Mức độ đáng tin cậy của Wikipedia như thế nào khi là một nguồn thông tin, và tại sao?
Điều đó còn phụ thuộc. Tôi là một quản trị viên trên Malayalam Wikipedia. Tôi cũng thực hiện kiểm tra việc thay đổi thông tin gần...
Điều đó còn phụ thuộc.
Tôi là một quản trị viên trên Malayalam Wikipedia. Tôi cũng thực hiện kiểm tra việc thay đổi thông tin gần đây trên Wikipedia tiếng Anh. Phần lớn thời gian của tôi trên Wikipedia dành để loại bỏ sự phá hoại và thông tin sai lệch khỏi các bài viết. Nhưng tôi khác xa với những người theo chủ nghĩa vị tha. Rất thường xuyên, tôi phát hiện ra một số kẻ phá hoại trong vòng một phút trước khi cập nhật danh sách những thông tin được thay đổi gần đây, nhưng khi tôi đến bài viết và cố gắng để khôi phục nó, thì đã có ai đó khác làm điều đó rồi!
Có vô số tình nguyện viên và bot cố gắng đảm bảo rằng những kẻ phá hoại không thể tấn công các bài viết hiện có. Một số ít có thể lọt qua được kẽ hở nhưng những sự phá hoại như vậy không tồn tại được lâu.
Vấn đề bất đầu xảy ra nhiều hơn từ việc có nhiều các editor và việc để làm hơn. Những gì họ viết có vẻ rất giống như nó đang tuân theo các quy tắc của Wikipedia nhưng thật sự thì có vài vấn đề nhỏ. Họ có thể viết các khẳng định là những nguồn thông tin gốc hỗ trợ rất tốt cho lập luận của họ, nhưng đây có thể là những nguồn được chọn mang tính thiên vị hoặc không đáng tin cậy. Kiểm định viên gần như không thể xác định những thông tin sai lệch như vậy, nó đòi hỏi các chuyên gia thực sự của chủ đề đó xem xét và thực hiện các chỉnh sửa, đồng thời xác định các bài viết cũng bị lạm dụng như vậy. Nó trở nên đặc biệt khó khăn nếu là chủ đề ngách, và khi các bài viết này đã được viết từ nhiều năm trước khi các quy tắc trên Wikipedia kịp trở nên nghiêm ngặt. Nhưng khi những lạm dụng như vậy được xác định, cộng đồng phải cấm (ban) các editor đó và cố gắng hoàn tác thiệt hại, nhưng thông thường, đó là một sự nỗ lực rất lớn để thông tin trở lại tính trong sạch.
Như trong tuần vừa rồi, tôi đã nhận được bình luận về câu trả lời Quora của mình rằng người Ấn Độ cổ đại đã tính toán kích thước hành tinh cực kỳ chính xác và họ đã trích dẫn một trang Wikipedia. Điều này rất ngạc nhiên đối với tôi vì nó đã đi ngược lại tất cả sự hiểu biết của tôi về lịch sử thiên văn học. Vì vậy, tôi nhấp vào liên kết đó, và đây, những chàng trai của tôi ơi, đây là những gì tôi tìm thấy:
- Bài báo được trích dẫn cho thông tin đã được công bố trên một tạp chí của một kẻ quái gở.
- Bài báo trên tạp chí đã đưa ra lý thuyết ngoài lề rằng mặc dù khoảng cách hành tinh và đường kính rõ ràng được đưa ra trong cuốn sách thiên văn học Ấn Độ cổ đại đều sai ở từng độ sáng biểu kiến (*magnitude), việc phép nhân (không được thực hiện trong cuốn sách) cho kích thước chính xác cho hai hành tinh là bằng chứng cho thấy người Ấn Độ cổ đại không biết phương pháp ước tính kích thước! Bài báo cũng cố gắng giải thích tất cả các kích thước sai khác theo cách kỳ quái.
- Trang Wikipedia loại bỏ tất cả nội dung ngay cả từ bài báo và chỉ tuyên bố rằng người Ấn Độ cổ đại biết chính xác hai kích cỡ hành tinh. Không đề cập rằng điều này không có trong cuốn sách gốc và nó là một luận điệu hiện đại bên lề. Không đề cập đến việc tính toán được thực hiện bằng cách nhân các số rất nhiều sai sót và nhiều kích thước khác được tìm thấy theo cùng một cách là hoàn toàn sai.
- Thông tin này đã được thêm vào hơn một thập kỷ trước bởi một user đã phải nhận lệnh cấm của cộng đồng vì đã thực hiện chính xác điều tương tự: “sử dụng sai lệch nguồn thông tin mang tính dài hạn”. Họ sẽ trích dẫn các nguồn, nhưng trình bày sai hoặc nói những điều hoàn toàn trái ngược!
Tôi bắt đầu một cuộc thảo luận về điều này trên trang thảo luận bài viết và xóa bỏ nó đi.
Đây là một tình huống cực đoan. Hiếm khi thông tin sai hoặc gây hiểu lầm tồn tại lại trong một bài viết quá lâu. Nhưng nó như là một hồi chuông cảnh tỉnh về việc không có các tranh luận tìm ra tính đúng đắn, ngay cả khi được trích dẫn rõ ràng. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bức tranh tổng thể, phần còn lại của bài viết không có vấn đề như vậy. Chúng ta có nên cho rằng một đoạn bị lỗi trong một bài viết không thường xuyên được đọc đến là một vấn đề toàn cầu?
Kinh nghiệm của tôi với Wikipedia tiếng Anh là rất đáng tin cậy, cho nên khi bắt gặp một vài ngoại lệ, chúng tôi thường khá sốc. Đặc biệt nếu một bài viết thuộc chủ đề khoa học hoặc một cái gì đó được chỉnh sửa ồ ạt, rất ít khả năng vẫn còn thông tin sai lệch. Các vấn đề xảy ra trên các bài viết mà không có nhiều hoạt động, được chỉnh sửa chỉ bởi một hoặc một vài người ở các chủ đề ngách nhưng bàn tới nhiều vấn đề (bổ sung thêm những editor làm việc về các chủ đề như vậy thường là những writter giỏi và tận tụy, yêu thích chủ đề hơn là những người thúc đẩy bài viết). Trong những trường hợp như vậy, đừng tin tưởng bất cứ điều gì mà không có trích dẫn trực tiếp. Và nếu có bất kỳ một chút nghi ngờ nhỏ nào, hãy nhấn vào trích dẫn để kiểm tra xem đó có phải là một nguồn đáng tin cậy hay không hay nó có thực sự nói lên những gì bài viết tuyên bố hay không.
Trans: Nguyễn Lê Duy.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất