Một cô nàng mắc bệnh công chúa bạn thân một cô nàng mắc bệnh công chúa
Điều đầu tiên mình muốn nói là người bệnh thường không thừa nhận căn bệnh của mình, level lên đỉnh điểm rồi mà vẫn chỉ nghĩ đơn giản...
Điều đầu tiên mình muốn nói là người bệnh thường không thừa nhận căn bệnh của mình, level lên đỉnh điểm rồi mà vẫn chỉ nghĩ đơn giản mình là người dễ giận và nhạy cảm. Chỉ là dễ giận thôi …!
Các triệu chứng của căn bệnh này là tự thấy mình tốt, tam quan lệch lạc, ỷ lại thành bệnh, đanh đá ngang ngược, vô duyên vô cớ mất kiểm soát,… (trích dẫn từ tiểu thuyết của Macchiato). Nếu một người say nắng hết lòng các nàng công chúa ấy, thì phải có tinh thần vững vàng, một cái đầu “lạnh” nhưng mà con tim phải ấm áp.
Nhưng quan trọng là các công chúa không chỉ giận, những lần giận vô cớ mất kiểm soát mà còn “chiến tranh trong im lặng”. Biểu hiện bên ngoài như muốn cắt đứt quan hệ, không trò chuyện, mà trong lòng thì vẫn bận tâm. Đặc biệt là rất chi để ý thái độ của đối phương và suy nghĩ quan trọng hoá. Và sau đó thì hờn dỗi cứ thế tăng lên.
Mọi người xung quanh, bố mẹ, anh chị em, bạn bè, “hoàng tử” của các nàng í, có lẽ quá thấu hiểu con người đó nên không bận tâm lắm, người thì thử cứu chữa, người thì không đoái hoài, ngó lơ đi.
Nhưng chắc chắn là hội những cô nàng mắc bệnh công chúa giận dỗi nhau thì chỉ có cách là để thời gian trả lời. Giận nhau nhưng họ chẳng ghét nhau bao giờ.[ Nếu sự việc tới mức ghét bỏ nhau thì không có sau đó nữa ]. Họ vẫn quan tâm lẫn nhau vì hay để ý thái độ người còn lại mà. Họ vẫn giúp đỡ âm thầm vì công chúa phải có trái tim nhân hậu. Nhưng đáng ngại là căn bệnh công chúa ấy đạt tới level cao nhất rồi thì sẽ không có những chữ “vẫn” ở trên đâu. Sau đó sẽ là những tràn câu quote thanh xuân về hiệu ứng “bạn thân đã cũ”. Thật ra họ có thể nói chuyện với nhau nhưng chẳng ai muốn nhún nhường, mở lời trước. Nếu có quan tâm giúp đỡ âm thầm thì ngoài mặt vẫn nhất quyết không nói chuyện. Vì cái bản ngã của họ quá cao, tự cho mình là trung tâm vũ trụ, thích thì làm mà không thích thì thôi. “Nhỡ mình bắt chuyện trước mà người ta ngó lơ mình thì thế nào?”
Vậy mà những cô nàng mắc bệnh công chúa vừa có tính cách khó chiều, khó chịu, còn không biết cách bảo vệ mối quan hệ của mình thì thật xấu xa?
Câu trả lời ngắn gọn là “Yes”.
Nhưng mà để trả lời chính xác thì “Not exactly…”.
Nếu bạn đã, đang hẹn hò hoặc quen biết một cô nàng mắc bệnh công chúa thì bạn sẽ hiểu rõ họ không phải người có IQ thấp, không biết lẽ phải. Chỉ có ngang ngược cảnh vẻ, ưa chưng diện thôi. Thật ra là dũng cảm nói lên tiếng nói của mình, mình thích gì, không thích gì, mình đồng ý hay phản đối cái này cái kia.
Những cô công chúa cũng có nội tâm rất mạnh mẽ, giống như cái bản ngã, sự ngang ngược của họ. Họ âm thầm vượt qua rất nhiều điều mà nếu như bạn không phải là họ bạn sẽ không biết được. Họ muốn khẳng định bản thân mình, vẫn có đam mê mãnh liệt cho công việc, muốn xông pha với mọi người.
Họ giận nhiều nhưng bỏ qua cũng rất nhiều. Giận để lộ ra bên ngoài, nhưng không phải lúc nào cũng thù dai, vì người ta cũng có nhận thức cơ mà. Sai thì vẫn biết xin lỗi trước chứ, xin lỗi một cách nũng nịu. Và có một điều là nếu bạn là người quan trọng với họ mà làm họ phật ý thì tất nhiên là sẽ giận lâu rồi. Công chúa lại rất khó chiều và luôn muốn được yêu thương thật nhiều nên họ hay gây sự vô cớ với những người họ yêu thương cũng dễ lý giải thôi. Những ai không quan trọng mà có mâu thuẫn người ta thường không thèm ghét bỏ đâu, chỉ lạnh lùng và khó gần thôi. Công chúa thường theo hơi hướng nữ tính nên hiếm hoi lắm mới có những pha trả thù chấn động, mà nhìn chung là không xảy ra.
Vậy bệnh công chúa tốt hay xấu?
Bệnh công chúa không thể nói là tốt hay xấu, nhưng nếu để nó vượt qua định mức cho phép thì căn bệnh sẽ gây ra kết cục cuối cùng có hại cho người bệnh thôi.
Bệnh này không chữa được và những người mắc bệnh không hẳn là công chúa thật sự. Một hoàn cảnh gia đình hạnh phúc, được bố mẹ, người lớn trong nhà cưng chiều từ bé, được dễ dàng thông qua mọi yêu cầu, được chăm sóc quan tâm nhiều mà lại ít gặp phải những trường hợp bản thân phải nhún nhường thì lâu ngày sinh ra thành bệnh thôi.
Người mắc bênh công chúa có cái bản ngã lớn nhưng người có tôi lớn chưa hẳn là người mắc bệnh công chúa. Công chúa yêu bản thân mình, tôn thờ những thứ mình muốn, chiều, hay gây sự, giận hờn nhưng biết lắng nghe, biết thấu cảm, chia sẻ và cũng có vẻ riêng quật cường của mình.
Họ không gây hại gì cho bạn cả, nhưng nếu gặp phiền phức từ cái tính ngang bướng đó thì hãy thật lạnh lùng nhưng mà không phải bỏ rơi, đừng để virus được truyền thêm năng lượng, nhưng mà không phải bỏ rơi họ, hãy yêu thương công chúa của các bạn nhé!
Hậu gởi những cô nàng mắc bệnh công chúa giận dỗi nhau, đây là chuyện thường ngày như cơm bữa trong tình bạn này. Chỉ có các bạn là hiểu nhau nhất thôi, thử xem mình đúng hay sai để mở lòng trước nhé. Công chúa thường dễ “phải lòng” những lời xin lỗi nên đừng sợ bị ngó lơ nữa. Công chúa một khi yêu thương ai thì không mau ghét đến vậy. Hãy là một cô công chúa xứng đáng với những điều tốt đẹp nhé!
Đọc thêm:
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất