Bài viết bởi nhà báo Thomas Fuller
Ngày 20 tháng 7 năm 2015
Quán Chill Bar ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Thành phố thường được người dân địa phương gọi là Sài Gòn và là một thành lũy tư bản
Sau khi rít một hơi từ cái boong và nhấm nháp ly bia, Trương Thùy, một nữ doanh nhân 29 tuổi làm trong khối công nghệ đang khoác trên mình chiếc váy cocktail màu đen, ngẫm nghĩ về câu hỏi của tôi: Cô nghĩ gì về lễ kỷ niệm 40 năm giải phóng Sài Gòn?
"Bốn mươi năm trước ư?" Cô ấy hét lên trong khi cơ thể đang lắc lư trong điệu nhạc đinh tai nhức óc của quán bar đêm. "Ai mà quan tâm chứ?"
Bốn thập kỷ sau khi quân đội Cộng sản chiến thắng, linh hồn của thành phố mà người địa phương vẫn hay quen gọi là Sài Gòn này, dường như đã dính chặt vào hiện tại. Đối với những người trẻ và những người ngày càng giàu có, Sài Gòn là thành phố không muốn nhìn lại quá khứ, thích ăn chơi và có lẽ nổi bật hơn hết là nó đã tràn đầy tinh thần tư bản.
Tòa tháp nơi những người di tản trèo lên mái trên một chiếc thang ngoài trời để bám vào trực thăng của C.I.A trong đợt rút lui hỗn loạn, một cảnh đã được ghi lại thành một bức hình biểu tượng của cuộc chiến, bây giờ là trái tim của khu phố xa hoa với hàng loạt cửa hàng bán đồ xa xỉ, từ va li Rimowa trị giá 1000 USD đến áo vét Burberry 2000 USD. 
Bức hình chụp lại cảnh tháo chạy hỗn loạn ở Sài Gòn năm 1975 khi quân Cộng Sản sắp tiến vào thành phố
Một con phố đi bộ mới được ốp gạch lại chạy dọc đường Nguyễn Huệ đã trở thành nơi thu hút các thanh thiếu niên trược ván, những người chạy nhanh qua những tấm pano được dựng lên đăng hình tưởng niệm một lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng Sản vừa mới mất. Tượng Hồ Chí Minh, lãnh tụ Cộng Sản của cuộc cách mạng, thì được đặt giữa một khách sạn xa hoa bậc nhất và một tòa nhà thời Pháp để lại mới được tân trang, nơi tập đoàn thời trang xa xỉ Brook Brothers sẽ mở một cửa hàng. 
Hai phần ba dân số Việt Nam sinh ra sau ngày Sài Gòn sụp đổ và đất nước được thống nhất vào năm 1975.
Một công trường xây dựng tuyến tàu điện ở Thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi năm có hơn 200,000 người nhập cư vào thành phố.
Những người trẻ có suy nghĩ rằng họ cảm thấy biết ơn khi lớn lên trong thời điểm này, khi mà quốc gia được hưởng hòa bình sau nhiều thế kỷ chiến tranh, bị chiếm đóng hay là bị tấn công bởi quân đội ngoại quốc.
"Tôi thấy may mắn là tôi được sinh ra rất lâu sau năm 1975," cô Tuệ Nghi nói. Cô làm chủ một công ty khi mới 22 tuổi, công ty của cô mua nhà để tân trang và bán lại. Vươn lên từ một tuổi thơ nghèo khó và không may mắn, Tuệ Nghi đã biến một hộ kinh doanh nhỏ lẻ thành một công ty tăng trưởng mạnh và bây giờ cô đã sở hữu bốn xe hơi và rất nhiều nhà.
Lứa doanh nhân mới ở khắp mọi nơi trong Sài Gòn, thủ phủ trước đây của Nam Việt Nam, bởi vì lứa doanh nhân cũ đã bỏ chạy hết hoặc bị tống đi nơi khác khi quân Cộng Sản miền Bắc chiến thắng.
Trong những năm đầu sau khi Việt Nam được thống nhất, chính phủ đã theo đuổi những chinh sách kinh tế tai hại với việc xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp cũng như cấm doanh nghiệp tư nhân hoạt động. Lãnh đạo của đất nước đã thay đổi chính sách kinh tế của đất nước vào giai đoạn Liên Bang Xô Viết sụp đổ, lựa chọn đi theo nền kinh tế thị trường, thứ trụ cột của một hệ thống mà họ đã cố gắng hết sức để tiêu diệt trước đây.
Kể từ ngay đó, Sài Gòn, thành lũy tư bản trước năm 1975, đã quay trở lại bản chất ban đầu của nó với sức sống mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Ralf Matthaes, một người Canada đến Việt Nam vào năm 1993, nhớ lại rằng lúc đó đường phố "không có gì khác ngoài xe đạp". "Nếu bạn thấy một chiếc xe hơi bạn sẽ dừng lại và nhìn chằm chằm vào nó," ông nói.
Nhưng bây giờ xe máy đã chiếm lĩnh toàn bộ các con đường của thành phố, đôi lúc là cả vỉa hè. Tiếng gầm của những động cơ đốt trong vang lên hòa nhịp vào nhau là đặc trưng của thành phố hiện đại này và nó nghe như những con sóng lớn đang lao đến đánh mạnh vào bờ.
Đã qua rồi những quy định Cộng Sản về sự đồng nhất và việc phải giấu giếm sự xa hoa đi kèm với nó. 
Một thập kỷ trước ông Matthaes, người quản lý một công ty nghiên cứu thị trường và tư vấn kinh doanh ở đây, có một người đồng nghiệp. Cô ấy cảm thấy vô cùng xấu hổ về con xe BMW của mình đến nỗi phải lấy mấy tấm che cắt ra từ thùng carton để che nó khi đồng nghiệp đến nhà.
Những chai rượu sang mắc tiền trong hộp đêm Ace ở Thành phố Hồ Chí Minh
"Đó là một trong những sự thay đổi lớn nhất," ông nói. "Hiện nay bạn sẽ thấy mọi người lái ô tô đi uống cà phê, đậu xe ở nơi mà ai cũng có thể thấy. Xã hội đã thay đổi từ quan niệm từ việc phải giấu của cải thành việc khoe nó."
Nếu trước đây đối với người Mỹ, cuộc chiến ở đây khiến cho 58000 người Mỹ và khoảng 3 triệu người Việt Nam chết, có một mục đích nào đó là để bảo vệ nền tư bản ở Việt Nam, thì bây giờ họ không cần phải lo nữa. Chủ nghĩa tư bản ở đây vươn lên mạnh mẽ không ngừng, và được trợ giúp bởi một lực lượng mà Ted Osius, Đại sứ Hoa Kỳ, gọi là "người dân có máu kinh doanh mạnh nhất thế giới".
Năm ngoái, 78 phần trăm công ty đăng ký kinh doanh ở Thành phố Hồ Chí Minh giải thể, theo thống kê từ chính phủ, với lý do chính là cuộc khủng hoảng nợ mà đất nước vừa trải qua. Nhưng số lượng công ty đăng ký mới đang tăng tốc trở lại, đến nay số lượng doanh nghiệp đăng ký mới đã tăng 26 phần trăm so với cùng kì năm trước.
Những người xây dựng thành phố ủng hộ việc đẩy mạnh sự cạnh tranh và chấp nhận vòng xoáy tư bản của việc doanh nghiệp sụp đổ rồi vươn lên. Mặc dù trên thẻ nhân viên của họ vẫn ghi dòng chữ "Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam" nhưng những gì họ nói ra hẳn sẽ làm cha đẻ của chủ nghĩa tư bản Adam Smith mỉm cười.
"Những công ty yếu kém sẽ thất bại, đó là điều bình thường," ông Trần Anh Tuấn nói. Ông hiện đang tạm thời giữ vị chí Chủ tịch Viện Nghiên Cứu Phát Triển Thành phố Hồ Chí Minh, một bộ phận của chính phủ chuyên về việc lên kế hoạch phát triển thành phố. "Họ có thể học được từ thất bại. Đó là một cách tốt để phát triển."
Tất nhiên một vài lớp vỏ của nền kinh tế tập trung thời Cộng Sản vẫn còn được giữ lại: những tập đoàn nhà nước vẫn chiếm khoảng một phần tư tổng GDP của nền kinh tế, chúng ngập trong nợ và hoạt động không hiệu quả. Nền kinh tế tư nhân và các tập đoàn tư bản nước ngoài chính là yếu tố giúp nền kinh tế phát triển.
Một cửa hàng bán xe cao cấp ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đã qua rồi những quy định Cộng Sản về sự đồng nhất và việc phải giấu giếm sự xa hoa đi kèm với nó.
Có hơn 200,000 người nhập cư vào Thành phố Hồ Chí Minh từ các nơi khác mỗi năm. Thành phố thống kê được 8 triệu người là có hộ khẩu ở đây, nhưng ước đoán tổng dân số là khoảng 12 triệu người.
Trong nhóm người đó, những câu chuyện về người giàu vươn lên từ nghèo khó xuất hiện đầy rẫy ở khắp mọi nơi.
Cô Trường Thùy, nữ doanh nhân công nghệ, kể lại nhà cô không hề có điện cho đến khi cô 7 tuổi. Cô bây giờ đang phát triển các ứng dụng điện thoại và phải di chuyển thường xuyên giữa Mountain View, California và Thành phố Hồ Chí Minh. Cô vừa mới bán công ty phần mềm của mình cho Weeby, một công ty Mỹ, với giá hơn một triệu đô la (cô không nói rõ cụ thể bao nhiêu). Đến tháng 12 này là cô tròn 30 tuổi.
Nguyễn Trung Tín, 28 tuổi, được thừa hưởng công ty bất động sản từ cha mẹ vào năm ngoái. Anh nhớ lại sự khó khăn vất vả của cha mẹ để cố gắng từ tay không lập nên được doanh nghiệp lớn. Họ phải học tiếng Hoa, tiếng Nhật và tiếng Nga trong các băng nghe đài xuyên đêm trong căn hộ một phòng ngủ mà họ ở với nhau khi anh chỉ là một đứa trẻ.
Bây giờ Tín đang được hưởng sức sống vươn trào của một Việt Nam mới. Anh là ông chủ của hai hộp đêm, một công ty chuyên tổ chức sự kiện và chủ một nhà hàng Thái Lan. Nhưng anh chỉ trích rất nhiều người thuộc thế hệ anh vì đã quên đi văn hóa phát triển bạn thân và thay vào đó bằng văn hóa hưởng thụ vật chất.
"Họ chỉ thấy những chiếc xe phóng nhanh, họ có túi Louis Vuitton và giày Christian Louboutin shoes," anh nói. "Đối với họ câu hỏi là làm sao để tôi có được những món đồ đó. Họ có niềm khao khát với những thứ vật chất sai lầm vì những mục đích sai lầm."
Tiền giờ kiếm dễ hơn một thập kỷ trước khi mà giá bất động sản tăng nhanh và các triệu phú mọc lên như nấm sau mưa mỗi đêm. Bây giờ thì để có tiền doanh nhân phải chăm chỉ, phải có may mắn và có quan hệ thân thiết với chỉnh phủ.
Nhưng Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là một nơi thu hút người trẻ, một nơi tràn ngập cơ hội đổi đời và niềm vui.
Lương Thị Hải Luyến, 29 tuổi, đến Sài Gòn từ Hà Nội, thủ đô của đất nước, để họ ngành thạc sĩ văn hóa và cố gắng tìm việc.
"Ở Hà Nội, chúng tôi nghĩ về tương lai và tích cóp cho tương lai," cô nói. "Ở đây họ không nghĩ về hôm qua hay ngày mai. Họ chỉ sống trong hiện tại."
Bài gốc đăng trên The New York Times.
Đóng góp cho tác giả
Nếu bạn đọc hài lòng với bài viết/bài dịch, bạn có thể đóng góp ủng hộ cho tác giả qua địa chỉ:
Tên: Phan Anh Tuấn
Số tài khoản: 152613748
Số thẻ: 9704321171180375
Ngân hàng: VPBank
Chi nhánh: TP. Hồ Chí Minh
Sự ủng hộ của bạn sẽ giúp mình có động lực tìm hiểu và viết, dịch thêm các bài mới. Chân thành cám ơn bạn đọc! :)

Các bài tương tự của tác giả