Until you make the unconscious conscious, it will direct your life and you will call it fate.
Tiềm thức kiểm soát cuộc sống của bạn và bạn sẽ gọi nó là định mệnh - Carl Jung
Ảnh bởi
Jonathan Kemper
trên
Unsplash
Shadow giống con rồng bị bạn giam giữ trong vùng tiềm thức, sâu thẳm nơi thế giới nội tâm. Bạn càng phớt lờ và chối bỏ, nó càng tìm cách muốn thoát ra.

Những nguyên nhân hình thành Shadow

1. Trauma experience - tổn thương từ quá khứ.

Khi phải trải qua những tình huống quá đau khổ, cơ thể sẽ tự bảo vệ bằng cách tê liệt hóa cảm xúc, khiến bạn không còn cảm nhận gì nữa. Vậy nên mới có những người nhận được tin xấu, phản ứng đầu tiên của họ không phải khóc lóc đau khổ, mà là trạng thái trống rỗng. Sau đó, họ sẽ chôn giấu trải nghiệm không hay vào tiềm thức, cố gắng xóa bỏ phần kí ức họ không muốn đối mặt. 
Nếu bạn có những hành vi hoặc nỗi sợ mà mình không thể hiểu: sợ bị từ chối, sợ cô đơn, hay tự ti mặc cảm, hoặc là kiểu people pleasing - những người luôn cố gắng làm hài lòng người khác, thì hãy tìm hiểu nguyên nhân.
Những biểu hiện này đều xuất phát từ những tổn thương từ thời bé mà bạn cố gắng quên đi. Có thể thời thơ ấu, bạn từng bị bố mẹ chỉ trách và mắng mỏ nhiều lần, hoặc có thể bạn lớn lên thiếu tình yêu thương từ gia đình...
Một người có tuổi thơ thiếu sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ, khi lớn lên sẽ luôn khao khát một tình yêu hoàn hảo vô điều kiện và vô cùng dính người yêu, thiếu cảm giác an toàn chẳng hạn.

2. Strong ego - cái tôi quá mạnh.

Nếu bạn hình thành nên một định nghĩa quá cứng nhắc về bản thân: "Mình là kiểu người A, B, C", bạn sẽ có xu hướng che giấu và chỉ trích phần nằm ngoài cái tôi (thuộc phần A, B, C) của bạn. 
Bạn muốn nghĩ mình là người tốt bụng hoặc thông minh, nhưng sẽ có lúc bạn ích kỷ, xấu xa và ngu ngốc ở một vài phương diện. Việc của bạn là nhìn thấy và chấp nhận nó, chứ không phải che giấu hoặc căm ghét nó. Ngốc nghếch trong một vài thời điểm cũng dễ thương mà.
Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khác hình thành nên shadow: do ảnh hưởng bởi định kiến từ bên ngoài, do lối sống văn hóa của xã hội, do bố mẹ áp đặt...

Một vài biểu hiện của shadow - Shadow behavior

1. Đánh giá và chỉ trích người khác.

Everything that irritates us about others can lead us to an understanding of ourselves.
Những gì chúng ta khó chịu về người khác sẽ giúp ta thấu hiểu chính bản thân mình. (Memories, Dream, Reflection - Carl Jung)
Series nổi tiếng của Netflix - Sex education từng đề cập đến vấn đề này. Trong bộ phim, có một nhân vật tên Adam, nổi tiếng ở trường trung học vì kì thị đồng tính và luôn tìm cách bắt nạt người bạn đồng tính cùng lớp tên Eric. Và plot twist ở đây? Sau đó, Adam phát hiện ra mình là gay và rơi vào lưới tình với Eric.
Ảnh bởi
Radek Pestka
trên
Unsplash
Vậy nên, mỗi khi bạn chỉ trích hay đánh giá người khác, rất có thể vì bạn đang phản chiếu phần bóng tối của mình. Bạn ghét họ vì họ dám sống cuộc đời bạn khao khát, hoặc bạn ghét họ vì bạn ghét phần tính cách đó ở trong con người mình. Bạn sợ người ngoài sẽ đánh giá và coi thường bạn như cách bạn coi thường người mà bạn ghét. Vì vậy bạn đi nói xấu người ta trước. Thế nên mới có trường hợp người bị bắt nạt sau này trở thành người đi bắt nạt.
Một trong những lý do khiến mình từ bỏ mạng xã hội là vì có quá nhiều bình luận toxic. Mọi người dành thời gian của mình để đi chỉ trích và chửi bới những người nổi tiếng - trong khi nhiều lúc người ta cũng chẳng vi phạm đạo đức hay luật pháp gì. Hy vọng những người ngày đêm gõ phím để chửi rủa một nghệ sĩ chỉ đang muốn sống đúng bản chất và đam mê của mình có thể nhận ra phần shadow các bạn che giấu. Biết đâu bạn lại có tố chất làm siêu sao đấy.

2. Đóng vai nạn nhân.

Thay vì chấp nhận lỗi lầm, nhiều người thường có xu hướng biện minh và tìm cách đổ lỗi cho người khác. Họ sợ phải đối mặt với việc mình đã làm sai, họ trốn tránh sự thật rằng mình không hề hoàn hảo.
Những chàng trai đã hết yêu nhưng không muốn mang tiếng phản bội, chọn cách bạo lực lạnh để bạn gái không chịu được mình và phải nói lời chia tay trước, chính là ví dụ tiêu biểu cho trường hợp này.
Ảnh bởi
Kelly Sikkema
trên
Unsplash

 3. Bảo thủ và cố chấp

Khi cái tôi của bạn quá mạnh, bạn sẽ có xu hướng tự cho mình là đúng. Bạn cố gắng bảo vệ hình ảnh cá nhân khỏi tất cả những gì trái ngược với mình. Bạn coi thường, chỉ trích những người bạn cho là khác mình, đồng thời sợ hãi những người có tư tưởng giống bạn nhưng giỏi hơn bạn. Bạn thất vọng và căm ghét bản thân khi bạn không xuất sắc được như người ta và cảm thấy tồi tệ nếu nhận ra mình có điểm nào đó giống người mà bạn ghét. Càng làm như vậy, phần bóng tối của bạn sẽ càng mạnh.

Bài này nghe thì có vẻ hơi nặng nề, cơ mà mình nghĩ ai cũng (phần nào) có mặt tính cách không được tốt lắm. Nhưng nó chỉ tệ khi bạn không nhận ra là mình tệ thôi. Còn một khi nhận thức được nó, bạn đã đặt bước chân đầu tiên trong việc phát triển bản thân thành một người tốt hơn rồi. Bài viết tiếp theo trong series này sẽ là Shadow work - cách tích hợp phần bóng tối trong con người mình nha.
Nếu có hứng thú với mấy chủ đề về tâm lý hoặc chữa lành, thử ghé thăm channel của mình trên Youtube nha. Hy vọng sẽ giúp ích phần nào được cho các bạn. Love :x
Xem thêm các phần khác tại đây: