Nếu không tiện đọc bài viết các bạn có thể xem clip:

Các kỳ trước: phần 1, 2, 34
Tiếp tục với chuỗi giới thiệu nhân vật, ngày hôm nay xin gửi tới các bạn bài viết về Seneca, cảm hứng Stoicism(Chủ nghĩa Khắc kỷ) của mình :D Ông có lẽ là người bỏ nhiều tâm huyết nhất cho hậu thế nhưng cũng là người tai tiếng nhất trong 3 đầu tàu Stoicism. 


Đầu tiên là đôi chút về tiểu sử: Lucius Annaeus Seneca sinh ra ở Corduba (Tây Ban Nha), nhưng sớm được đưa đến dạy dỗ tại Rome. Là 1 người sinh ra k được hoàn hảo, ông bị 1 chứng bệnh hen suyễn bẩm sinh, và nó đã hành hạ ông trong gần như suốt cuộc đời mình. Ông có 1 sự nghiệp chính trị khá thành công, khi được cho là 1 trong những người đứng đầu trường triết học Stoics, và là thầy cũng như cố vấn của hoàng đế La Mã Nero. Theo những ghi chép của lịch sử, ông là 1 trong những người giàu có nhất thành Rome, vì khả năng đầu tư tài chính của mình. Chỉ sau khi được cho là tham gia kế hoạch ám sát hoàng đế Nero bất thành, ông mới phải từ bỏ toàn bộ tài sản và xin lui về ở ẩn.
Tác phẩm: Trong thời gian cuối đời ông đã viết rất nhiều, hầu hết theo dạng những bức thư gửi cho người bạn Lucilius, nhưng có thể nhận thấy đối tượng mà Seneca nhắm đến là công chúng chứ k phải cho riêng bạn mình. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là: Moral letters from Seneca to Lucilius với tên tiếng Việt là Seneca: Những bức thư đạo đức. Tác giả Tim Ferriss của "The 4-hour work week" đã cực kỳ hâm mộ tác phẩm này đến mức anh phải làm hẳn bản audiobook và đăng trên trang web cá nhân của mình. Seneca cũng là người được cho là có ảnh hưởng rất lớn đến Nassim Taleb, tác giả cuốn "Thiên nga đen". Ông này đã giành hẳn 1 chương trong cuốn sách cuối cùng "Antifragile" để nói về Seneca và ảnh hưởng tư tưởng Stoicism của ông.
1 tên tuổi nữa cũng chịu ảnh hưởng lớn của Seneca là Michel de Montaigne, 1 triết gia cực kỳ thông minh người Pháp với câu nói nổi tiếng mà chắc mọi người khá quen thuộc: "Là ta đang chơi với con mèo hay chính ta đang là đồ chơi của nó" (When I play with my cat, who knows if I am not a pastime to her more than she is to me). Trong tác phẩm chính "Essays of Montaigne" ông đã hết lòng ngợi ca Seneca như 1 người đặt nền tảng cho tư tưởng và phong cách viết của mình.

Cảm nhận bản thân:
Theo mình, cái khó, nhưng cũng chính là cái thú vị nhất của 1 người viết, là phải sử dụng những ẩn dụ, ví von thật khéo, để dùng hình ảnh mà nói lên cái thông điệp của mình 1 cách chính xác nhất. Và ở điểm này, trong kha khá tác phẩm về triết học và đạo đức (Ethics, hay về phẩm cách Virtues, vv), chưa ai làm mình có được cái kích thích như khi đọc Seneca. Đồng ý là vì Seneca nhắm đến đối tượng là công chúng, nhưng ở phong cách viết của Seneca có cái khí chất, sự mạch lạc, cùng với việc ông là bậc thầy của những câu "twists and turns" cực cực kỳ ấn tượng. 
Bạn thử cảm nhận vài đoạn trích sau nhé (Khuyến khích: nên đọc thử tiếng Anh trước, rồi xem phần mình dịch dưới sau):
Avoid those things that please the many, the gifts that fortune brings. Be suspicious; be timid; resist every good that comes by chance. It is by the allurements of hope that the fish is caught, the game snared. Do you think these are the blessings of fortune? They are traps. Any one of you who wants to live in safety must make every effort to shun those baited favors amidst which we, poor creatures, are deceived. We think we have hold of them, when in fact they have hold of us.
Dịch: Cố gắng tránh những thứ làm thỏa mãn số đông, những món quà mà thần may mắn đã trao cho bạn. Luôn luôn cảnh giác, nên giữ chút rụt rè, và đặc biệt là kháng cự lại bất cứ thứ gì đến với bạn nhờ may mắn. Chính bởi sự cám dỗ mà cá cắn câu, thú bị săn. Bạn nghĩ chúng là điều may ư? Không, chúng là cạm bẫy. Nếu ai thực sự mong muốn một cuộc sống an toàn cần phải cố sức mà tránh xa những cạm bẫy "may mắn" đó, những thứ mà chúng ta, giống loài đáng thương, thường bị lừa gạt. Ta thường nghĩ ta kiểm soát chúng, nhưng chính chúng đang kiểm soát chúng ta.

Lời bình: cái hình ảnh cá, vì tưởng "mồi" là thần may mắn mang cho mà mắc câu thực sự vô cùng ấn tượng với bản thân mình. Chắc mọi người đã quá quen thuộc với những câu nói chỉ sự ngu dại như "vào tròng", "cá cắn câu" rồi đúng k. Nhưng suy rộng ra thì câu này k chỉ dừng lại ở khía cạnh "mồi", mà còn là tất cả mọi thứ mà bạn cảm thấy thích hoặc gắn bó, từ vật chất như điện thoại, ipad đến ... thậm chí cả người yêu nữa. Nếu k giữ cảnh giác thì chính là bạn tự hại bạn mà thôi.


👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:

Within it (studying philosophy), let us be completely different, but let the face we show to the world be like other people’s. Our clothes should not be fine, but neither should they be filthy; we should not own vessels of silver engraved with gold, but neither should we think that the mere fact that one lacks gold and silver is any indication of a frugal nature. The life we endeavour to live should be better than the general practice, not contrary to it. Otherwise we frighten off the very ppl we want to correct: by making them afraid that they will have to imitate everything about us, we make them unwilling to imitate us in any way at all. 
A person entering our house should marvel at the inhabitant, not at the dinnerware. One who uses earthenware as if it were silver is indeed a great person; equally great, though, is the one who uses silver as if it were earthenware.
Dịch: Liên quan đến triết học, hãy cho phép bạn khác biệt. Nhưng bên ngoài, đừng tỏ ra cá biệt với thế giới. Quần áo ta mặc k nên quá LV Channel, nhưng cũng đừng rách rưới. Chúng ta k nên sở hữu quá nhiều vàng bạc, nhưng cũng đừng cho rằng việc k có vàng bạc chứng minh cho sự thanh đạm của bạn. Cuộc sống của chúng ta cần phải tốt hơn bình thường, nhưng đừng ngược lại với nó. Nếu k, chúng ta sẽ khiến chính những người mà chúng ta muốn cảm hóa rời xa ta. Bằng việc khiến họ sợ phải làm đúng những gì chúng ta làm, ta làm họ mất đi hoàn toàn cái ý muốn noi gương ta.
Nếu 1 người đến chơi nhà bạn, hãy làm họ khâm phục bạn thay vì trầm trồ thán phục mấy đồ vật bạn có. 1 người dùng bát sứt mà coi nó được như bát vàng là đáng trọng, nhưng 1 người dùng bát vàng mà coi nó k khác gì bát sứt thì cũng đáng trọng k kém đâu.
Lời bình: Đoạn này là khởi điểm của tư tưởng luyện tập "Stealth Stoic", mà 1 trong những người được cho là tiêu biểu là Steve Jobs (đọc lại phần trước của mình). 1 trong những đoạn làm mình thực sự "say" Stoicism và phong cách viết của Seneca.
We shall be able to reach that point if we understand that there are two kinds of things that can either entice or repel us. The enticing ones are wealth, pleasures, beauty, ambition, and everything else that is seductive and pleasing. We are repelled by hard physical work, death, pain, public disapproval, and an austere diet. Hence we should train ourselves neither to fear the latter things nor to desire the former. We should contend against our inclinations, resisting the attractive things and advancing against those that assail us.
Don’t you notice how much people’s posture differs when they are climbing a hill from when they are descending? While going down they lean their bodies back, but when climbing they lean forward. It is a deliberate error, when descending, to let your weight go forward, and similarly, to let it go backward when ascending. We descend into pleasures, Lucilius, but to face difficulties and hardships we have to climb. In the latter case, we should push our bodies forward, but in the former case we should hold them back.
Dịch: Chúng ta sẽ có thể có được sự bình thản trong tâm tưởng nếu chúng ta hiểu rằng, có 2 nhóm có thể cám dỗ hoặc khiến ta khó chịu. Nhóm 1 bao gồm tài sản, sự thoải mái, sắc đẹp, đam mê, và mọi thứ khác mang cho ta cảm giác thỏa mãn. Ngược lại, nhóm 2 bao gồm lao động cực nhọc, cái chết, đau đớn, sự từ chối thừa nhận của đám đông, và sự kham khổ trong ăn uống. Vì vậy, chúng ta nên rèn luyện để k cho bản thân mình k sợ đối đầu với nhóm 2 và cũng k mong muốn những thứ nhóm 1. Chúng ta phải đấu tranh chống lại sự ham muốn với những thứ cám dỗ và đồng thời chế ngự nỗi lo sợ trước những thứ có thể làm hại ta.
Bạn có để ý tư thế của 1 người leo núi khác nhau như thế nào khi họ trèo lên và đi xuống k. Khi đi xuống, họ phải ngả người về sau, trong khi lúc trèo lên thì họ phải vươn tới phía trước. Chỉ có thằng ngu mới ngả về trước khi đi xuống, hoặc ngả về sau để trèo lên. Tương tự, chúng ta "đi xuống" những sự thoải mái, và đi lên đối mặt với những khó khăn gian khổ bạn ạ. Vì vậy, chúng ta phải vươn lên trước và thẳng thắn đối mặt với khó khăn, nhưng cũng phải nhớ "ngả về sau" khi bạn đang tận hưởng điều gì đó.
                               ***************************************

Cái hay của Seneca còn ở chỗ, ông thường xuyên trích dẫn và đánh giá cao những câu nói của Epicurus, người đứng đầu trường triết học được coi là đối nghịch với Stoicism (trong khi Stoicism đề cao sự cảnh giác và có thái độ có thể nói là dửng dưng trước sự lạc thú thoải mái - pleasure, thì Epicureanism lại là triết học đề cao sự hướng tới pleasure trong cuộc sống).
Perhaps you will ask me why I mention so many fine sayings from Epicurus rather than from our own school. But is there any reason why you should consider them to belong to Epicurus rather than to the public?
Dịch: Có lẽ bạn sẽ hỏi tại sao tôi hay trích dẫn những câu nói hay của Epicurus thế. Nhưng, có lý do nào khiến bạn và tôi phải coi những câu nói ấy là của riêng Epicurus thay vì cho cả cộng đồng cơ chứ?
Bạn có thể nói đây chỉ là 1 điều nhỏ nhặt, nhưng nó thể hiện rõ ràng sự cởi mở và sẵn sàng đón nhận những tư tưởng khác của triết học Stoicism, chỉ cần nó có ích và k ảnh hưởng đến phẩm cách của chúng ta mà thôi.


Đối với những chỉ trích: 
Trong thực tế có rất rất nhiều lời chỉ trích và lên án dành cho Seneca. Những dẫn chứng cụ thể nhất là: Seneca là thầy và cố vấn của hoàng đế Nero, vị hoàng đế được cho là tàn bạo và độc ác nhất thời kỳ La Mã. Hai là ông kịch liệt phản đối giàu sang, trong khi ông là 1 trong những người giàu nước đố đổ vách thời đó. 
Vì vậy, mình sẽ chia sẻ 1 chút quan điểm của bản thân. Thứ nhất, cần phải lưu ý rằng những bức thư triết học này Seneca viết khi ông đã "về vườn", sống cuộc đời khổ hạnh (thậm chí chỉ dám ăn trái cây vì sợ bị hoàng đế Nero hạ độc) trong những năm cuối đời mình. Vì vậy, k thể nói là ông đang ngồi trên đống vàng để chửi thằng nhà giàu được. Thứ hai, công bằng mà nói, bạn sẽ tin ai hơn, 1 người sống cả cuộc đời nghèo khổ chưa từng biết đến giàu sang là gì đi chê bai giàu có là mối đe dọa hủy hoại bản thân, hay lời khuyên của 1 người đã trải qua cả giàu có và nghèo khổ để biết thứ nào thực sự có ích cho con đường "tu luyện" để luôn giữ được những phẩm cách của mình. 
Đối với Nero, thì có những ghi chép lịch sử cho rằng lý do chính khiến Seneca phải về vườn, và trốn chạy Nero, là vì ông bị nghi ngờ đã lên kế hoạch cho 1 cuộc ám sát vị hoàng đế tàn bạo này. 
Nhưng, dù sao đi nữa, có những việc sẽ rất khó để phân định trong lịch sử, vì vậy theo mình nên đánh giá khách quan hơn về những tác phẩm. Nếu ta cho những lời khuyên, những câu truyện được viết ra là thật, và có giá trị, thì người viết tốt xấu đâu có ảnh hưởng gì tình hình thế giới đâu đúng k, quan trọng là ta áp dụng những điều tốt ấy như thế nào với cuộc đời mình mà thôi. Và, Epictetus (1 Stoic vĩ đại khác, nếu bạn chưa biết có thể đọc lại bài viết này của mình) đã từng nói, nếu lời dạy của 1 triết gia và cuộc sống, hành động của triết gia ấy k ăn khớp với nhau, thì bi kịch ở chính trong tâm hồn người ấy mà thôi. Cũng giống như, khi bạn làm sai điều gì, dù k ai biết, thì tâm hồn bạn vẫn sẽ vẩn đục.
                                ***************************************

Mình đã đắn đo khá nhiều, và đi đến kết luận là cách tốt nhất để các bạn cảm được về Seneca chỉ có thể là dịch toàn bộ 1 trong những bức thư của ông. Đây là 1 bức thư khá nổi bật về tác dụng của triết học đối với cuộc sống :)
Letter 44: On noble birth
Greeting!
You are running yourself down again. You tell me you had but a scant allowance first from birth and then from fortune, when all the while you could be separating yourself from the common crowd and rising to the summit of human prosperity.
If there is any good in philosophy, it is this: it has no regard for genealogies. If we trace our lineage back to the beginning, all humankind is of divine origins. You are a Roman of equestrian status; your own hard work has advanced you to this rank. But for heaven’s sake, there are many who fi nd themselves excluded from the priority seating; some cannot gain entry to the Senate House; even the regiment is particular about the men it recruits for toil and danger. Meanwhile, excellence of mind is available to all: in this regard we are all nobly born.
Philosophy neither rejects anyone nor chooses anyone; it shines for all. Socrates was no patrician; Cleanthes hauled water, and hired himself out to water people’s gardens; Plato did not come to philosophy a nobleman but was ennobled by it. Why should you not hope perhaps to become their equal? All of them are your ancestors if you prove yourself worthy if them. And you will do so if you persuade yourself, right now, that no one is superior to you merely by reason of noble birth.
Everyone has the same number of ancestors. There is no one whose origins lie anywhere but in oblivion. Plato says that every king is of servile origin and every slave of kingly origin. The changes and chances of time have mingled all things topsy-turvy. Who has good breeding? The one whom nature has given a good disposition toward virtue. We must look to that alone. Otherwise, if you cast your mind back to ancient times, every person has an origin in that moment before which there was nothing. From the beginning of the world until now, our history is a constant succession of dignity and squalor.
An atrium full of smoke-stained images does not make one a nobleman. No one lived his life just for us to brag about him: what happened before our time does not belong to us. It is the mind that confers nobility, for the mind has license, regardless of estate, to rise above the vagaries of chance. Imagine that you are not a Roman of equestrian status but a freedman. You can still attain a condition in which you alone are free, even if those around you do not share your servile origins.
“How?” you ask. If you make your own distinctions of what is good and bad, without reference to popular notions. You should not consider where things come from but where they are headed. If something has the capacity to make your life happy, then that thing is a good in its own right, for it cannot be turned into a bad thing.
What, then, is the mistake people make, seeing that everyone wants a happy life? They take the instruments used by happiness to be happiness itself, and so abandon the very thing they are seeking. For the chief point in a happy life is to be solidly secure and unshakably confi dent of that state; and yet they gather up the causes of anxiety and haul, no, drag those burdens behind them on life’s treacherous journey. For that reason they recede further and further from what they seek to attain, and the greater their eff orts, the greater the hindrance they create for themselves. It is like hurrying in a maze: their very haste impedes them.
Farewell.
Bức thư số 44: Về dòng dõi quyền quý
Gửi bạn thân mến!
Ông lại thất vọng rồi. Ông than thở với tôi rằng gia đình ông k đủ danh giá, và cũng k đủ may mắn để có nhiều vàng bạc kim cương, khi mà ông hoàn toàn có thể tách biệt bản thân khỏi thế tục và vươn tới đỉnh cao của sự "thịnh vượng" đích thực của loài người.  
Nếu chỉ có duy nhất 1 điều tốt đẹp về triết học, thì đó là việc nó chả liên quan j đến gia phả nhà ai. Nếu chúng ta truy xét về nguồn gốc, tất cả mọi người đều có 1 khởi điểm thiêng liêng. Ông tưởng nhờ khổ luyện ông trở thành 1 chiến binh La Mã oai phong trên lưng ngựa mà làm cao ah. Ông có biết rằng, ngay cả đám lao động cũng quy cụm những người họ tuyển chọn để thực hiện những công việc nặng nhọc và nguy hiểm, hay nói cách khác chính họ cũng cho hội của họ là cao quý vậy (đoạn này ý chỉ hội nào, nhóm nào cũng đều đề cao chính mình cả thôi). Trong khi đó, sự sáng suốt của tâm trí thì luôn hiện hữu cho tất cả: tính trên phương diện này thì mọi người đều có chung dòng dõi cao quý như nhau.
Triết học không bao giờ từ chối hay lựa chọn bất cứ ai: như mặt trời, nó "chiếu sáng" cho tất cả mọi người. Socrates không phải quý tộc; Cleanthes chở nước đi tưới cho những khu vườn của địa chủ; Plato cũng k phải 1 quý tộc khi ông đến với triết học, nhưng ông được mọi người trọng bởi chính cái sáng suốt triết học ấy. Tại sao bạn không thử hy vọng có lẽ mình cũng sẽ được như các anh í. Tất cả họ đều có thể là tiền nhân của ông nếu ông chứng minh được mình xứng đáng. Và đó là khi ông có thể tự thuyết phục bản thân mình rằng, không ai là "cao cấp" hơn ông chỉ vì cái xuất thân danh giá của họ cả.
Mà nói thực, chung quy lại thì tất cả những người đi trước, ai mà chả được gọi là "tổ tiên" của chúng ta. Nếu ông nhớ lại thời tiền sử, ông sẽ phải đồng ý rằng mọi người đều có nguồn gốc như nhau, bắt nguồn từ k gì cả. Rồi, nếu xét gần hơn, Plato đã từng nói: Mỗi vị vua đều có nguồn gốc nô lệ và mỗi nô lệ đều có nguồn gốc vua chúa. Sự thay đổi và luân chuyển của thời gian thường xáo trộn mọi thứ. Từ khi trái đất này hình thành, lịch sử luôn là sự nối tiếp của phẩm cách và sự đồi bại.
Vậy, ai mới là người thực sự có dòng máu “tốt”? Người có khuynh hướng biết trân trọng và trui rèn phẩm cách. Chúng ta chỉ cần nhớ duy nhất điều này thôi.
1 cung điện không khiến 1 người trở nên cao quý. Không ai sống 1 cuộc sống chỉ để chúng ta ca ngợi họ, và những gì xảy ra trước khi ta sinh ra không thuộc về ta. Chỉ có tâm trí là thứ duy nhất để xét 1 người là cao quý hay tầm thường, vì chỉ có tâm trí là có thể vượt qua mọi sự bất thường và luân chuyển của định mệnh. Nhờ triết học, cho dù ông là 1 nô lệ thay vì 1 chiến binh La Mã, ông vẫn hoàn toàn có thể là 1 CON NGƯỜI TỰ DO duy nhất trong 1 đám ô hợp cả xuất thân nô lệ lẫn quý tộc kia.
“Sao mà có chuyện ấy được” - ông ngạc nhiên. Có, nếu như ông biết sử dụng sự phân biệt tốt xấu của riêng mình, k phụ thuộc vào đám đông. Ông k nên xem xét cái gì từ đâu tới mà thay vào đó là nó sẽ đưa ông về đâu. Nếu thứ gì có thể khiến ông có được hạnh phúc, nó sẽ là thứ tốt đẹp, và k gì thay đổi được điều ấy.
“Ohm, có lý đấy, nhưng ai chả biết thế?” Ông nói. Vậy thì, đâu là điều mà mọi người thường làm sai? Họ tưởng rằng cái công cụ mang cho họ hạnh phúc chính là hạnh phúc, và vì vậy họ quên đi cái hạnh phúc đích thực mà họ tìm kiếm. Vì tư tưởng cốt lõi của 1 cuộc sống hạnh phúc là luôn giữ được sự bình tâm và 1 thái độ tự tin k lung lạc của trạng thái bình tâm ấy, dù cho bất cứ điều gì xảy ra. Vậy mà mọi người thì toàn quan tâm đến những thứ (tiền bạc, danh vọng) mang cho họ sự tức tối và giận dữ trong 1 cuộc đời dường như k bao giờ có niềm tin. Và vì vậy họ ngày càng thụt lùi, xa dần và xa dần cái đích mà họ nhắm tới. Thậm chí họ càng bỏ nhiều công sức thì thất bại chỉ càng nặng nề hơn. Nó như việc 1 người vội vàng cố thoát khỏi mê cung vậy: chính sự vội vàng của họ làm hại họ.
Vậy là kết thúc chuỗi giới thiệu trường phái và các nhân vật nổi bật rồi. Hy vọng Stoicism đã mang lại cho bạn 1 cảm nhận mới mẻ về triết học, 1 thứ vô cùng cần thiết cho cuộc sống và k quá khô khan phù phiếm như những gì mà người ta thường nghĩ.
Series sẽ chỉ còn 2 phần, 1 bài chia sẻ P6: Sau 1 năm luyện Stoicism - Được và mất (ngày đăng: 19/10/2017) và P7: Stoicism và các trường phái triết học khác (ngày đăng: 26/10/2017). Mong các bạn sẽ tiếp tục theo dõi.
A Dreamer :)
Đọc thêm: