Các dữ liệu khẳng định Thần Nông là ông Tổ của Bách Việt nay đã rõ ràng.

Thần Nông tức là vị Thần Nông nghiệp. Vị Thần này thường được hình dung cưỡi trâu để đi lại. Vị Thần này gần gũi thân thương với đồng lúa nước, văn hóa lúa nước của người Việt. Con trâu gắn với người Việt cày trên ruộng lúa nước từ khai thiên lập địa. Trung Quốc không có văn minh lúa nước. Dân tộc Hán ở phương Bắc trước đây sống chủ yếu bằng chăn nuôi du mục, sau khi học được nghề trồng trọt của dân Bách Việt mới định cư ở hai bờ sông lớn là Trường Giang và Hoàng Hà.

Thần Nông còn có tên gọi khác là Viêm Đế (vua xứ nóng, vua phương Nam). Thần Nông được coi là vị Thần cai quản phương Nam (vùng đất Bách Việt).

Ngày nay, khoa học khảo cổ và Tâm linh Việt Nam đã tìm được chứng tích Thần Nông là Nhân Thần, là một trong những liệt Tổ tài năng, có công lớn dạy dân Việt cổ trồng lúa nước, được tôn thành Thần Nông. Tên gọi Thần Nông thân thương gắn với nghề nông nghiệp Việt Nam. Đã phát hiện khu di tích, mộ của liệt Tổ Thần Nông và gia quyến Thần Nông tại huyện Chương Mỹ- Hà Nội ngày nay.

Tại chùa Trầm huyện Chương Mỹ có tượng thờ Đế Thần tức vua Thần Nông. Điện thờ chính trong hang chùa Trầm có tượng Đế Thần, bệ thờ, bát hương bằng đá.

Động Long Tiên - khu di tích chùa Trầm

Ở phía Nam chùa Cực Lạc có điện thờ vua Thần Nông.

Hai con trai của Thần Nông là Đế Tiết và Đế Thừa.

Đế Tiết còn gọi là Đế Tiết Vương con cả của Thần Nông dân gian gọi là Đức Thánh Cả.

Đế Thừa còn gọi là Sở Minh Công (Đế Quý Công) con thứ của Thần Nông, thay Đế Tiết nối dõi Thần Nông. Dân gian gọi cụ là Đức Thánh Hai (Đức Thánh đệ nhị). Cụ đã thu phục được bảy mươi hai bộ lạc, sáp nhập thành chín bộ lạc gọi là Cửu Long Chân Chính. Tòa Thượng Cửu Long ở các chùa Việt Nam là biểu tượng thờ chín ông Tổ

của dòng người Việt. Đế Thừa lập nước lấy tên là Xích Quỷ.

Xã Quang Lâm - Thanh Oai - Hà Nội có các khu mộ và và nơi thờ Đức Thánh Cả, Đức Thánh Hai.

Ba con trai của Đế Thừa là Nguyễn Minh Khiết- Đế Minh, Nguyễn Nghi Nhân- Đế Nghi và Nguyễn Long Cảnh.

Nguyễn Nghi Nhân- Đế Nghi (con thứ) được cha Đế Thừa giao làm chủ Ô Châu, sinh ra dòng Sở Hùng Thông, cụ mất tại nước Sở. Đế Nghi làm vua phương Bắc sinh ra Đế Lai.

Cụ Nguyễn Minh Khiết- Đế Minh là Thái Khương Công- Nguyễn Minh Khiết (con cả) bài vị thờ ở chùa Kim Liên- Hồ Tây, thay cha đứng đầu nước Xích Quỷ, dời nơi cụ Tổ Phục Hy (vùng làng Sở- Thạch Thất) về Khương Thượng- Hà Nội ngày nay. Cụ kết hôn cùng công chúa Đoan Trang (Đỗ Quý Thị). Tục truyền Đỗ Quý Thị là con gái cụ Long Đỗ (Thần Long Đỗ thờ tại Đền Bạch Mã- Hà Nội). Cụ Đỗ Quý Thị tu đạo Sa bà đạo hiệu Hương Vân Cái Bồ Tát, là đạo Mẫu đầu tiên của con cháu đất Việt.

Đền Bạch Mã - Hà Nội

Theo Họ Đỗ Việt Nam hai cụ Đế Minh và Đỗ Quý Thị sinh ra Lộc Tục- Kinh Dương Vương, được tôn xưng là Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Lộc Tục lớn khỏe, văn võ song toàn, xin cha Đế Minh đi đánh Giặc Ma. Lộc Tục lên thuyền ra trận trên sông Trường Giang đổ về sông Dương Tử, chiến thắng trở về, Đế Minh truyền ngôi cho Lộc Tục. Phong Lộc Tục làm vua cai quản nước Xich Quỷ đất phương Nam từ bờ Nam sông Dương Tử trở xuống vùng biển Đông.


Nước Xích Quỷ được xác định phía Bắc giáp Hồ Động Đình. Phía Đông giáp Biển Đông. Phía Tây giáp đất Ba Thục. Phía Nam giáp đất Hồ Tôn (Chiêm Thành).

Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào năm 2879 TCN, lập kinh đô nước Xích Quỷ tại vùng núi Ngàn Hống, huyện Can Lộc- Nghệ Tĩnh, gọi là Kinh Đô Nghĩa Lĩnh. Dưới chân dãy Ngàn Hống, vợ Lộc Tục sinh con trai tuấn tú đặt tên là Sùng Lãm.

Lớn lên Sùng Lãm được cha Kinh Dương Vương phong Hoàng Thái Tử, sau truyền ngôi kế vị phong là Lạc Long Quân.

Kinh Dương Vương cùng dân Việt nước Xích Quỷ khai hoang mở nước. Sau đó Kinh Dương Vương chuyển kinh đô về đất Phong Châu vùng núi Nghĩa Lĩnh- Phú Thọ. Cây lúa Thần của Tổ Thần Nông được gieo cấy khắp các vùng đất Xích Quỷ, ôm trọn biển Đông.

Lạc Long Quân lấy Âu Cơ là cháu của Nguyễn Nghi Nhân con của Nguyễn Như Lai- Đế Lai ở Ô Châu. Sau này gia đình Lạc Long Quân- Âu Cơ được kể thành huyền thoại bọc trăm trứng. Lạc Long Quân phong người con trưởng thay mình, đổi tên nước Xích Quỷ thành Văn Lang xưng là Hùng Vương sinh ra mười tám đời Hùng Vương. Và Thời đại Hùng Vương đã trở nên rất gần gũi với người Việt Nam về Tổ tiên của mình.

Đại Việt sử ký toàn thư Ngô Sỹ Liên ghi Kinh Dương Vương là con cháu Thần Nông. Vua là bậc thánh trí thông minh, cai trị phương Nam gọi là nước Xích Quỷ.

Người Việt là con cháu Thần Nông

Không còn nghi ngờ gì nữa. Ngày nay chúng ta đã tìm được hồn thiêng dấu tích của Tổ tiên Việt tộc với nền Văn minh lúa nước rực rỡ của thời kỳ Thần Nông.

Thần Nông là con người thật được tôn làm Thần. Thần Nông sinh ra trong dòng máu Văn minh Việt cổ, nối dõi Tổ tiên mình, sáng tạo và phát triển Kinh Dịch Phục Hy, Thuyết Âm Dương Ngũ Hành, Thuần dưỡng cây lúa nước sáng tạo nghề nông nghiệp lúa nước, nuôi sống đời đời con cháu.

Cháu bốn đời của Thần Nông, con cụ Tổ Nguyễn Minh Khiết là Lộc Tục - Kinh Dương Vương đã lập nước Xích Quỷ của Việt tộc khoảng năm nghìn năm nay, với biên giới rộng dài từ Nam sông Dương Tử xuống ôm lấy biển Đông là chuyện ghi trong sử sách, không thể cãi bàn.

Mẹ Việt Nam đã sáng tạo Đạo Việt với Pháp danh Hương Vân Cái Bồ Tát khoảng năm nghìn năm nay vẫn truyền linh thiêng huyền diệu cho con cháu.

Kẻ thù Bắc phương xâm lược lấy cắp và hủy diệt kho tàng Văn minh lúa nước vô giá, linh thiêng buổi bình minh của lịch sử. Chúng đã cướp mang về nước những sách quý, những tài sản trí tuệ cảu ông cha để lại. Chúng triệt phá “Đào tận gốc, trốc tận rễ” Tinh hoa trí tuệ của dân tộc Việt nhằm đồng hóa để dễ cai trị. Chúng tìm cách lung sục, vơ vét các di sản trong dân gian. Chúng đánh tráo, bôi nhọ, xuyên tạc, cố làm cho người Việt quên Tổ tiên của mình.

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn Cục Tuyên huấn Quân đội Nhân Dân Việt Nam nói Lịch sử hàng nghìn năm, tính tử Nhà nước Văn Lang đến nay, dân Việt phải hứng chịu mười sáu cuộc chiến tranh giữ nước, trong đó mười bốn cuộc chống Trung Quốc.

Mười bốn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, chúng đều thua thảm hại. Nhưng đau đớn cho dân Việt là chúng đã thu mang về nước quá nhiều di sản Tinh hoa Việt. Nhà Chu, nhà Tần đã đốt sách của dân Việt không tiếc tay, ăn cắp di sản trí tuệ của Việt tộc biến thành của mình. Hơn một nghìn năm Bắc thuộc (1038 năm) chúng đã cướp sạch di sản Văn hóa mang về nước, hoặc bắt dân ta thu nộp để chúng đốt. Năm 1406 bọn xâm lược nhà Minh bắt cha con Hồ Quý Ly cùng các tướng lĩnh triều Hồ, thu hết sách quý, triệt phá những di sản Văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc ta. Năm 1418, nhà Minh lại một lần nữa sai một số nhà Hán học sang nước ta chuyên trách việc truy lùng, tìm kiếm, vơ vét, tịch thu mọi sách quý của các Hiền nhân Đại Việt cùng các di sản Văn hóa khác, nhất là phả cổ, thư tịch cổ cất giấu trong dân gian, khiến dân ta phải tìm mọi cách giấu kín trong các đình, đền, miếu, mộ cổ, chôn trong lòng đất (không còn nhiều để giấu) hoặc tự hủy, không chịu để rơi vào tay giặc. Những trí thức tài năng đã biến phần lớn những di sản, dấu tích của các vị Tiền liệt Việt tộc thành Thần phả, huyền tích, huyền thoại để thờ cúng các Anh linh và truyền thông điệp của Tổ tiên cho con cháu muôn đời. Nhiều tài liệu quý, phả cổ, được biên soạn lại vào thời Hậu Lê, ngay khi Nguyễn Trãi cùng Lê Lợi và Dân ta đuổi giặc Minh cút về nước.

Điều này giải thích vì sao các huyền thoại, huyền tích Việt Nam đều là chuyện thật, còn dấu tích của người thật. Và các Vị Thần Việt Nam, các Vị Thần Thăng Long đều là Nhân Thần, khác với các nhân vật Thần thoại do tưởng tượng của con người của các dân tộc khác trên thế giới.

Dân ta coi đó là di chúc của Tổ tiên, là tài sản quý còn lại mà chúng ta cần dày công sưu tập, bảo tồn, giữ gìn, phát triển, ứng dụng trong đời sống hiện đại.

Tâm linh Việt đời đời bất diệt. Cao Biền đã yểm triệt nhiều nơi trên đất cổ của Tổ tiên Thần Nông vùng Câu Lâu (Tây Phương, chùa Cực Lạc, chùa Trầm, chùa Thầy…) để triệt Tâm linh Tổ tiên Thần Nông, phải nhục nhã ôm đầu mà kêu “Vượng khí nước Nam không đời nào hết được” mà chuồn về Trung Quốc.

Thế kỷ XXI. Tâm linh Tổ tiên Thần Nông rực rỡ hào quang trở về cùng con cháu Thần Nông. Chúng ta sử dụng những phương pháp nghiên cứu đa ngành theo Tâm linh và Khoa học hiện đại, để tiếp nhận di sản tri thức của Tổ tiên qua khảo cổ, cảm xạ học, ghi chép, xác định địa danh di tích, nghiên cứu đình, chùa, miếu, mồ mả, thành quách cổ, những phả cổ, thuần phong, mỹ tục, huyền thoại, huyền tích, cổ tích, truyện dân gian, các dòng tộc, làng xã…

Những công trình khám phá mới trong vài ba chục năm gần đây của những tác giả người Việt trong, ngòai nước và các học giả phương Tây (Pháp, Mỹ, Trung Quốc…) đã nghiên cứu chuyên đề, tập trung vào các chuyên đề sâu.

*Bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn, không phải bài chuyên đề khoa học với dẫn chứng tỉ mỉ đầy đủ được (vì dài vô cùng) và còn phải chèn ghép ảnh mất thời gian, đây là một góc nhìn khác và lí do vì sao dân tộc ta bị hổng những khoảng trắng lịch sử.

Bài viết của Tung Viet Nguyen, thành viên nhóm Science2vn

Đọc thêm: