Lời tựa:
Nếu bạn đã tình cờ đọc bài viết về "a wake-up call" của mình, 1 trong 3 bài học lớn nhất mà mình đúc rút được từ bài giảng của Jim Rohn là về Philosophy. Thực tình mà nói, ngay cả sau khi nghe xong video ấy, 2 chữ PhilosophyTriết học vẫn hoàn toàn k mang lại cho mình bất cứ hứng thú nào. Miền ký ức lớn lao nhất của mình tính đến thời điểm ấy về triết học là những ngày tháng khổ sở cày triết ôn thi năm 1 Kinh tế quốc dân, khi mà dù cố gắng thế nào thì những cái nguồn gốc của con người thế giới các thứ chả liên quan mie j đến cuộc sống của mình cũng k thể được nhồi vào đầu. Mình chỉ nhớ hồi ấy mình học 1 ông thầy tóc dài khá nghệ sĩ, mở mồm ra là chửi bậy nhưng để lại trong học trò 1 ấn tượng về sự uyên thâm và có chút bất mãn với đời :))

Đọc thêm:

Chính vì cái dửng dưng với triết học như thế, nên mình đã rất băn khoăn tại sao Jim lại đặt Philosophy lên đầu, thậm chí quan trọng hơn cả thái độ (attitude). Nhưng, khi bạn đã tin tưởng vào 1 người, thì thường bạn sẽ cố gắng làm theo những gì người đó nói, đúng k? Mình k phải 1 ngoại lệ, khi thử đặt niềm tin vào triết học thêm 1 lần nữa. Tuy nhiên lần này mình quyết định chủ động hơn, bằng việc search google: "best practical philosophy books". Thật ngạc nhiên khi trong 1 vài trang đầu tiên mình chọn, Stoicism luôn có mặt 3 tác phẩm (thường là trong 10, hay 20, nhưng kể cả top 5 đi chăng nữa): Meditations của Marcus Aurelius, Letters from a Stoics của Lucius Seneca, và The Discourse của Epictetus. Chắc lúc ấy nếu mình có may mắn được đọc bài viết: "Làm sao để chống ngụy khoa học" của Huskywannafly, mình đã lùi lại và tỉnh táo hơn để dò xét xem liệu có 1 sự bias "nhẹ" nào ở đây k, kiểu như mấy ông tác giả của những cái list ấy đều là dân Stoics chẳng hạn. Nhưng lúc ấy thì thật rồ dại, mình tin lấy tin để rằng Stoicism chính là ánh sáng cuộc đời r, và thế là cắm đầu mò ebook 3 cuốn ấy. Nhưng, tính đến thời điểm này, đó lại là 1 trong những quyết định đúng đắn nhất mình từng đưa ra. Đây chắc là điển hình của câu nói: "Thánh nhân đãi kẻ khù khờ" cũng nên :|
Chính vì vậy, loạt bài này mình xin giới thiệu với các bạn về trường phái triết học Stoicism, với cam kết sẽ k đưa bạn đi xa khỏi cuộc sống hàng ngày để hỏi những câu hỏi kiểu như: "Loài người bắt nguồn từ đâu" hay "Ta có thực sự hiểu được con vật, cái cây", mà sẽ kéo bạn ở lại với 1 thực tại phũ phàng mang tên ĐỜI, nhưng bonus cho bạn những hành trang để đối mặt và mỉm cười với nó. Nghĩ thử xem, có phải hình tượng 1 ông anh hơi chút lạnh lùng, nhìn thấy khó khăn chỉ cười mỉm tỏ vẻ nguy hiểm, vẫn rất cool rất ngầu đúng k? Và sẽ thế nào nếu ta cũng làm được như vậy :)

Bài 1: Chủ nghĩa khắc kỷ ... có thật là khắc kỷ?

Trước hết, k biết các bạn cảm thấy thế nào, nhưng 2 chữ "khắc kỷ" làm mình cảm thấy vô cùng tiêu cực, thậm chí còn hơn cả 2 chữ yếm thế của Cynicism nữa. Tách biệt ra, "khắc" làm mình nhớ đến hà khắc, khắc nghiệt khắc khổ, toàn những từ rất nặng. "Kỷ" thì thôi rồi, trừ kiểu thế kỷ thiên niên kỷ chắc chắn chả liên quan gì ở đây, thì nào là tự kỷ, ích kỷ, kỷ cương kỷ luật. Túm lại là nhìn cái tên thôi đã thấy cả bầu trời xám xịt mờ mịt k thấy lối ra rồi.
Nhưng thực chất có phải như vậy k?

Về nguồn gốc, cái tên Stoicism được lấy dựa theo tiếng Hy Lạp Stoa Poikile, tức là cái mái hiên nơi mà người sáng lập trường phái Zeno dạy học trò của mình. Theo Internet Encyclopedia of Philosophy, Stoicism, hay những Stoics hướng tới Eudaimonia, dịch đại thể là hạnh phúc lâu dài. Và để có được cái đích ấy, các Stoics phải sống thuận với tự nhiên, "living in agreement with nature". 3 người nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất đến sự thành công của Stoicism: Marcus Aurelius, Lucilius Seneca, và Epictetus, sẽ khiến bạn phải tự hỏi, liệu Stoicism có thực sự khắc kỷ hay k? Trong khi Marcus Aurelius là hoàng đế La Mã, Lucilius Seneca cũng là cố vấn của hoàng đế Nero, và là 1 trong những người giàu nhất thời ông. Epictetus có lẽ là người xuất thân hèn mọn nhất, khi ông chỉ là 1 tên nô lệ. Tuy nhiên, với sự thông minh tuyệt đỉnh của mình, ông đã trở thành người đứng đầu trường Stoicism, và những ghi nhận lịch sử cho thấy Stoicism có thể nói là thịnh vượng trong thời kỳ của ông. Vậy, theo bạn, 2 chữ khắc kỷ ấy có thực sự hợp lý để miêu tả 3 người này k?

Đọc thêm:

Tiếp đến, đâu là điểm cốt lõi của Stoicism?
Trong những bài tiếp theo, mình sẽ đi vào giới thiệu về từng cá nhân và tác phẩm của họ. Nhưng, trong bài viết khái quát này, mình chỉ xin nêu lên những nội dung cốt lõi của Stoicism, và tại sao mình cho rằng nó thực sự có giá trị trong thời đại ngày nay.
Thứ nhất, Stoicism khái quát 4 phẩm cách mà con người nên tuân theo trong mọi hoàn cảnh: trí tuệ (wisdom), chính trực (integrity), chuẩn tắc (justice), và can đảm (courage). Đây sẽ là 4 phẩm cách mà bạn phải đối chiếu, khi tìm lý do cho mỗi hành động của mình. Và nếu bạn có thể tuân thủ 4 phẩm cách này mọi lúc mọi nơi, Stoicism tin rằng bạn sẽ có được cái đích hạnh phúc viên mãn mà 1 Stoic hướng tới.
Thứ hai, về cách thức, Stocism khái quát hóa thế giới thành 2 nhóm: những thứ chúng ta có thể kiểm soát và những thứ ta không thể kiểm soát. Tư tưởng này được William Irvine đính chính và phát triển thành 3 nhóm nhỏ hơn: những thứ chúng ta có thể kiểm soát, những thứ chúng ta hoàn toàn k kiểm soát được, và những thứ chúng ta chỉ có thể kiểm soát 1 phần. Cụ thể hơn, nhóm 1 gồm suy nghĩ và hành động của bạn, nhóm 2 gồm những thứ bên ngoài như thời tiết, đồ đạc, hoặc hành động của người khác, trong khi nhóm 3 thường chỉ những họat động có sự tham gia của đối tượng khác, như 1 trận tennis chẳng hạn. Về cơ bản, ta không nên bận tâm chút nào đến nhóm 2, tập trung toàn bộ vào nhóm 1, và đặt mục tiêu rõ ràng cho nhóm 3. Trong đó, nhóm 3 có vẻ phức tạp nhất, liên quan đến sự giao tiếp hoặc trao đổi với người khác (hoặc vật khác), vậy hãy cùng xem xét cụ thể hơn 1 chút nhé. Bạn thử nghĩ xem, nếu trong trận tennis, mục tiêu của bạn là thắng cuộc, và bạn không đạt đựơc nó, có phải sự bình thản trong suy nghĩ của bạn có thể bị gián đoạn. Nhưng nếu mục tiêu của bạn là cố gắng hết mình, hẳn nhiên dù thua bạn cũng sẽ tiếp cận kết quả ấy 1 cách bình thản hơn đúng k? Tuy nhiên, chú ý là điều đó hoàn toàn k có nghĩa là cứ thua liên tọi đâu nhé. chỉ là trong sự tương tác với xã hội, bạn phải tìm mọi cách bảo vệ được sự bình yên trong tâm tưởng mình. Thử nghĩ về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hay Brexit trong năm vừa rồi xem, có phải nhiều người đã đặt sai mục tiêu của mình cho 1 hoạt động trong nhóm 3 hay k?

👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:

Thứ 3, Stoicism cung cấp 1 hệ thống những lời khuyên mang tính triết lý mà theo mình cực kỳ cần thiết trong cuộc sống. 
“As physicians have always their instruments and knives ready for cases that suddenly require their skill, so do you have principles ready for the understanding of things divine and human, and for doing everything, even the smallest, with a recollection of the bond that unites the divine and human to each other” – Marcus Aurelius, Meditations, book III.
Cũng giống như bác sĩ thường luôn mang dụng cụ bên mình, để sẵn sàng cho những trường hợp khẩn cấp, bạn nên xây dựng 1 hệ thống các nguyên tắc làm kim chỉ nam cho mỗi hành động, dù là hành động nhỏ nhất của bạn, để biết chắc là chúng đồng nhất với những gì thiêng liêng và "con người" mà bạn lựa chọn và hướng tới.
Mình sẽ cung cấp bản đầy đủ cho từng nhân vật, chỉ xin gửi tới các bạn 3 trong số những lời khuyên Stoic để bạn có thể cảm nhận thử:
_ Think not so much of what you lack as of what you have; but of the things you have, select the best, and then reflect how eagerly you would have sought them if you did not have them - Marcus Aurelius.
Đừng suy nghĩ quá nhiều về những thứ bạn thiếu, thay vào đó nghĩ đến những thứ bạn có, đặc biệt là những thứ tốt nhất, và thử liên tưởng nếu như bạn không có chúng, bạn sẽ phải khao khát thế nào để có được chúng.

_ I have often wondered how it is that every man love himself more than all the rest of men, but yet sets less value on his own opinion of himself than on the opinion of others … it is clear that we accord much more respect to what our neighbours think of us than to what we think of ourselves - Marcus Aurelius.
Tôi thường ngạc nhiên tại sao mọi người đều yêu quý bản thân mình nhất, nhưng lại đặt nhiều giá trị vào những lời bình phẩm của người khác về mình hơn những suy nghĩ của chính bản thân mình.

_ Comparing good men to athletes who strive to improve their skills: in order to do so, they do not pick on weak and easily defeatible opponents; rather, they choose the most challenging antagonists, so that they can better and more surely improve. The wise person, then, ought to welcome adversity as a way to sharpen his ability to practice virtue. “It does not matter what you bear, but how you bear it” - Lucius Seneca
So sánh 1 người mong muốn tiến bộ (A) với 1 vận động viên nỗ lực để cải thiện kỹ năng (B). Để tiến bộ B sẽ không chọn những đối thủ yếu và dễ dàng bị đánh bại, thay vào đó, anh sẽ chọn 1 đối thủ mà anh cho là mạnh nhất hoặc ngang tài ngang sức nhất với mình. A cũng phải làm như vậy. Nếu như anh muốn nâng cao phẩm cách và bản lĩnh của mình, anh phải chào đón và dũng cảm đối đầu với tất cả khó khăn, dù là nặng nề nhất. "Thứ bạn phải chịu đựng hay đối đầu không quan trọng, quan trọng là cái cách bạn đối đầu với nó".

Đọc thêm:

Cuối cùng, sẽ rất khó để tiếp cận 1 trường phái nếu như bạn k nhìn thấy hiệu quả của nó, đúng k? Vậy, mình xin được điểm qua 1 số nhân vật nổi bật để mọi người tham khảo nhé (Nguồn: https://dailystoic.com/stoicism-pop-culture/)
1. Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt và Bill Clinton
2. Nhà văn Robert Greene, với những cuốn sách nổi tiếng như 48 Laws of Power, Mastery, etc. Trong cuộc phỏng vấn vs Daily Stoic, ông đã thẳng thắn chia sẻ: "Stoicisim is just a beautiful philosophy"
3. Doanh nhân, nhà văn, diễn giả Tim Ferriss của The 4-hour work week.
4. Steve Jobs (ông này là 1 người Stoic trầm lặng - Stealth Stoics, cụm từ được đề cập trong sách của William Irvine). Không ai có thể khẳng định điều này chắc chắn 100%, nhưng có 1 bài viết khá thuyết phục dưới đây:
Hy vọng những điểm khái quát trên có thể giúp bạn hiểu được phần nào về Stoicism và mục tiêu của trường phái này. Tất cả những gì Stoics hướng đến, tựu lại, chỉ là sự bình thản trong tâm tưởng mà thôi. Tuy nhiên, nếu coi đó là 1 trong những điều khó nhất thế giới, chắc mọi người cũng k quá bất bình đâu đúng k?
“To live a good life: we have the potential for it. If we can learn to be indifferent to what makes no difference” – Marcus Aurelius.
Mỗi chúng ta đều hoàn toàn có khả năng để sống 1 cuộc sống tốt đẹp. Chỉ là chúng ta phải biết cách bất biến trước những thứ không thực sự có ảnh hưởng đến chúng ta.
(cái này dịch ra thì mình phải chú thích thêm 1 chút: những thứ k ảnh hưởng này, với Stoicism là rất rộng, bao hàm cả tài sản, địa vị, và thậm chí là chính thân thể chúng ta nữa. Đối với 1 Stoic thì chỉ có trí óc (mind) là cái chúng ta có thể kiểm soát và là tài sản duy nhất của chúng ta mà thôi, những thứ khác đều là "indifference - k ảnh hưởng" hết. Chính vì vậy nên đọc cái câu này tưởng dễ dàng, nhưng thực tế lại không dễ dàng chút nào cả. Và ý mà Marcus muốn nhấn mạnh ở đây, là 1 sự khẳng định rằng chúng ta đều có đủ khả năng để đạt được điều đó, và đó là thứ quan trọng nhất. Nếu bạn tin tưởng, bạn sẽ làm được). 
Kẻ mộng mơ

Phần tiếp theo: