Có khi nào bạn bí chuyện khi giao tiếp với người khác, bạn bị chê nói chuyện nhạt..., bài viết này chia sẽ công thức cụ thể để có thể chữa bệnh giao tiếp kém nha !
1. Bí quyết đặt câu hỏi
Khi bạn hỏi đúng cách thì người đối diện mới chia sẻ về thế giới của họ, từ đó bạn mới thấu hiểu người ta được.
Lúc bắt đầu câu hỏi bạn hãy hỏi về những chủ đề quen thuộc và quan trọng với mỗi chúng ta đó là: Công việc, sở thích, gia đình, quê quán... và chúng ta có công thức 5wh như sau: What(là gì) , where(ở đâu) , when(khi nào), why(tại sao), how (như thế nào), áp dụng những chữ này vào những thông tin bạn định hỏi.
Sau khi hỏi thì ta cần lắng nghe họ trả lời và bắt được từ khóa chính
- ví dụ hỏi sở thích của em là gì thì họ trả lời là đọc sách, thì đọc sách chính là từ khóa chính
3. Phản hồi
Chúng ta có 3 cách phản hồi chính:
- Nếu họ đang kể, ta có thể phản hồi bằng cách à, uhm theo câu chuyện
- Nếu họ trả lời cụt ngũn, thì bạn có thể phản hổi bằng cách hỏi thêm. Ví dụ như họ nói sở thích là đọc sách thì bạn có thể hỏi học hay đọc thể loại sách gì?
- Nếu bạn có đủ thông tin bạn có thể phản hồi bằng việc chia sẽ trải nghiệm quá khứ bạn đã trải qua với họ. Ví dụ khi bạn hỏi họ đọc thể loại sách gì họ trả lời là sách về kỹ năng giao tiếp chẳng hạn, thì bạn có thể phản hồi bằng việc nói rằng bạn đã từng đọc khá nhiều quyển sách giao tiếp, như quyển nghệ thuật đặt câu hỏi, e có từng đọc quyển đó chưa.
4. Một số câu hỏi khi cuộc trò chuyện thân thiết hơn có thể hỏi:
-Câu 1: Bộ phim em yêu thích nhất là gì? . Sau khi họ trả lời xong bạn tiếp tục hỏi: Tại sao em lại thích bộ phim đó, em thấy ấn tượng nhất ở những cái gì?”. Câu trên bạn hoàn toàn có thể áp dụng cho cả việc đọc sách, nghe nhạc.
-Câu 2: Nếu chỉ được phép ghi xuống 3 nguyên tắc sống còn trong việc phát triển bản thân thì bạn sẽ ghi xuống 3 nguyên tắc gì? Đây là câu hỏi bạn có thể đặt ra cho những người thành công trong cuộc sống. Câu hỏi này sẽ kích hoạt não bộ của họ suy nghĩ, đúc kết cho bạn những điều giá trị nhất.
- Câu 3: Món lạ nhất mà em/anh từng ăn là gì? Câu này có thể áp dụng kể cả khi tán tỉnh hoặc khi nói chuyện với bạn bè. Nó khiến họ tưởng tượng lại và nhớ đến một điều gì đó rất thú vị trong quá khứ.
- Câu 4: Điều điên rồi nhất bạn từng làm là gì?
- Câu 5: Nếu cho bạn một biểu tượng để thể hiện cuộc sống trong mơ của bạn thì đó là biểu tượng gì? Tại Sao?
- Câu 6: Nếu em có thể có một năng lực siêu nhiên nào đó thì em muốn có năng lực gì? Tại sao? Đây là câu hỏi tôi hay sử dụng trong quá trình tán tỉnh và hẹn hò. Hãy sử dụng nó hợp lý, sau khí nói chuyện với nhau về lý lịch cơ bản đủ lâu hãy chuyển chủ đề sang câu hỏi trên như sau:”Anh hỏi vui một chút nhé, ...” Như vậy thì họ sẽ mở lòng và đón nhận câu hỏi của bạn một cách rất vui vẻ.
- Câu 7: Hãy hỏi về một khóa học hay một kỹ năng họ đang học.
- Câu 8: Hãy hỏi về một kỷ niệm vui thời thơ ấu của họ.
- Câu 10: Ai là người mà họ thần tượng trong cuộc sống? Hoặc hỏi người thầy của họ là ai thôi.
Chúng ta cứ lặp lại các bước trên như vậy để có thể có nhiều thông tin về nhau hơn, thấu hiểu nhau hơn. Nếu sau khi tìm hiều không hợp gu nói chuyện với bạn, học từ chồi thì cũng không sao. Còn nếu tìm được người nói chuyện hợp thì quá tốt phải không.
Ai cũng có nhu cầu được chia sẽ, lắng nghe, tìm kiếm bạn bè. Bạn bắt chuyện, giao tiếp đúng thời điểm, đúng tâm trạng có nghĩa là đang giúp họ và giúp bản thân mình.
đúng rồi ạ, đặt câu hỏi, lắng nghe, phản hồi đó là tương tác đó ạ. Mình chỉ dành bài viết này cho mình thôi, vì mình hơi nhát nên đôi khi không biết hỏi gì, vì vậy mình mới ghi ra sẵn những cách hỏi để có thể tương tác dễ hơn