Các kỳ trước: phần 12.
Như đã nhắc đến trong phần trước, 3 bài tiếp theo (kể từ bài này) mình xin được giới thiệu với các bạn 3 "đầu tàu" Stoic: Marcus Aurelius, Epictetus và Seneca, những người đã có công phát triển tư tưởng Chủ nghĩa Khắc kỷ  và cho thấy sự hữu dụng của nó, dù đã trải qua gần 2000 năm lịch sử.
Người đầu tiên, không ai khác, chính là hoàng đế La Mã Marcus Aurelius, người mang danh "Vua triết gia - Philosopher King". Hy vọng bài viết sẽ có thể làm rõ tại sao cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton coi Meditations là cuốn sách yêu thích và Oscar Wilde khẳng định Marcus là người hoàn hảo (The perfect man) trong các tác phẩm của ông.
Đầu tiên, đôi nét về tiểu sử. Marcus sinh năm 121 sau công nguyên, con nhà quyền lực (khỏi bàn), được giáo dục về thuật hùng biện và triết học trong những năm tháng đầu đời. Không có nhiều ghi chép về tuổi trẻ của Marcus, chỉ có 1 vài nhận định rằng ông là 1 chàng thiếu niên vô cùng nghiêm túc, người đồng thời thích luyện tập đấu vật, đấm bốc và săn bắn.
Ông là hoàng đế La Mã từ năm 1961 đến khi ông qua đời vào năm 1980.

(không thấy gì sai sai ah!?! Phải là từ năm 161 đến năm 180 nhé :P). 

Đọc thêm:

Thời gian trị vì của ông không hề dễ dàng: chiến tranh với đế quốc Parthia (the Parthian Empire), các bộ lạc nguyên thủy ở vùng phía bắc, sự trỗi dậy của Thiên Chúa giáo (Christianity) và bệnh dịch đã giết chết hàng vạn sinh linh. Đây cũng là lý do vì sao trong 13 người con của Marcus, chỉ có 1 cậu con trai và 4 cô con gái là sống "lâu" hơn cha mình mà thôi. 
Marcus mất năm 180. Nhà sử học Cassius Dio có nói về ông như sau: "Marcus không có 1 cơ thể khỏe mạnh và đã trải qua rất nhiều vấn đề trong toàn bộ thời kỳ trị vì. Nhưng điều đó chỉ làm tôi kính phục ngài hơn nữa, bởi cho dù đối mặt với những khó khăn có thể nói là tàn khốc và bất thường, ngài vẫn duy trì sự tồn tại của bản thân và đế chế. Chỉ có duy nhất 1 điều khiến ngài không thể có được hạnh phúc trọn vẹn, đó là cho dù đã tận tâm uốn nắn và dạy dỗ ngài vẫn vô cùng thất vọng về người con trai Commodus của mình". Đây cũng là lý do vì sao thời kỳ "The Five Good Emperors" kết thúc với cái tên Marcus Aurelius.
Về Meditations, tác phẩm nổi tiếng nhất của Stoicism. Thực chất, nó là 1 cuốn nhật ký của Marcus, và đây cũng chính là điểm nổi bật ấn tượng của cuốn sách. Marcus không hề có ý định sẽ xuất bản (vì chắc chắn k có nhà xuất bản nào vào thời ấy rồi :v). Đùa chứ ý là từng con chữ trong ấy đều là lời thật lòng răn đe đối với bản thân. Trong Meditations, tư tưởng Chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism) được mài giũa sáng ngời bằng chính sự quyết tâm của 1 hoàng đế trên con đường tìm kiếm sự bình thản trong tâm tưởng - the tranquility of the mind, đích đến cuối cùng của cả trường phái triết học Chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism) này.
Thực sự tất cả những điều có thể nói chỉ là mỗi người rất rất nên đọc cuốn sách này 1 lần trong đời. Hãy tự hỏi tại sao mà trong tất cả các bảng xếp hạng các cuốn sách triết học (ví dụ như đâyđây), bạn sẽ luôn tìm thấy Meditations trong top 5 (hay thậm chí là top 3). Thật đáng tiếc vì theo mình biết vẫn chưa có 1 bản dịch tiếng Việt nào được xuất bản (1 trong những dự định mình kiên quyết phải làm, nhưng là trong tương lai), vì vậy mình chỉ có thể cung cấp bản tiếng Anh mà mình cho là dễ đọc nhất (đến nay mình đã tìm được 3 bản tiếng Anh, nhưng có những bản dùng tiếng Anh thời Shakespeare kiểu thy thee thực sự mình chưa đủ trình nuốt nổi :(). 
(Ai không down được comment email cho mình nhé)

Trong khuôn khổ bài viết này, mình xin chọn ra 10 đoạn trích mà mình cho là thấm nhất trong Meditations và gửi tới các bạn, cùng 1 chút cảm nghĩ của bản thân. (Những đoạn trích này, mình sẽ tránh lặp với những đoạn đã có trong phần 1 và phần 2 của series).
1. Tập trung từng phút từng phút như 1 người La Mã, như 1 con người, vào công việc trước mặt bạn với sự nghiêm túc và cặn kẽ. Giải thoát bạn khỏi tất cả các cám dỗ làm mất tập trung. Đúng, bạn có thể làm được, nếu bạn làm mỗi việc như việc cuối cùng bạn có thể làm trong đời, và chấm dứt ngay thói làm việc không mục đích, hay để cho cảm xúc chi phối thay vì lý trí. Đồng thời, lập tức xóa bỏ thói đạo đức giả, sự kênh kiệu tự tôn, và thói cáu kỉnh của bản thân.
#5, Book 2: Concentrate every minute like a Roman – like a man – on doing what’s in front of you with precise and genuine seriousness, tenderly, willingly, with justice. And on freeing yourself from all other distractions. Yes you can – if you do everything as if it were the last thing you were doing in your life, and stop being aimless, stop letting your emotions override what your mind tells you, stop being hypocritical, self-centered, irritable.
Lời bình: Chắc khá nhiều bạn sẽ thấy đoạn này hơi quen quen đúng k? Vâng, đây chính là lý do tại sao người ta cho rằng Steve Jobs chính là 1 Stoic thầm lặng (cụm từ chuyên môn là Stealth Stoic), khi trong bài phát biểu tại Stanford năm 2005 ông đưa ra lời khuyên nổi tiếng: Hãy sống mỗi ngày như ngày cuối cùng của cuộc đời bạn.

2 . Những người cảm thấy thích thú với sự nổi tiếng sau khi qua đời quên mất rằng những người tôn vinh họ cũng sẽ sớm quy tiên. Và thế hệ sau đó nữa. Tất cả chỉ ngắn ngủi như ánh nến mà thôi.
Nhưng, ngay cả khi những người sùng bái bạn có bất tử đi chăng nữa, sự hâm mộ sùng bái ấy có ích gì cho cuộc sống của bạn k, ngoại trừ việc nó cho bạn thêm chút thích thú và thoải mái?
#19, book 4: Ppl who are excited by posthumous fame forget that the ppl who remember them will soon die too. And those after them in turn. Until their memory, passed from one to another like a candle flame, gutters and goes out.
But suppose that those who remembered you were immortal and your memory undying. What good would it do you? And I don’t just mean when you’re dead, but in your own lifetime. What use is praise, except to make your lifestyle a little more comfortable?
3 . Thật k may điều đó đã xảy ra. ĐỪNG NGHĨ THẾ. Hãy nghĩ: thật may mắn điều đó đã xảy ra và thứ quý giá nhất của mình k bị tổn hại, đó là trí tuệ tinh thần của mình (the mind). Điều tồi tệ ấy có thể xảy ra cho bất kỳ 1 ai trên đời, nhưng k nhiều người có thể duy trì được sự bình yên tâm tưởng như mình. Tại sao nói 1 thứ là may mắn mà 1 thứ là vận rủi. Cả 2 thứ ấy đều bắt nguồn từ tự nhiên (nature) cơ mà. Và có thứ nào khiến cho bạn phải hành động trái với các phẩm cách của con người như thành thật, thẳng thắn, rộng lượng, ... hay k?
Vậy nên hãy luôn nhớ khi có bất cứ thứ gì bạn cho là vận rủi xảy ra với bạn: "Điều đó k phải là 1 vận rủi, mà là 1 thử thách nếu có thể chịu đựng được sẽ trở thành 1 chiến thắng vĩ đại".
#49a, book 4: it’s unfortunate that this has happened. NO. It’s fortunate that this has happened and I’ve remained unharmed by it – not shattered by the present of frightened of the future. It could have happened to anyone. But not everyone could have remained unharmed by it. Why treat the one as a misfortune rather than the other as fortunate? Can you really call sth a misfortune that doesn’t violate human nature? Or do you think sth that’s not against nature’s will can violate it? But you know what its will is. Does what’s happened keep you from acting with justice, generosity, self-control, sanity, prudence, honesty, humility, straightforwardness, and all the other qualities that allow a person’s nature to fulfil itself?
So remember this principle when something threatens to cause you pain: the thing itself was no misfortune; to endure it and prevail is great good fortune.

4 . Nhiều người khi ban ơn cho ai đó, thường tìm cơ hội để nhắc lại hành động ấy của mình. Nhiều người thì không, nhưng họ vẫn nhớ họ đã từng ban ơn cho người ta, và vẫn nghĩ đó là 1 ân huệ người kia phải trả. Nhưng có những người thậm chí k nhớ họ đã ban ơn, mà tập trung vào những việc tốt tiếp theo họ có thể làm.
Đó mới là tấm gương chúng ta nên noi theo. Cũng giống như cây nho cứ vụ này qua vụ khác ra quả, mà k bao giờ nghĩ đến những chùm nho nặng trĩu ngọt lịm nó đã cung cấp.
#6, book 5: Some ppl, when they do someone a favour, are always looking for a chance to call it in. And some aren’t, but they’re still aware of it – still regard it as a debt. But others don’t even do that. They just move on to do another good.
A man makes no noise over a good deed, but passes on to another as a vine to bear grapes again season after season.
5 . Sự trả thù ngọt ngào nhất là đừng giống với người làm hại bạn. Hãy luôn giữ phẩm cách của chính mình.
#6, book 6: The best revenge is not to be like him.

6 . Mật ngọt trở nên đắng trong miệng người bị bệnh vàng da. Người bị bệnh dại cảm thấy tồi tệ vì nước (bệnh dại còn được gọi là bệnh sợ nước). Và định nghĩa về cái đẹp của 1 đứa trẻ là 1 quả bóng. Vậy tại sao bạn để chúng khiến bạn thất vọng?  
#57, book 6: Honey tastes bitter to a man with jaundice. People with rabies are terrified of water. And a child’s idea of beauty is a ball. Why does that upset you?
Lời bình: Câu này theo mình ý chỉ sự tương đối, và vì vậy cần luôn giữ 1 tư duy cởi mở để đối mặt với bất cứ điều gì có thể là kỳ lạ hoặc trái với quan niệm của 1 người.
7. Tập trung vào lời nói, hành động của bản thân. Bạn phải biết rõ mục đích của lời nói, cũng như ý nghĩa của hành động của mình.
#4, book 7: Focus on what is said when you speak and on what results from each action. Know what the one aims at, and what the other means.
Lời bình: nếu làm được vậy, liệu bạn còn phải hối tiếc về bất cứ điều j?
8. Chúa là bất tử và chưa bao giờ Người cảm thấy phiền toái về những việc làm của con người. Không những vậy, Chúa còn quan tâm đến họ.

👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:

Bạn thì sao? Ở bên bờ cái chết, bạn vẫn từ chối quan tâm đến họ (loài người), mặc dù bạn chính là 1 trong số họ.
#70, book 7: The gods live forever and yet they don’t seem annoyed at having to put up with human beings and their behaviour throughout eternity. And not only put up with but actively care for them.
And you—on the verge of death—you still refuse to care for them, although you’re one of them yourself.
9. Bạn muốn nhận sự tán dương tôn vinh từ những người "tự vả vào mồm mình" mỗi ngày, sự chấp thuận của những người tự căm ghét chính bản thân họ???
#53, book 8: You want praise from people who kick themselves every fifteen minutes, the approval of people who despise themselves. 
Lời bình: câu này đi đến chân giá trị của sự xu nịnh tán dương. Nếu ta thực sự thấy được bản chất của những người "khen" ta, tâng bốc ta, ta sẽ thấy sự tán dương ta nhận được giảm ý nghĩa đi rất nhiều. Vì vậy ta cần suy nghĩ nhiều hơn về giá trị cốt lõi của mỗi hành động, lời nói, đừng vì sự tán dương ngợi ca mà làm hay nói những điều trái với phẩm cách của mình.
10. Làm việc xấu là tự hại chính mình. Làm việc không công bằng là tự hủy hoại bản thân. Vì nó làm bạn mất đi phẩm cách. 
#4, book 9: To do harm is to do yourself harm. To do an injustice is to do yourself an injustice—it degrades you.

Đôi dòng cảm nhận của bản thân: thực sự mình thấy rất phục Marcus. Những gì ông viết ra trong cuốn nhật ký này cho thấy sự khao khát luôn giữ mình và chỉnh mình để trở thành 1 "người tốt", và nó cho mình thấy rõ được con đường rèn luyện bản thân là công bằng cho tất cả mọi người, cho dù sẽ vô cùng khó khăn. 1 câu viết nổi bật mà mình rất tâm đắc trong Meditations là: "If you must live in a palace, then you can also live well in a palace" (Nếu bạn "phải" sống trong cung điện, bạn cũng có thể sống "tốt" trong cung điện). Nếu đọc cả Meditations thì bạn sẽ cảm nhận được sự nghiêm túc của ông, và biết chắc rằng ông k hề có chút gì đùa cợt trong câu nói ấy cả.
Cái hay của Meditations còn ở chỗ, nó cho thấy sự đa dạng trong những thứ có thể làm chúng ta mất đi lý trí. Đối với 1 người hoàng đế, những thứ đó hoàn toàn khác, đó là sự ninh nọt tôn vinh, sự giả dối trong ngợi ca và sự đối phó với những mệnh lệnh. Vì vậy, Marcus thường xuyên nhắc nhở bản thân về sự ngắn ngủi của cuộc đời, cái vô nghĩa của thanh danh và tiếng tăm, và sự cần thiết trong việc suy xét từng lời ca tụng cũng như chủ nhân của nó. Làm 1 hoàng đế "tốt" đâu phải dễ dàng, đúng k?
Tuy nhiên, một điểm hạn chế của Meditations đối với mình, chính là sự phản tác dụng của 2 chữ "Nhật ký". Thử nghĩ xem, khi viết cho chính mình, bạn có cần phải liệt kê tỷ mỷ từng chi tiết hay k? Đôi khi sự tóm tắt ấy lại làm mất đi yếu tố bối cảnh cũng như tình huống, vì vậy những lời viết của Marcus, có đôi lúc với mình trở nên hơi giáo điều (vì k thể hiểu được 1 cách trọn vẹn). Nhưng hạn chế này cũng chỉ như 1 hạt cát trong ... mỏ vàng mà thôi, và dù sao đi nữa, Marcus thực sự xứng đáng là 1 tấm gương vĩ đại trong lịch sử nhân loại.


Nguồn:
Phần tiếp theo: