít nhất khi họ đã đọc sách, dù là sách self help thì đó đã là dấu hiệu đáng mừng, đến một lúc nào đấy chán cái thuốc giảm đau self help họ sẽ tìm các thứ thuốc bệnh - thuốc bổ nào tốt cho bản thân hơn
- Báo cáo

Low jiP
Mình đồng tình với nhận định của bạn, mình cũng type người bắt đầu từ self-help và cũng qua giai đoạn đấy rồi mình mới có nhiều nhận thức, góc nhìn về vấn đề. Bản chất self-help vẫn có cái hay riêng của self-help chứ không đến nỗi tệ như cancer.
- Báo cáo

whatdoyoumean
Self-help tôi cũng ko bao giờ đọc vì cảm thấy hơi vô bổ, chủ yếu mang tính ve vuốt tinh thần. Nhưng mà gọi nó là căn bệnh ung thư thì cũng hơi quá :))
Ai thích đọc thì cứ đọc thôi, nhiều người đọc xong thấy tự tin hơn và dám bắt tay vào hành động, thế cũng là biến chuyển tích cực rồi.
- Báo cáo

bonglt1998
Em là một con nghiện self-help đây ạ
. Giới trẻ tuổi em hầu như đứa nào cũng nghiện self-help hết vì bọn em chưa đủ nhận thức được như anh. Hậu quả sau một thời gian đọc self-help đến hôm nay đọc bài viết của anh em mới nhận ra, đó là đặt kì vọng quá cao về bản thân trong khi khả năng không cho phép. Em đã quá bị ám ảnh bởi những tấm gương thành công nổi tiếng, tuy nhiên kết quả nhận được không được xuất sắc như họ khiến em suy sụp khá nhiều. Hiện tại em vẫn còn đang trong tình trạng stress nhưng có lẽ em đã hiểu phải làm gì. Tuy nhiên bài viết của anh đã quá tiêu cực, đơn cử như một số sách như "ai che lưng cho bạn" ngoài vẽ ra một cuộc sống trong mơ thì còn chỉ khá nhiều tips để giữ vững và kết nối quan hệ. Sách self-help tuy mang tính "ám thị" như anh nói nhưng quan trọng là nó dạy và gieo vài đầu ta một số ý tưởng mà ta không bao giờ nghĩ ra. Có lẽ em sẽ vẫn đọc sách self-help nhưng sẽ biết chọn lọc nội dung để đọc hơn thay vì nghiền ngẫm hết toàn bộ cuốn sách.

- Báo cáo

Ôm mộng ngàn thu
Vãi cả ở đâu ra thông tin "giới trẻ bọn em nghiện selfhep đấy -___-"
- Báo cáo
northdious
mình nghĩ câu đó đúng, như mấy group sách chẳng hạn, họ share rất nhiều sách selfhelp, hay số lượng đầu sách selfhelp bán ra hiện tại chiếm rất lớn trong thị trường.
- Báo cáo

Ôm mộng ngàn thu
Ý là thị phần đọc n nhất là giới trẻ chứ Kp là giới trẻ hầu hết đều đọc! Ví dụ có 1000ng đọc thì giới trẻ chiếm 700ng tức là phần đông ng đọc sách selfhelp là giới trẻ chứ Kp ngược lại đông giới trẻ đọc selfhelp -.- mình đoán bạn hiểu sai kiểu đó
- Báo cáo

Hoàng tử
Em nó nghĩ ở đây toàn người già =))).
- Báo cáo

bonglt1998
Hơn 20 tuổi chiếm phần lớn đúng không ạ?. Hơn 20 là già òi 😁
- Báo cáo

Hoàng tử
Anh mà biết thì hơi bị thông minh luôn đấy :|.
- Báo cáo

bonglt1998
Em thấy các bài viết toàn là sv tốt nghiệp rồi @@
- Báo cáo

Mai Siêu Phong
Nghiện self-help còn tốt chán. Mình thấy các bạn teen giờ có 1 bộ phận ko nhỏ nghiện ngôn tình cơ. Mà lại còn là ngôn tình kiểu "tổng tài tội ác tày trời đẹp trai anh tuấn....", với kiểu truyện ngược (ngược đãi) mà trong đó tình yêu theo mô-típ "trước hiếp sau yêu". Cái này sẽ gây nên lệch lạc tâm lý lắm!
- Báo cáo

bonglt1998
A cái này mình cũng một thời
. Cái thời trẻ trâu nào cũng sẽ trôi qua thôi, cứ để cho các bạn ấy tận hưởng. Mình vừa cuồng ngôn tình vừa đọc cả đam mỹ xem truyện xem phim chơi game đủ cả mà đến lúc muốn dừng thì nó sẽ tự dừng thôi. Còn nếu không đọc được bài này thì chắc mình sẽ coi self-help là chân lý suốt đời mất, thậm chí còn gây hậu quả khá lớn nữa cơ. Mà công nhận nó gây lệch lạc tâm lý thật. Hồi mê đọc ngôn tình IQ của mình như giảm xuống một nửa :))

- Báo cáo

Nga Levi

"Self-help" là một nhánh nhỏ của các sách về tâm lý học, và là một nhánh gây nhiều tranh cãi -> Định nghĩa này thớt lấy ở đâu nhỉ
?
Mình nghĩ trước khi đi vào tranh luận self-help lợi hại như thế nào, thì cần nêu định nghĩa thế nào là self-help trước đã.

- Báo cáo
z03haha
Mình thấy "nhánh nhỏ của các sách về tâm lý học" tương tự như mấy cái gạch đầu dòng thôi mà. Còn "nhánh gây nhiều tranh cãi" thì để ý trc cũng có bài bình luận về self-help mà. Mà b trích ra phần mình thấy có phải định nghĩa nghiếc gì đâu :|
- Báo cáo