Trước Hòa Minzy, chủ đề lịch sử cũng đã có được tiếp cận với nhiều hình thức như video hình họa, hoạt hình, artbook, game,.. Có thể kể đến Việt Sử Kiêu Hùng với những thước phim dã sử theo phong cách diễn họa (animation), tái hiện những nhân vật lịch sử, những trận đánh hay những sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ người xem cũng như giới chuyên môn. Đến nay, Việt Sử Kiêu Hùng đã có hơn 100 000 người theo dõi trên fanpage, hơn 200 000 người đăng ký kênh youtube và gây được nguồn quỹ cộng đồng hơn 1 tỷ đồng. Nhiều bạn trẻ cũng chia sẻ rằng nhờ Việt Sử Kiêu Hùng mà mình mới bắt đầu tìm hiểu và yêu mến lịch sử, “không còn bị lẫn lộn giữa Quang Trung và Nguyễn Huệ nữa!”
Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm vẫn gặp phải những tranh cãi xung quanh tính chính xác và hình thức thể hiện của các nhân vật lịch sử như cuốn “12 khúc tráng ca” của Dũng Phan, gồm những tư liệu lịch sử mà tác giả cho biết đã được kiểm chứng xen kẽ với nhận định và đánh giá của người biên soạn.”12 khúc tráng ca” đạt được thành tích 5000 bản in được đặt trước từ khi chưa chính thức phát hành và 1.000 bản in cứng đã “bốc hơi” chỉ sau 4 giờ ra mắt. Dù vậy cuốn sách vẫn gặp phải những sai sót về tính chính xác như ghi sai danh hiệu của Nguyễn Ánh, nhầm miếu hiệu vua Gia Long, đẩy danh tướng Lê Văn Duyệt sang phía Tây Sơn...  
Hay những cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn lịch sử như truyện ngắn "Trở về Lệ Chi viên" bị phê phán vì đã xúc phạm danh nhân Nguyễn Trãi và bà nữ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ vì những miêu tả tình dục trần trụi, sự sai lệch thời gian và tình tiết cốt truyện so với những điều được ghi trong sử sách. Hay như "Tây Sơn bi hùng truyện" bị chỉ trích do những hư cấu "làm méo mó" hình ảnh vị tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân. Cũng có thể kể đến dự án “Sử Hộ Vương” cũng nhận tranh cãi với các thiết kế được cho là “báng bổ” nhân vật lịch sử. Báo Tia Sáng cũng đề cập đến vấn đề này là “hiện tượng những người yêu sử, nhà nghiên cứu “nghiệp dư” truyền thông lịch sử đến cho đại chúng theo nhiều cách giản dị, hấp dẫn và sinh động hơn - nhưng lại thiếu nền tảng kiến thức khoa học.”
Chia sẻ về điều này, nhà nghiên cứu lịch sử Vũ Đức Liêm, ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng các truyền thống viết sử của Việt Nam không hướng đến công chúng vì đó là sử cung đình, dành cho vương triều và một nhóm nhỏ những người thực hành chính trị. Chỉ tới thời hiện đại, lịch sử mới được sử dụng như một cách thức tập hợp dân chúng, xây dựng bản sắc ở tầm rộng. Vậy nên sẽ mất thời gian để các sử gia thay đổi cách tiếp cận, tìm kiếm các hệ hình và cách biểu đạt mới, cũng như xác lập vai trò nghề nghiệp mới thông qua việc đưa sản phẩm của mình tới công chúng, hướng tới nhu cầu của công chúng. Anh cho biết lịch sử và các sử gia đúng là đang loay hoay để tìm cách thích ứng với “nền kinh tế thị trường”. 
Câu hỏi đặt ra cho các sản phẩm lịch sử hiện tại là nên có cách tiếp cận như thế nào để phù hợp với công chúng? Theo bạn, khi đưa vào truyền thông đại chúng thì những yếu tố kiên quyết nào cần có khi làm về chủ đề lịch sử?
Nguồn tham khảo: 
_______________________________________________________________________________
Xem thêm các số 9toTalk khác: 

Đọc thêm: