Poverty Porn: A Play of Emotions. Ảnh từ Crowdh.
Poverty Porn: A Play of Emotions. Ảnh từ Crowdh.
Nếu theo dõi các trang truyền thông của các cá nhân/tổ chức từ thiện, thậm chí trên báo đài chính thống bạn cũng có thể bắt gặp những video, hình ảnh đau khổ về mặt thị giác được khai thác dựa trên hoàn cảnh của người khó khăn: nghèo đói, bệnh tật, bất công, xung đột, thiệt hại,... nhằm kích hoạt một số loại cảm xúc ở khán giả: sự thương hại, cảm giác tội lỗi, xấu hổ… - thiện cảm cần thiết phục vụ việc tăng các khoản quyên góp từ thiện hoặc ủng hộ cho một mục đích nhất định nào đó.
Thực tiễn này đã và đang gây ra nhiều tranh cãi. Trong khi một số người ca ngợi cách nó có thể giúp các tổ chức từ thiện đạt được mục tiêu của họ như UNICEF và Oxfam thường vẽ chân dung nạn đói, nghèo đói và trẻ em để thu hút sự cảm thông và tăng cường đóng góp, thì một số khác nghĩ rằng việc phơi bày sự đau khổ của một người một cách công khai thông qua hình ảnh, cuộc phỏng vấn và các phương tiện khác, là hành vi không thể chấp nhận được. Cụm từ “poverty porn” đã được sử dụng vào những năm 80s của thế kỷ trước và dần trở nên phổ biến để chỉ những nội dung như trên. Họ phản đối “poverty porn” bởi một số lý do:
1. Hành vi này xâm phạm quyền riêng tư nghiêm trọng. Đặc biệt là đối tượng trẻ em vị thành niên được coi là những người dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ đặc biệt, vì trẻ em chưa đủ nhận thức, không thể tự bảo vệ mình. Hơn thế, với sự hỗ trợ của các nền tảng kỹ thuật số, những hình ảnh có thể lan rộng nhanh chóng và được sử dụng theo nhiều cách bất hợp pháp mà không cần sự cho phép của chủ thể hoặc người đăng ảnh. Thực tế có nhiều tổ chức sử dụng bất hợp pháp những hình ảnh để trục lợi dựa trên sự thương cảm của người khác.
2. Bằng cách sử dụng “poverty porn”, những cá nhân/tổ chức làm truyền thông đang đặt những người bị khai thác vào tình thế nguy hiểm bởi sự “săn mồi” của các tổ chức hoạt động bất hợp pháp với mục đích bắt lao động nô lệ, thậm chí bóc lột tì nh d.ục hay mua chuộc để thực hiện các hành vi nguy hiểm khác.
Poverty porn. Ảnh từ Wikipedia.
Poverty porn. Ảnh từ Wikipedia.
3. Cách làm này của các tổ chức đã làm đơn giản hóa các vấn đề nghiêm trọng như bệnh tật, nghèo đói, thiên tai, xung đột,... - kết quả không chỉ của các vấn đề cá nhân mà còn cả hệ thống. Poverty porn khiến cho các thực tế phức tạp trở nên dễ hiểu, dễ xử lý. Nó không tạo ra được sự hiểu biết sâu sắc về các vấn đề đang tồn tại và những thay đổi cơ cấu cần được thực hiện để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Thay vào đó, việc đăng tải các hình ảnh đau khổ và thiếu thốn đã ngầm khẳng định vật chất chính là vấn đề và cũng là giải pháp, và các hoàn cảnh khó khăn có thể được giải quyết thông qua một cuộc điện thoại đơn giản hoặc quyên góp từ thiện.
Hoạt động này có khả năng tạo ra những tác động đáng kể khi nguồn lực huy động được đến tay các tổ chức làm từ thiện hiệu quả. Tuy nhiên, nó duy trì những ý thức hệ nguy hiểm về lâu dài. Nó như một cái “máy nhắc nhở” người khó khăn rằng họ là những người thụ hưởng không nơi nương tựa, đồng thời khiến cho những nhà tài trợ nghĩ rằng họ là những vị cứu tinh, là những người duy nhất có khả năng tạo ra sự khác biệt. Cũng vì thế mà những việc như trao quyền cho người nghèo và đồng hành cùng họ để giúp họ nhận ra khả năng vốn có của họ cũng có thể tạo ra những ảnh hưởng tích cực và thay đổi cộng đồng như thế nào không mảy may được nhắc đến.Điều này dẫn đến lý do thứ 4.
4. “Poverty porn” đã tạo ra những sai lầm trong nhận thức của cả người giúp đỡ và người được giúp đỡ. Thứ nhất, như đã nói ở trên “Poverty porn” khiến cho những nhà tài trợ, những người làm từ thiện nghĩ rằng vì nguồn lực và vị thế của họ trong xã hội, họ có khả năng trở thành những vị cứu tinh cho nhóm người yếu thế. Nó không đánh thức được nhu cầu chuyển đổi kinh tế và giáo dục lẫn nhau, thay vào đó, nó tiếp tục duy trì chủ nghĩa gia đình nguy hiểm.
Thứ hai, “poverty porn” đã định nghĩa những người bị khai thác bằng sự đau khổ và tước bỏ những quyền cơ bản và những phần quan trọng của một con người - quyền tự quyết, quyền tự chủ và tiềm năng vô hạn. Họ bất lực, phụ thuộc vào sự hỗ trợ của những người giàu có để tồn tại. Và họ trở thành những gì họ được truyền thông nói về, đó là lý do tại sao những người trong hoàn cảnh khó khăn gần như không thể thoát ra được.
Comic Relief was criticised recently by watchdog Radi-Aid for reinforcing white saviour stereotypes. Photograph: Freddie Claire/Comic Relief/PA.
Comic Relief was criticised recently by watchdog Radi-Aid for reinforcing white saviour stereotypes. Photograph: Freddie Claire/Comic Relief/PA.
Sự thay đổi BỀN VỮNG trong các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn không chỉ là tổng các khoản quyên góp và nguồn lực tài chính lớn mạnh. Nếu chúng ta muốn thực sự tạo sự khác biệt, chúng ta phải tạo ra những con đường để tiếng nói của họ được lắng nghe và không áp đặt giải pháp “cứu tinh” của chúng ta lên họ. Họ phải là một phần của giải pháp riêng của họ, cũng như việc duy trì vai trò và danh tính của họ với cộng đồng. Thực sự giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn có nghĩa là trao quyền cho họ để thay đổi cộng đồng của chính họ.Phần lớn con người đều muốn tạo ra một sự khác biệt trong cuộc đời.
Nhưng: Ý định tốt vẫn rất dễ dàng đem lại kết quả tệ, và một mục tiêu chính đáng không thể bào chữa cho một cách thức không chính đáng để đạt được mục tiêu đó. Thách thức đặt ra là khi chúng ta giúp đỡ người khác, làm sao chúng ta có thể chắc chắn sự giúp đỡ đó là hiệu quả nhất có thể? Làm sao để chắc chắn trong quá trình làm việc thiện chúng ta không vô tình gây ra những thiệt hại?
Đó cũng là những gì mà William MacAskill muốn bạn hiểu rõ qua cuốn Doing Good Better (tên tiếng Việt: Làm việc thiện đúng cách). Bằng việc dẫn ra những câu chuyện thực tế và kết quả nhiều năm nghiên cứu, William MacAskill đã khiến độc giả không khỏi bất ngờ trước những chuyện-tưởng-vậy-mà-không-phải-vậy. “Cho đi” chưa bao giờ là việc dễ dàng, cho đi đâu và bằng cách nào cũng lại là một việc phức tạp khác. Còn bạn thì sao, bạn nghĩ gì về “poverty pỏn”?Nếu quan tâm đến chủ đề này, bạn có thể tìm đọc cuốn Doing Good Better tại:
#Spiderum#DoingGooodBetter