Các phần trước: 1, 2, 3, 45.

Như đã trình bày ở bài trước, mình rất hy vọng mọi người có thể thấy được giá trị của Stoicism (Chủ nghĩa khắc kỷ), mà đặc biệt là trạng thái bình yên trong tâm trí, đối với cuộc sống đầy rối ren và cám dỗ thời nay. Và, nếu ai đã kiên nhẫn đọc hết 5 phần dài dằng dặc, chắc cũng có tí cân nhắc về việc luyện Stoicism đúng không? Nếu đúng, hy vọng bài chia sẻ này sẽ tiếp thêm cho bạn chút động lực để ... nhập môn và đồng hành cùng mình trên con đường đầy thách thức nhưng chắc chắn là cần thiết và vinh quang này nhé.
Và, nếu như bạn không chọn chủ nghĩa khắc kỷ, mình cũng hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn. Trên Spiderum đã có khá nhiều bài giới thiệu về Triết học, tuy nhiên chắc đây là bài đầu tiên 1 người "từng trải" chia sẻ với các bạn liệu 1 trường phái triết học có thực sự có ích cho cuộc sống hay không qua kinh nghiệm bản thân.
*********************
Đầu tiên, nếu bạn cũng như mình, hoặc bao người bình thường khác:
... đôi lúc bị tổn thương bởi lời nói đểu hay châm chọc của đồng nghiệp, người quen hay 1 người thậm chí chả bao giờ nghĩ mình quan tâm đến, và chỉ vậy thôi mà sao mất "cmn" 1 ngày hay 1 buổi tối vui vẻ cùng những người mà mình thực sự yêu thương.
... hay vu vơ tự nhiên trời mưa cũng có thể làm tâm trạng mình down trầm trọng, văng tục tùm lum, ra đường lỡ va vào thằng nào khéo lại thành phim chưởng Hồng Kông.
... rồi đôi lúc mệt mỏi trước sự tham lam của bản thân, cố gắng chạy theo những thứ nhà cửa xe cộ quần áo đẹp, đến lúc có được rồi thì lại tự hỏi vì sao mình muốn nó. 
Nhiều vậy ??? 

Còn nữa :|
... ôi lại đôi khi, trước 1 bài phát biểu hay thuyết trình quan trọng phải làm, có khi cả tháng trước mất ăn mất ngủ với nó, làm ảnh hưởng cả những người thân yêu quanh mình. Mà nếu sau đó có ngẫm lại thì mấy cái lo lắng ấy chả có tích sự gì, nhưng lại không thể nào không lo. Đau đầu phết.

Đọc thêm:

.................
Nếu những thứ bình thường ấy (còn rất nhiều rất nhiều nữa bạn nhé) cũng ảnh hưởng đến bạn giống mình, thì triết học, hay hẹp hơn là Chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism), thực sự có ích đấy bạn ạ. Đối với mình, triết học không là gì khác ngoài 1 sự rèn luyện cần thiết, hay nói giảm đi 1 chút là 1 sự chuẩn bị trước mọi điều có thể xảy ra trong cuộc sống. Triết học có thể giúp bạn không bị "cuốn theo chiều gió" trước vô vàn những cám dỗ và khó khăn.
Cụ thể hơn, 1 năm "luyện" Chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism) đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của mình, theo 1 chiều hướng tốt đẹp hơn rất nhiều. Và Stoicism thực sự là lựa chọn hoàn hảo đối với mình. Đúng như những gì ông giáo sư triết học Massimo Pigliucci đã viết trong 1 bài chia sẻ tương tự trên blog nổi tiếng của ông, Chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism) không phải là 1 thứ tôn giáo. Nó là 1 hệ thống mở, cho phép bạn tiếp cận những suy nghĩ và thậm chí là cả những quy tắc của những trường phái khác, với chỉ 1 sự ràng buộc duy nhất là KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC ĐỂ MẤT những phẩm cách tối quan trọng của con người: trí tuệ (wisdom), chính trực (integrity), chuẩn tắc (justice), và can đảm (courage). Theo mình biết thì không có nhiều trường phái triết học cho phép bạn có 1 tư duy cởi mở như thế.
Cụ thể hơn chút nữa, những thay đổi của mình ở từng khía cạnh là:
1. Stoicism khiến mình nhận thức được rõ ràng hơn sự thay đổi trong cảm xúc của bản thân, có lẽ nên nói là bước đầu tiên để tiến đến làm chủ được cảm xúc. Tin mình đi, nếu bạn thực sự để ý chắc bạn sẽ phát hoảng khi thấy cảm xúc hay tâm trạng của bạn bị ảnh hưởng nhiều như thế nào bởi những thứ xung quanh mà bạn KHÔNG kiểm soát được (thuật ngữ Stoicism là "out of your control"). Việc luyện Chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism) hàng ngày đang khiến mình cảm nhận rõ ràng hơn điều ấy, để mỗi khi cảm thấy tâm trạng thay đổi trước bất cứ 1 thứ gì, ngay lập tức câu hỏi: "Mình có thể kiểm soát được nó không?" hiện lên trong đầu. Nếu câu trả lời là không, mình sẽ tự nhắc bản thân quên ngay nó đi và tập trung vào những thứ mình kiểm soát được thôi. 

2. Chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism) còn khiến mình làm chủ hoàn cảnh tốt hơn. 1 trong những điểm đặc biệt ở trường hợp của mình là mình ... xuất khẩu, và dù cố gắng đến mấy để xây dựng những mối quan hệ chân tình thì anh em bạn bè hay đến cả người đặc biệt cũng cứ lần lượt bỏ mình về Việt Nam. Điều này đã khiến tâm trí mình bị ảnh hưởng rất nhiều. Có lẽ chính vì vậy mà cái tư tưởng chủ đạo: "the tranquillity of mind" của Chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism) ngay lập tức thu hút mình. Sau 1 thời gian "luyện" căng Stocism, giờ khi 1 người anh em thân thiết về Việt Nam, thay vì buồn bã hụt hẫng, hay lao đi tìm những mối mới (nhiều khi hy sinh bản thân tham gia vào những cuộc vui không ý nghĩa, như vẫn làm trước đây), mình chấp nhận cô đơn 1 cách nhẹ nhàng hơn, và tìm vui trong việc ... đọc sách! Dù hậu quả là mình chỉ còn vài ba người bạn xung quanh, nhưng họ đều là những người mình thực sự trân quý, và mỗi câu chuyện với họ luôn làm tâm trí mình cảm thấy minh mẫn và thoải mái hơn. Kể cả họ, rồi cũng sẽ về Việt Nam đi nữa, thì mình tin mình sẽ không còn cảm thấy "bất ổn" như trước nữa. Giống như những gì Epictetus đã nói: Đối mặt với cuộc đời như tham gia 1 bàn tiệc vậy. Món gì chưa đến với bạn, bình tĩnh chờ nó. Món gì đi qua rồi, đừng cố với lại và chấp nhận bỏ qua. Món gì đến với bạn, gắp lấy phần của mình và hạnh phúc với nó. Làm như vậy với mọi thứ, như anh em bạn bè, người yêu, vợ chồng, con cái, và bạn sẽ có được sự thanh thản trong tâm hồn.
3. Chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism) trang bị cho mình hệ thống những lời khuyên có thể áp dụng vào mỗi tình huống khó khăn trong cuộc sống. Ví như trước 1 bài thuyết trình quan trọng (kiểu trước khoa, 3-40 người phần nhiều là giáo sư tiến sĩ, cũng kinh phết không đùa đâu ạ), mình đọc lại Epictetus, để biết rằng việc cố gắng hoàn thiện nội dung slides và luyện tập thuyết trình là việc mình cần làm, nhưng việc họ thích hay không thích, đánh giá cao hay thậm chí khinh bài thuyết trình của mình thì lại "out of my control". Chính vì vậy, mình dừng hẳn những lo lắng thừa thãi, và thậm chí là vô cùng bình tâm chấp nhận kết quả (dù trớ trêu là kết quả lại thường tốt hơn nhiều so với trước khi cày Chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism) và suốt ngày thấp thỏm lo âu). 
Hay đơn giản hơn, trước mỗi khó khăn, mình lại nhớ lời Seneca: Chú phải nhìn mấy ông vận động viên mà sống, chả bao giờ họ chịu tập với đứa kém hơn, mà luôn đòi thằng nào cân sức ra tập để tiến bộ. Nên, chú cứ coi mỗi khó khăn cũng chính là "đối" để cân đo bản lĩnh của chú đi. Nghĩ thế có phải khó khăn càng lớn chú càng đỉnh không? (mình hơi dở hơi nên toàn liên tưởng nói chuyện bỗ bã vs mấy ông thầy này thôi, nhưng chả hiểu sao nó lại làm những lời dạy kia thấm hơn vs mình!)

👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:

4. Chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism) cho mình cơ hội để biết đến những thánh nhân, như Socrates (chắc mình là người biết ông muộn nhất ở đây rồi, nên thôi khỏi mở mồm nói gì nữa luôn), hay Marcus Cato (chân dung Thánh trong các tác phẩm của Seneca, người mà buổi tối trước ngày bị xử tử vẫn đọc sách, rồi khi ông tự tử, đâm kiếm vào bụng không chết ngay, đã lấy tay tự móc lục phủ ngũ tạng của mình để được chết, chứ không muốn quỳ gối trước Caesar đại đế). Hay Mucius, người mà khi bị bắt và bị tra tấn, thậm chí đã tự đưa tay mình vào ngọn lửa, cứ uy hùng đứng như thế trước sự kinh hãi của kẻ thù, đến nỗi Porsenna, vua của quân địch, phải ghen tức trước sự anh hùng của ông mà kêu người kéo ông ra.

Đồng ý là tìm cả lịch sử cũng chỉ dc vài ng như thế, nhưng mình tin, và mình nghĩ bạn cũng đồng ý với những gì Epictetus đã nói: kể cả chúng ta có không được như Socrates, sống 1 đời luôn giữ ước mơ và cố gắng được như Socrates cũng đã là 1 chiến công.

Đọc thêm:

5. Chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism) khiến mình mạnh hơn theo nghĩa đen, bằng những bài tập luyện. Thay vì chỉ đến gym cho khỏe, mình dùng gym như 1 cách để đối mặt với khó khăn, và mỗi ngày đều thách thức bản thân mình 1 chút so với bài tập ngày hôm trước. 
Hay việc thỉnh thoảng mình sẽ liều mặc ít áo hơn khi trời lạnh, và sẵn sàng đối mặt với cái rét mướt, trong đầu giữ hình ảnh 1 Socrates mùa đông cũng như mùa hè k thay đổi phong cách ăn mặc của ông.
Socrates có luôn mặc thế này k, mình k dám chắc nhé. Nhưng nhiều tác phẩm đề cập ông luôn luôn để ngực trần.
*******
Dù vậy, phải thú nhận với các bạn rằng vẫn có những thứ mình chưa thể hoàn thiện theo Stoicism. 1 trong những điều quan trọng nhất, đó là việc nắm bắt lý do cho bất cứ 1 hành động nào của bạn. Mình vẫn bị sao lãng quá nhiều và chưa thực sự tự hỏi bản thân lý do tại sao mình làm việc này việc kia. Đây có lẽ là 1 trong những bài tập khó nhất nhưng lại cốt lõi nhất của Stoicism, và luôn làm mình trăn trở.
Hay có những điểm mình chưa đến được level để thực sự đồng ý với Chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism). Ví như khi thất bại (như mình mới tham gia vào 1 cuộc thi Public Speaking gần đây), nên chấp nhận, đúng, nhưng theo mình cũng nên có chút "a cay" trong suy nghĩ (vì mình đã chuẩn bị khá kỹ mà vẫn thua), để lấy nó làm động lực phấn đấu hơn. Đối với tuổi trẻ, việc thản nhiên chấp nhận thất bại và chỉ khư khư cố bảo toàn cái "bình thản" có lẽ không phải lúc nào cũng là điều tốt nhất nên làm.
Nhưng, kể cả vậy, lợi ích của luyện Chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism) trong hơn 1 năm vừa rồi là vô cùng rõ ràng đối với cuộc sống của mình, và mình sẽ tiếp tục bằng mọi giá. 
Còn bạn thì sao???

A Dreamer


Chi tiết lịch cày Stoicism:
_ Sáng: đọc Marcus Aurelius hoặc Seneca hoặc Epictetus 20' trên đường đi học. Chọn lấy 1 bài học để suy ngẫm trong ngày.
_ Chiều:
        + Tập gym 5 ngày/tuần. 1 anh da đen nói vs mình 1 câu mà mình tâm đắc mãi: Consider gym as your second full-time job with the salary is paid directly to your health. Và như đã nói ở trên, mình coi gym như bài tập Stoicism đối đầu với khó khăn :D
         + 10' suy ngẫm về bài học (đã chọn lúc sáng) trên đường về.
_ Tối: nghe The Enchiridion của Epictetus - 30' rửa bát. Cái từ "inculcation" của tiếng Anh rất hợp với mình, vì mình tự đánh giá bản thân là k sáng dạ cho lắm, vì vậy cần ngày nào cũng cày, đang quyết tâm đến ngỏm mới thôi. Mưa dầm thấm lâu mà các bạn :D
Phần cuối: