Stoicism P7 (Kết): Stoicism và các trường phái triết học khác
Các phần trước: 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , và 6 . *** Như đã nói khá nhiều lần trong các bài trước, đối với mình thì Philosophy, hay...
***
Như đã nói khá nhiều lần trong các bài trước, đối với mình thì Philosophy, hay hẹp hơn là Stoicism, không có ý nghĩa gì khác ngoài sự áp dụng của nó vào cuộc sống. Có thể nói vì vậy mà có lẽ phải tự gọi mình là 1 "Stoic nửa mùa", khi mình bằng sống bằng chết cố giữ cho được cái khách quan, và chỉ chấp nhận những tư tưởng hay lời khuyên mà mình thực sự cảm thụ được mà thôi. Nhưng cũng vì vậy, mà mình không cảm thấy áp lực khi tiếp cận 1 số trường phái triết học khác như Phật giáo (Buddism), Đạo giáo (của Lão Tử), và Epicurean (từ sự tò mò qua những câu trích của Seneca. Phải nhắc lại là dù Epicurean là trường đối thủ, nhưng qua cách viết có thể nói Seneca thậm chí là rất tâm đắc và thích những tư tưởng của Epicurus).
Vì vậy, bài này mình xin được tổng hợp những nét khái quát về sự tương đồng cũng như khác biệt của Stoicism đối với 1 số trường phái triết học khác mà mình nắm được. Thú thực với 1 người mới tìm hiểu triết học hơn 1 năm, thì đây là 1 nhiệm vụ khá nặng nề, và hy vọng mọi người có thể đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.
1. Stoicism và triết học Đông phương
Đầu tiên, trường phái triết học gần gũi nhất với Stoicism, thật tình cờ và bất ngờ, lại chính là Phật giáo - Buddism. Ông giáo sư Massimo Pigliucci thậm chí đã tuyên bố: "Stoicism chính là phiên bản phương Tây của Phật giáo" (Stoicism is the Western equivalent of Buddism). Tương tự, tác giả nổi tiếng Nassim Taleb trong Antifragile cũng đã viết: "A Stoic is a Buddist with attitude".
Về nguồn gốc, 2 trường phái có xuất phát điểm khá gần nhau: Buddism là từ Nepal vào khoảng năm 500 trước công nguyên, trong khi Stoicism hơi muộn hơn 1 chút là vào khoảng năm 300 trước công nguyên tại Athens. Về mục đích, cả 2 trường phái đều nhắm tới 1 đích đến: đó là khiến cuộc sống của mỗi cá thể trở nên sáng suốt và an yên hơn (calmer and wiser). Buddism được sáng lập bởi Đức Phật Siddhartha Gautama, người đã nghiệm ra rằng mọi khổ đau trong cuộc sống đều bắt nguồn từ ham muốn (desire). Các Phật tử đều rèn luyện để hướng tới trạng thái Niết bàn - Nirvana, trạng thái không tồn tại 1 ham muốn nào (a state of pure non-desire). Tương tự, 1 trong những bài học đầu tiên mà Epictetus dạy học trò của mình, là từ bỏ mọi ham muốn, vì ham muốn chính là thứ đe dọa trạng thái bình thản trong tâm tưởng - the tranquillity of mind.
👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:
1 điểm chung nổi bật nữa của Stoicism và Buddism là tập trung vào hiện tại. Trong khi đây là điều khỏi phải bàn với Buddism, thì bài học cũng được hoàng đế Marcus Aurelius nhắc đi nhắc lại với bản thân mình:
Forget everything else. Keep hold of this alone and remember it: Each of us lives only now, this brief instant. The rest has been lived already, or is impossible to see.(Quên hết tất cả đi, chỉ cần nhớ duy nhất 1 điều: mỗi người chỉ sống cho hiện tại, khoảnh khắc hiện hữu ngắn ngủi này. Phần còn lại, hoặc là đã trải qua, hoặc ta không thể nhìn thấy dc)Concentrate every minute like a Roman - like a man - on doing what's in front of you with precise and genuine seriousness, tenderly, willingly, with justice.(Tập trung từng phút như 1 chiến binh thành Rome - nhưng quan trọng hơn, như 1 con người, vào công việc nào ở phía trước bạn, với sự chính xác, tính cẩn thận nghiêm túc, sự quyết tâm, và sự tuân thủ những chuẩn mực đạo đức)
Đồng thời, cả Stoicism và Buddism đều dạy chúng ta biết yêu thương con người. Sự nhân từ và vị tha là 1 trong những đức tính hàng đầu của người nhà Phật, trong khi với Stoicism, Marcus Aurelius đã nói rằng:
Begin the morning by saying to yourself, I shall meet with the busybody, the ungrateful, arrogant, deceitful, envious, unsocial. All these things happen to them by reason of their ignorance of what is good and evil. But I, who have seen the nature of the good that it is beautiful, and of the bad that it is ugly, and the nature of him who does wrong, that it is akin to me, not only of the same blood or seed, but that it participates in the same intelligence and the same portion of the divinity, I can neither be injured by any of them, for no one can fix on me what is ugly, nor can I be angry with my kinsman, nor hate him. For we are made for cooperation, like feet, like hands, like eyelids, like the rows of the upper and lower teeth. To act against one another then is contrary to nature; and it is acting against one another to be vexed and to turn.(Hãy bắt đầu mỗi ngày mới bằng việc nói với bản thân mình: "Hôm nay tôi sẽ gặp những người thô lỗ, kiêu ngạo, tráo trở. Tất cả họ đều phạm sai lầm vì không nhận rõ đâu là đúng đâu là sai. Nhưng tôi biết những quy luật của tự nhiên, cái thanh thản khi làm những việc mình cho là phải, và cái lo sợ bất an khi làm điều trái, nên tôi sẽ không cho mình bị ảnh hưởng bởi họ. Nhưng, tôi cũng sẽ không tức giận hay khinh thường, chán ghét họ, những “người thân” của tôi trên thế giới này. Họ với tôi như chân tay, mắt mũi trong cùng 1 cơ thể, chỉ có thể hòa thuận mà không thể chống đối nhau. Vì các bộ phận mà chống đối nhau là trái với tự nhiên")
Epictetus thì dạy rằng:
Whenever anyone criticizes or wrongs you, remember that they are only doing or saying what they think is right. They cannot be guided by your views, only their own; so if their views are wrong, they are the ones who suffer insofar as they are misguided. I mean, if someone declares a true conjunctive proposition to be false, the proposition is unaffected, it is they who come off worse for having their ignorance exposed. With this in mind you will treat your critic with more compassion. Say to yourself each time, ‘He did what he believed was right’Nếu có ai đó chỉ trích hoặc hại bạn, nhớ rằng họ chỉ làm những gì họ cho là đúng. Họ không thể làm theo quan điểm của bạn, mà là quan điểm của chính họ. Vì vậy, nếu quan điểm của họ là sai, họ chính là người phải chịu đựng, chứ không phải bạn. Ý tôi là nếu họ cho 1 chuẩn mực đạo đức là sai, thì chuẩn mực đó vẫn không thay đổi, chỉ là họ đi lạc đường mà thôi. Nếu nghĩ như vậy, bạn hoàn toàn có thể đối mặt với những chỉ trích 1 cách kiên nhẫn và vị tha hơn. Hãy tự nói với bản thân câu này: Hắn chỉ làm điều hắn tin là đúng mà thôi.Every circumstance comes with two handles, with one of which you can hold it, while with the other conditions are insupportable. If your brother mistreats you, don’t try to come to grips with it by dwelling on the wrong he’s done (because that approach makes it unbearable); remind yourself that he’s your brother, that you two grew up together; then you’ll find that you can bear it.(Mỗi sự việc đều có thể có 2 thứ liên quan đến bạn. Nếu như 1 người anh trai hại bạn, đừng cứ khư khư nghĩ đến việc anh í làm, mà thay vào đó tự nhắc bản thân bạn: Anh í là anh mình, là người lớn lên cùng mình, và bạn sẽ thấy không khó để tha thứ cho anh í)
Đọc thêm:
Tuy nhiên, giữa 2 trường phái cũng tồn tại những điểm khác biệt. Trong khi Buddism (ít nhất là những người thực sự theo Phật giáo) phải chấm dứt mọi ham muốn của bản thân, thì Stoicism cho phép 1 người có vợ có con, uống rượu với bạn bè, ở nhà tiền tỷ, nhưng phải coi những thứ ấy là "vật bên ngoài", và không để chúng ảnh hưởng đến sự bình thản tâm tưởng của họ. Có thể nói là Stoicism thoáng hơn khá nhiều so với Buddism, và vì vậy mà bản thân mình cảm thấy hợp lý hơn. Đồng ý nhiều người sẽ nói như việc có vợ con và cố giữ cho tâm trí mình thanh thản, không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi người thân còn khó gấp ngàn lần việc không có. Tuy nhiên, với 1 chàng trai trẻ dù đang ế nhưng vẫn ưa màu hường thích mộng mơ, khả năng bảo từ bỏ tất cả để theo đạo Phật có vẻ không khả thi :| Đành để mỗi người tự xét vậy nhé.
*****************
Tiếp đến là Đạo của Lão Tử. Cũng không hiểu "vì sao đưa em tới" với Lão, nhưng cũng giống như Stoicism, đây có lẽ cũng là cuộc gặp gỡ của định mệnh. "Đạo đức kinh" của Lão Tử đến nay mình đã đọc gần chục lần, và luôn tìm những bản dịch khác nhau cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh để hiểu thêm. Theo mình thì Đạo của Lão là sự tổng hợp tuyệt vời nhất dành cho Stoicism của bản thân mình, khi nó đưa ra những lời khuyên mà mình thấy rất hợp với tư tưởng Stoicism.
Cụ thể hơn chút nhé. Lấy ví dụ bạn tình cờ gặp 1 người đang cầm bản đồ trên tay, bạn sẽ làm gì. Nếu là mình ngày xưa, mình sẽ nhảy xổ vào cái bản đồ, hỏi người ấy định đi đâu, rồi giúp đỡ tận tình như đưa gái vào nhà nghỉ! Nhưng, sau khi đọc Lão Tử, mình sẽ dừng lại 1 chút và quan sát, vì phải chăng nếu nhảy vào quá sớm, có thể mình đã làm chết đi cái niềm vui khi họ tự vượt qua được "khó khăn" của bản thân, 1 chiến công tuy nhỏ nhưng lại có thể mang ý nghĩa vô cùng. Hay, khi 1 người mắc lỗi lầm về nhận thức, dù bạn có cố ngàn lần nói cho họ thấy cái lỗi của họ, thì cũng không bao giờ hiệu quả bằng khi người ấy tự nhận thấy và tìm đến bạn (hoặc 1 ai đó khác) để nhận lời khuyên. Điều duy nhất bạn có thể làm (và nên làm) trước đó, là dùng hành động chuẩn mực của mình để nếu tình cờ họ thấy hy vọng họ có thể nhận ra mà thôi. Và mình cảm thấy làm như thế mới là thuận theo tự nhiên (live in agreement with nature - tư tưởng chủ đạo của Stoicism).
Túm lại, cái khiêm nhu, lấy không trị để trị, lấy hành động để dạy người thay vì lời nói, là những bài học có thể nói là tâm đắc nhất mà mình nghiệm được từ Đạo của Lão (còn rất nhiều những bài học quý giá khác nữa nhé). Thực ra, khi so sánh với Stoicism, Epictetus có vài câu tương tự:
Never identify yourself as a philosopher or speak much to non-philosophers about your principles; act in line with those principles. At a dinner party, for instance, don't tell people the right way to eat, just eat the right way. If conversation turns to a philosophical topic, keep silent for the most part, since you run the risk of spewing forth a lot of ill-digested information. If your silence is taken for ignorance, but it doesn't upset you - well, that's the real sign that you have begun to be a philosopher. Sheep don't bring their owners grass to prove to them how much they've eater, they digest it inwardly and outwardly bring forth milk and wool.Dịch: Đừng nói chuyện triết học với những người không nghiên cứu về nó, thay vào đó hãy để mỗi hành động của bạn, dù là nhỏ nhất, tuân theo các quy tắc của triết học. Ví như trên bàn tiệc, đừng bảo người ta phải ăn như thế nào, mà hãy "show off" bằng việc ăn đúng cung cách. Nếu cuộc trò chuyện bàn về các vấn đề triết học, tốt nhất là im lặng trong phần lớn thời gian, vì điều đó là không nên nếu bạn nói những điều bạn chưa thực sự tin tưởng hoặc cảm thụ hết được. Nếu sự im lặng của bạn khiến bạn bị phớt lờ, coi thường, mà bạn chả thấy buồn tí gì, thì đó là dấu hiệu bạn thực sự đang tiến bộ đấy. Vì, nhìn thử xem, cừu có cho chủ của chúng xem chúng ăn bao nhiêu cỏ đâu, mà thay vào đó chúng tiêu hóa thức ăn âm thầm và tạo ra lông và sữa đấy chứ.(đoạn này, bỏ qua khoản dịch ngu của mình, thì chắc bạn vẫn cảm thấy được sự trần trụi, thẳng thắn trong cách giảng của Epictetus. 1 điểm khá thú vị phải không, sự thâm sâu của Đạo lại tương đồng với những lời nói hình ảnh đậm chất đời thường của triết học phương Tây)
*****************
Mình cũng muốn nói thêm 1 chút về Minimalism, phần nhiều vì Truê luôn cố tìm ra bằng được sự tương quan giữa 2 trường phái. Đúng là Stoicism hướng tới sự đơn giản (hay thậm chí là tối giản) trong cuộc sống, nhưng điểm cốt lõi là họ không cho hoàn cảnh bên ngoài có chút nào quan trọng với họ cả. Cũng giống như hoàng đế Marcus Aurelius đã nói: "If you must live in a palace, then you can also live well in a palace" (Nếu bạn "PHẢI" sống trong cung điện, bạn cũng có thể sống "tốt" trong cung điện).
Tuy nhiên, có 1 bài tập luyện Stoicism khá hay, và rất gần gũi với Minimalism. Bài tập này thỉnh thoảng mình cũng làm, nhưng ông giáo sư Massimo Pigliucci thì nhắc đi nhắc lại khá nhiều lần trên blog của ông. Đó là việc bạn vào 1 siêu thị, và cho bản thân cái ngạc nhiên khi có quá nhiều thứ bạn không cần đến được bày bán. Nó cũng luyện tập cho bạn việc chấm dứt ham muốn (desire) với những thứ có thể khiến bạn chú ý. Kết quả là sau 1 hồi đi đi lại lại trong ấy, bạn đi ra không mua gì cả. Bài tập này nếu mình nhớ không lầm thì bắt nguồn từ Socrates, khi ông thường đi lại trong Athens và trầm trồ trước quá nhiều đồ được bày bán mà ông không cần đến. Nhưng với văn hóa Việt Nam thì nên cẩn thận bạn nhé, chống chỉ định áp dụng vào sáng sớm hay lúc quá đông khách không lại vạ vào thân.
Tuy nhiên, có 1 bài tập luyện Stoicism khá hay, và rất gần gũi với Minimalism. Bài tập này thỉnh thoảng mình cũng làm, nhưng ông giáo sư Massimo Pigliucci thì nhắc đi nhắc lại khá nhiều lần trên blog của ông. Đó là việc bạn vào 1 siêu thị, và cho bản thân cái ngạc nhiên khi có quá nhiều thứ bạn không cần đến được bày bán. Nó cũng luyện tập cho bạn việc chấm dứt ham muốn (desire) với những thứ có thể khiến bạn chú ý. Kết quả là sau 1 hồi đi đi lại lại trong ấy, bạn đi ra không mua gì cả. Bài tập này nếu mình nhớ không lầm thì bắt nguồn từ Socrates, khi ông thường đi lại trong Athens và trầm trồ trước quá nhiều đồ được bày bán mà ông không cần đến. Nhưng với văn hóa Việt Nam thì nên cẩn thận bạn nhé, chống chỉ định áp dụng vào sáng sớm hay lúc quá đông khách không lại vạ vào thân.
👉 Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về Marcus Aurelius, cũng như Chủ nghĩa Khắc Kỷ và các phương pháp sử dụng để thực hành triết học trong cuộc sống thường ngày, bạn có thể tìm đọc cuốn sách "Suy tưởng" được dịch bởi Spiderum nhé.
2. Stoicism và các trường phái triết học Tây Phương khác
Thú thực mình đọc hơi ít về các trường phái triết học khác của phương Tây. Lý do chính là vì mình tuân thủ nghiêm ngặt lời khuyên của Seneca: đọc nhiều sách chưa chắc đã có ích, mà đọc đi đọc lại 1 (hoặc vài) quyển mới mang lại cho bạn nhiều hơn. Vì vậy mà mình cứ bộ ba Marcus, Seneca với Epictetus (và xen lẫn Đạo đức kinh) ngày này qua ngày khác thôi, và vì vẫn thấy cực kỳ hữu dụng nên chưa có ý định mở rộng thêm.
Tuy nhiên, cũng có 2 thứ mà mình muốn giới thiệu trong phần 2 này.
Tuy nhiên, cũng có 2 thứ mà mình muốn giới thiệu trong phần 2 này.
Một là sự ứng dụng và biến thể tuyệt vời của Stoicism từ Aristotelianism và Cynicism. Phần này mình xin được trích nguyên từ cuốn sách "How to be a Stoic" của ông giáo sư được mình nhắc đi nhắc lại nhiều lần Massimo Pigliucci của đại học New York (NYU):
Aristotle was a student of Plato (and hence a grand-student of Socrates, so to speak), and his philosophy was characterized by a very practical, if somewhat elitist, approach. In his version of virtue ethics, a eudaimonic life is made possible by the pursuit of virtue, but we also need many other things over which we have no control: health, wealth, education, and even good looks.
Contrast this with the thinking of the first Cynic, Antisthenes, himself a student of Socrates. Antisthenes, and even more so his famous successor, Diogenes of Sinope, went radical: for them, nothing is necessary for a eudaimonic life except virtue. We may be healthy or sick, wealthy or poor, educated or ignorant, handsome or ugly—none of it matters. Indeed, they went so far as to argue that earthly possessions positively get in the way of virtue: they develop in us an attachment to things that don’t matter, so we are better off without them.Now here is the problem: On the one hand, we have Aristotle telling us that eudaimonia can be achieved only by somewhat lucky people who fit a number of prerequisites, acquired through little or no merit of their own. On the other hand, we’ve got the Cynics not only rejecting Aristotle’s list of necessary prerequisites but arguing that they get in the way of a good life. Stoics occupy the logical space in between these two positions: health, wealth, education, and good looks—among other things—are preferred indifferents, while their opposites—and a number of other things—are dispreferred indifferents.
This, I think, was a stroke of genius. The Stoics made a eudaimonic life a reachable goal for everyone, regardless of social status, financial resources, physical health, or degree of attractiveness. Although all of these qualities are indifferent to your ability to pursue a virtuous life—to become a morally worthy person—they are still preferred (just as any normal human being would readily tell you) so long as they don’t get in the way of your practice of the virtues. Here is how Seneca aptly summarized the idea in the case of a particularly common contrast between preferred and dispreferred experiences: “There is great difference between joy and pain; if I am asked to choose, I shall seek the former and avoid the latter. The former is according to nature, the latter contrary to it. So long as they are rated by this standard, there is a great gulf between; but when it comes to a question of the virtue involved, the virtue in each case is the same, whether it comes through joy or through sorrow.” In other words, by all means go ahead and avoid pain and experience joy in your life—but not when doing so imperils your integrity. Better to endure pain in an honorable manner than to seek joy in a shameful one.Dịch đại ý: Về khái niệm 1 cuộc sống hạnh phúc của Aristotle, chúng ta không chỉ cần các phẩm cách mà còn khá nhiều thứ khác, như sức khỏe, tiền bạc, giáo dục, và thậm chí là đẹp mã.
Trong khi đó, trái ngược hoàn toàn, chủ nghĩa yếm thế (Cynicism) cho rằng chúng ta chẳng cần gì khác ngoài các phẩm cách để có 1 cuộc sống hạnh phúc, và họ chứng minh điều đó bằng cách cố gắng sống mà không sở hữu bất cứ 1 thứ gì (Để cụ thể hơn, tặng bạn 1 ví dụ: Diogenes, 1 người theo chủ nghĩa này, có giữ 1 cái cốc để uống nước. 1 hôm ông thấy 1 cậu bé dùng 2 tay hứng nước - tức không cần cái cốc vẫn có nước uống được, ông đã tự chửi mình là đầu đất, và vứt cái cốc đi).
Và Stoicism tìm ra giải pháp cho vấn đề này, bằng cách đặt mình vào giữa 2 trường phái. Cụ thể hơn, họ gọi những thứ như tài sản, nhà cửa, giáo dục, đẹp mã là "preferred indifferents", trong khi những thứ như khó khăn, nghèo túng, chết, lưu đày là "dispreferred indifferents". Và đó là sự sáng tạo cực kỳ ấn tượng của Stoicism, khi nó khiến cho 1 cuộc sống hạnh phúc trở thành 1 mục tiêu trong tầm với của tất cả mọi người. Giống như Seneca đã nói: "Có 1 sự khác biệt không hề nhẹ giữa hạnh phúc và khó khăn. Nếu được hỏi chắc chắn tôi sẽ chọn hạnh phúc và tìm cách tránh khó khăn. Vì đó là tuân theo tự nhiên. Tuy nhiên, nếu đặt cả 2 bên cạnh những phẩm cách của con người (virtues), chúng sẽ mất đi sự khác biệt. Vì chỉ có phẩm cách là có giá trị thực sự mà thôi".
Ý thứ 2 là về Epicureanism. Đây được cho là 1 trong những trường phái đối lập hoàn toàn với Stoicism, khi nó đi theo nguyên tắc là con người luôn tìm đến sự thoải mái trong cuộc sống (It propounded an ethic of individual pleasure as the sole or chief good in life - Wikipedia). Trong khi Stoicism cho rằng pleasure là thứ nên tránh vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến sự rèn luyện của bản thân.
Tuy nhiên, Seneca lại thường xuyên trích dẫn và ca ngợi những câu nói của Epicurus, và chính ông là người chỉ cho người đọc thấy được 2 trường phái tương đồng nhiều hơn là cạnh tranh. Cụ thể hơn, cái thứ thoải mái duy nhất (sole pleasure) mà các học trò của Epicureanism hướng tới, là 1 thứ hạnh phúc thiêng liêng chứ không phải là sự thoải mái hưởng lạc thường ngày. Và để có được cái đích cuối cùng này thì họ phải tuân thủ 1 loạt các quy định cực kỳ nghiêm ngặt, thậm chí là không khác mấy so với những gì mà Stoicism hay thậm chí là Cynicism áp dụng.
Điều này, như đã hết lòng ngợi ca trong các bài trước, thể hiện cực kỳ rõ tính linh hoạt của Stoicism. Nhưng, mình muốn nhắc lại ở đây để nhấn mạnh rằng, kể cả các trường phái triết học được người đời cho là cạnh tranh và đối lập nhau như thế, thì mục đích chung quy lại vẫn là hướng về 1 cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn mà thôi. Vì vậy, bạn có thể thích hoặc không thích Stoicism, nhưng mình thực sự mong bạn sẽ tìm được 1 trường phái triết học thích hợp với bản thân.
Và đó cũng là lời kết của series. Chân thành cảm ơn các bạn đã tích cực upvote, comment ủng hộ và góp ý cho mình. You are truly appreciated guys!!!
A Dreamer
Nguồn:
Stoicism & Buddhism: Lessons, Similarities and Differences
“The brahmans had no cattle, no gold, no wealth. They had study as their wealth and grain. They guarded the holy life as their treasure.” Gautama Buddha “Of all people only those are at leisure who make time for philosophy, only those are really alive. For they not only keep a good watch over their […]dailystoic.com
“The brahmans had no cattle, no gold, no wealth. They had study as their wealth and grain. They guarded the holy life as their treasure.” Gautama Buddha “Of all people only those are at leisure who make time for philosophy, only those are really alive. For they not only keep a good watch over their […]dailystoic.com
Stoicism vs. Epicureanism
Stoicism and Epicureanism were the two main Hellenistic schools of philosophy (i.e., schools which came after Aristotle). While differing in their fundamental tenets, both philosophical schools recognized the goal of philosophy to be the transformation of the self into a sage. A sage is one who has attained a 'plenitude of being', or 'perfection ofacademyofideas.com
Stoicism and Epicureanism were the two main Hellenistic schools of philosophy (i.e., schools which came after Aristotle). While differing in their fundamental tenets, both philosophical schools recognized the goal of philosophy to be the transformation of the self into a sage. A sage is one who has attained a 'plenitude of being', or 'perfection ofacademyofideas.com
Life style
/life-style
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất