Dưới đây là 6 thói quen đã giúp mình liên tục phát triển bản thân từ những năm học Đại học đến hiện tại.

1️⃣ Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử vào buổi sáng

Thói quen này chủ yếu là để dành thời gian cho những thói quen đầu ngày khác.
Mình nhớ có 1 Vlogger nào đó từng nói:
Việc đầu tiên mình làm trong ngày sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất và những gì xảy ra trong ngày.
Gần đây, mình còn tập tành viết morning pages vào buổi sáng.
Mình đang thực hành theo cuốn sách The Artist’s Way của cô Julia Cameron
Mục đích là để xả mọi thứ trong đầu mình vào đầu ngày, để mình thật sự bắt đầu 1 ngày mới bằng 1 cái đầu “fresh”, không bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ vẩn vơ vào đầu ngày.

2️⃣ Học một cách thụ động 

“Chiến thuật” học tập của mình có 2 hướng: 
Cho ngắn hạn: thường là vì công việc mình cần, nên mình research nhanh 1 kiến thức, tìm kiếm và đăng ký các khóa học để đáp ứng kiến thức, kỹ năng nào đó mà mình sẽ sử dụng ngay hoặc trong thời gian ngắn.
Học một cách thụ động (cho dài hạn): Kiến thức, kỹ năng đó mình chưa dùng liền, nhưng mình nghĩ có thể trong tương lai sẽ cần hoặc mình học vì mình thích, tò mò,...Khi nào cần dùng thì mình sẽ lấy nó ra dùng.
Thói quen học thụ động mỗi ngày của mình là đọc sách. Lâu lâu nếu gặp 1 sự kiện, khóa học hay ở bên ngoài, mình sẽ tham gia.
Đây không chỉ là cách mình tự chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cho bản thân trong tương lai, mà còn là cách để nuôi dưỡng sự sáng tạo của mình trong công việc.

3️⃣ Tập thể dục

Việc chọn được 1 môn vận động thể chất phù hợp với bản thân là một điều hạnh phúc. 
Không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống, việc vận động thể chất giúp mình tạm quên đi những bận tâm khác trong lúc tập luyện, mà mình đã đề cập ở một số bài viết trước đây.

4️⃣ Viết ra suy nghĩ của mình

Không chỉ là viết ra và để đó.
➤ Nếu đang có một niềm vui nào đó, nhưng không tiện / không muốn chia sẻ với người khác, mình viết ra để hiểu bản thân hơn (có thể là hiểu vì sao mình lại vui với điều gì đó đã xảy ra với mình).
➤ Nếu mình đang gặp 1 vấn đề nào đó, mình viết ra để vừa hiểu bản thân, vừa tìm cách giải quyết.
Viết ra giúp mình sắp xếp lại suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề / một sự khẳng định nào đó tích cực về bản thân một cách rõ ràng hơn.
Mình sẽ biết vấn đề mình cần giải quyết hoặc thêm phần tự tin cho bản thân.
Kỹ thuật mình thường dùng:
5 Whys - Đặt câu hỏi “Tại sao?” 5 lần cho một sự kiện, tình huống nào đó đã xảy ra. 
Với những lúc muốn phân tích rõ hơn về mặt cảm xúc, mình sẽ dùng kĩ thuật này khi đã có thể miêu tả chính xác cảm xúc / suy nghĩ của mình. 
Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

5️⃣ Tắt thông báo

Mình đặc biệt không thích cảm giác vừa mở điện thoại, vừa mở mạng là một tỉ thông báo bay vào mặt.
Mình tắt thông báo của tất cả ứng dụng trong điện thoại của mình, trừ một số ứng dụng nhắc nhở mình như báo thức, Google Calendar,...
Một sự thật “đau lòng” đó là mình tắt thông báo luôn cả những “group chat” thường xuyên “ting ting ting” (mình vẫn check tin nhắn đầy đủ).
Chỉ là mình không thích cảm giác điện thoại cứ rung hoặc kêu lên chỉ vì thông báo.

6️⃣ Đi chơi với những người bạn thân thiết

“Bạn thân” ở đây là những người tin tưởng mình và mình tin tưởng để kể về những khó khăn, chia sẻ những niềm vui cùng mình.
Mặc dù là một đứa hướng nội, đôi lúc mình lại bị “thèm người”. Và thật may mắn, mình lại có những người bạn để chia sẻ những khó khăn và niềm vui trong công việc, cuộc sống.
#WOTN5
Bài viết thuộc thử thách viết 30 ngày của khóa học Writing On The Net.