Sách “Seneca: Những bức thư đạo đức” — Giá trị nhân văn không thay đổi qua 2000 năm
Seneca - Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí.
Nếu bạn là một độc giả thường xuyên của Spiderum, chắc hẳn bạn đã quen với hình ảnh Andy Luong—một chàng trai trẻ cần mẫn, hết mình với việc đọc, dịch và viết về triết học thực hành, đặc biệt là Chủ nghĩa Khắc kỷ. Cuốn sách Seneca: Những bức thư đạo đức do anh là người đầu tiên chia sẻ tới cộng đồng bạn đọc ở Spiderum.
Sau rất nhiều thời gian ấp ủ, Spiderum team đã cùng anh Andy Luong mang về Việt Nam cuốn sách đáng mong chờ này. Không chỉ có vậy, bản dịch Tiếng Việt của cuốn sách cũng do các chuyên gia về bản địa hoá—anh The Merc và cộng sự cùng tham gia hỗ trợ, khỏi phải nghi ngờ về chất lượng phải không các bạn :D?
Andy Luong và cái duyên với Chủ nghĩa khắc kỷ
Là một giảng viên, tiến sĩ Kinh tế hiện đang nghiên cứu và giảng dạy tại đại học Queen's University Belfast, Bắc Ailen, nhưng trong một bài phỏng vấn của Humans of Spiderum với Andy Luong, anh Andy Luong chia sẻ rằng: “Thật ra mình cũng lười lắm. Mọi người đừng miêu tả mình cao siêu quá... Bản thân mình không phải là một người thông minh hay xuất sắc gì cả nên mình có thói quen học bằng cách đọc đi đọc lại những cuốn sách mình thấy hay. Mình cứ đọc xoay vòng, ba cuốn nền tảng của Stoicism, mỗi ngày đọc 10-15' vào buổi sáng.”
Cái duyên của Andy Luong với Chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism) bắt đầu từ khi anh đi du học, tiếp cận với nền văn hóa Phương Tây với quá nhiều mâu thuẫn so với nền văn hóa Á Đông khiến anh rơi vào khủng hoảng trong một thời gian dài. Trong thời đại của toàn cầu hóa, của công nghệ thông tin, của những phát triển vượt bậc khiến đời sống được đảm bảo hơn rất nhiều, con người lại thấy chênh vênh hơn, lo lắng hơn, và hiếm ai tìm được sự bình yên từ bên trong tâm hồn. Chính vì lí do đó, tư tưởng chủ đạo của Chủ nghĩa Khắc kỷ là “tìm kiếm sự bình thản trong tâm trí” (The Tranquility of Mind) đã thu hút anh.
Theo Andy Luong, 5 năm "luyện" Stoicism đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của anh, theo chiều hướng tốt đẹp hơn rất nhiều. Trong phần lời nói đầu của cuốn sách Seneca: Những bức thư đạo đức, có rất nhiều thay đổi đã xảy ra trong tâm trí "tôi" (dịch giả Andy Luong) ở từng khía cạnh:
Stoicism khiến tôi nhận thức được rõ ràng hơn sự thay đổi trong cảm xúc của bản thân, (có lẽ) là bước đầu tiên để tiến đến làm chủ cảm xúc. Để mỗi khi cảm thấy tâm trạng thay đổi trước bất cứ thứ gì, ngay lập tức câu hỏi: "Mình có thể kiểm soát được nó không?" hiện lên trong đầu tôi. Nếu câu trả lời là không, tôi sẽ tự nhắc bản thân quên ngay nó đi và chỉ tập trung vào những thứ mình kiểm soát được.Stoicism giúp tôi làm chủ hoàn cảnh tốt hơn... Giống những gì Epictetus đã nói: “Đối mặt với cuộc đời như tham gia bàn tiệc vậy. Món gì chưa đến với bạn, bình tĩnh chờ nó. Món gì đi rồi, chấp nhận bỏ qua và đừng cố với lại. Món gì đến với bạn, gắp lấy phần của mình và hạnh phúc với nó. Làm như vậy với mọi thứ, với anh em, bạn bè, người yêu, vợ chồng, con cái, và bạn sẽ có được sự thanh thản trong tâm hồn.”Stoicism trang bị cho tôi hệ thống những lời khuyên có thể áp dụng vào mỗi tình huống khó khăn trong cuộc sống… Trước mỗi khó khăn, tôi lại nhớ lời Seneca: “Chú phải nhìn mấy ông vận động viên mà sống, chả bao giờ họ chịu tập với đứa kém hơn, mà luôn đòi thằng nào cân sức ra tập để tiến bộ. Nên, chú cứ coi mỗi khó khăn cũng chính là "đối" để cân đo bản lĩnh của chú đi. Nghĩ thế có phải khó khăn càng lớn chú càng đỉnh không?”Stoicism khiến tôi mạnh hơn theo nghĩa đen, bằng những bài tập luyện. Thay vì chỉ đến gym cho khỏe, tôi dùng gym như cách để đối mặt với khó khăn, và mỗi ngày đều thách thức bản thân một chút so với bài tập ngày hôm trước. Hay thỉnh thoảng tôi sẽ liều mặc ít áo hơn khi trời lạnh, và sẵn sàng đối mặt với rét mướt, trong đầu giữ hình ảnh một Socrates mùa đông cũng như mùa hè không thay đổi phong cách ăn mặc...
Là một trong những người viết đầu tiên về Chủ nghĩa Khắc kỷ trên Spiderum, qua hơn 5 năm rèn luyện và thực hành trong đời sống, tác giả Andy Luong đã quyết định dịch "Seneca: Letters on Ethics To Lucilius" – tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là 1 trong 3 cuốn sách nền tảng của Stoicism. Cuốn sách bao gồm 124 bức thư, chia làm 2 tập, đã được dịch sang hơn 20 thứ tiếng và lần đầu tiên được dịch sang tiếng Việt. Trong bản dịch này (tập 1), Spiderum và tác giả Andy Luong sẽ gửi tới độc giả 60 bức thư đầu tiên.
Giới thiệu ngắn về Chủ nghĩa Khắc kỷ
Là một trong những trường phái triết học xuất hiện sớm nhất và có sức ảnh hưởng nhất trên thế giới, Chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism) khởi sinh từ những tác phẩm và lời dạy của ba nhà triết học là Zeno xứ Citium (335 - 263 TCN), Cleanthes (331 - 232 TCN) và Chrysippus (khoảng 280 - 207 TCN). Khắc Kỷ đã trở thành trào lưu triết học quan trọng của thế giới Hy Lạp - La Mã, định hình sự phát triển tư tưởng trong Kỷ nguyên Kitô. Các nhà tư tưởng La Mã đã nối tiếp sự nghiệp, và Chủ nghĩa Khắc Kỷ trở thành tín ngưỡng bán chính thức của giới chính trị và văn học La Mã. Các nhà Khắc Kỷ La Mã như Seneca, Epictetus (giữa thế kỷ thứ nhất đến đầu thế kỷ thứ hai), Musonius Rufus (khoảng 30 - khoảng 102 TCN), và hoàng đế Marcus Aurelius (121 - 180) đã sáng tác các tác phẩm Khắc Kỷ của riêng mình.
Quan điểm của Chủ nghĩa Khắc kỷ cho rằng, sở dĩ ta đau khổ là vì ta đã chọn sai cách trong việc nhận định các vấn đề. Và để tiến tới hạnh phúc, chúng ta cần sống hòa hợp với bản chất của bản thân và thế giới xung quanh. Đạo đức học Khắc Kỷ bắt đầu từ quan niệm về giá trị vô biên của năng lực lý trí trong mỗi con người. Các nhà Khắc Kỷ La Mã hiểu rằng năng lực này thiết thực và đạo đức. (Vì vậy, không giống như Plato, họ không nghĩ những người có tài năng bẩm sinh về toán học lại giỏi hơn những người khác, và họ ngày càng hoài nghi ngay cả việc nghiên cứu logic cũng có nhiều giá trị thực tiễn). Họ cho rằng loài người đều bình đẳng về giá trị nhờ sở hữu năng lực quý giá để lựa chọn và định hướng cuộc đời của mình. Các nhà Khắc kỷ rất nghiêm túc về sự bình đẳng (giữa người với người): họ thúc đẩy giáo dục bình đẳng cho cả nô lệ và phụ nữ. Bản thân Epictetus trước đây cũng từng là nô lệ.
Chủ nghĩa Khắc kỷ được khai sinh với sứ mệnh trui rèn bản lĩnh và tinh thần của con người trước những áp lực và khổ đau trong cuộc sống. Stoicism khái quát 4 phẩm cách mà con người nên tuân theo trong mọi hoàn cảnh: trí tuệ (wisdom), chính trực (integrity), công bằng (justice), và can đảm (courage). Đây sẽ là 4 phẩm cách mà bạn phải đối chiếu, khi tìm lý do cho mỗi hành động của mình.
Về Tác Giả Seneca và “Những bức thư đạo đức"
Lucius Annaeus Seneca (4 TCN - 65) là một triết gia người La Mã thuộc trường phái Triết học Khắc kỷ và là chính khácNhững bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí. Cuốn sách không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài, nhà biên kịch, nghệ sĩ hài đương thời, ông là một tên tuổi lớn trong thời kì Bạc của văn học La Mã.
Seneca quan tâm đến việc áp dụng các nguyên tắc đạo đức Khắc Kỷ vào cuộc sống của mình và của những người khác giống ông. Câu hỏi chi phối các tác phẩm triết học của ông là Làm thế nào một cá nhân có thể đạt được cuộc sống tốt đẹp?
Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí. Cuốn sách không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài.
Ông lựa chọn sử dụng một định dạng mới là những bức thư cho văn bản triết học này vì thấy đặc biệt phù hợp với tài năng của mình. Cuộc trao đổi này không xuất hiện những bức thư hồi đáp; nhưng bất cứ ai đọc cũng luôn thấy Lucilius hiện diện thông qua những lần được nhắc tên, hay những câu hỏi, mối quan tâm của ông được Seneca trả lời. Những bức thư của Seneca chỉ ra vai trò mà một người thầy thông thái có thể đóng góp trong quá trình chữa lành, nhưng Seneca cũng biết rằng ngay cả bản thân ông cũng có những chấp trước sai lầm.
Đọc Seneca không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện sự tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.
Các tác phẩm của ông chứa đầy những ví dụ sống động, những ẩn dụ ấn tượng, những câu nói hay và những hiệu ứng âm thanh dứt khoát. Ông biết cách thay đổi giọng điệu, từ cuộc trò chuyện bình thường đến lời cổ vũ mạnh mẽ và sự lên án quyết liệt. Với lối viết tài hoa, tác phẩm của ông được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý.
Ai Nên Đọc Cuốn Sách Này?
- Những bạn trẻ đang tìm hiểu về triết học, đặc biệt là về Chủ nghĩa Khắc kỷ và phương pháp thực hành triết học trong cuộc sống thường ngày;
- Những ai quan tâm tới văn học, lịch sử, nghệ thuật Hy Lạp - La Mã cổ đại để tìm về các tri thức trường tồn qua dòng thời gian của Seneca, Marcus Aurelius, Plato…
- Những ai đang gặp vấn đề với việc phát triển bản thân, các mối quan hệ, sự nghiệp, tình cảm và cần lời khuyên thực sự có ý nghĩa;
- Những bạn trẻ muốn trang bị cho mình một tâm thức mạnh mẽ để sẵn sàng đương đầu với thời đại biến đổi khôn cùng.
👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:
Mong rằng bộ sách này sẽ giúp bạn tìm được "sự bình thản trong tâm hồn"!
Đọc thêm:
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất