Những kiến thức dưới đây đều là từ những quyển sách về đầu tư, quản lý tài chính và kinh nghiệm thực tế của cá nhân. Có thể nó sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi :
- Tiền của tôi đi đâu?
- Tôi cần làm gì để quản lý được tiền?
- Tại sao tôi cần quản lý tài chính cá nhân ?
Hãy để kinh nghiệm 3 năm trong quản lý tài chính cá nhân của tôi giúp bạn!

PHẦN 1: Tiền của tôi đi đâu?

Để trả lời câu hỏi này, tôi cần nói về mình một chút.
- Nam, 27 tuổi, thu nhập 1 tháng 15 triệu (hiện tại).
Những năm đầu khi ra trường, tôi giống như các bạn lúc đó, mua sắm rất nhiều và lúc cần tiền, tôi luôn tự hỏi tại sao sau vài năm làm việc mà tôi không thể dư thêm đồng nào. Và đó là lúc tôi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên.

Và tôi đọc rất rất nhiều sách, trang web về quản lý tài chính, và áp dụng cực nhiều phương pháp và sau 3 năm, tôi đã tìm được phương pháp phù hợp với chính mình.

Đọc thêm:

PHẦN 2: Tôi đã làm gì để quản lý được tiền?

Tôi sẽ cố gắng trình bày thật ngắn gọn nhưng đầy đủ, vì tôi cũng như bạn, không thích đọc những bài viết dài dòng và tôi là dân tài chính.

Bước 1:  Theo dõi dòng tiền

Ở bước này, đòi hỏi bạn thật tỉ mỉ, đó là bạn phải ghi lại tất cả, tôi nhấn mạnh là tất cả những đồng tiền ra vào cái túi của bạn. Hãy coi như bạn là một người thủ kho, và tiền là hàng hóa. Bạn ghi lại xem chúng đã đi đâu, vào đâu.
Note vào Messenger
Mọi người thường thất bại ngay từ bước này, đơn giản là nó cần nhiều sự tỉ mỉ. Nhưng nếu không có bước này, tất cả đều vô nghĩa. Bởi vì khi có ghi chép, bạn mới biết được trong chu kỳ (tháng/ năm), bạn tiêu/ nhận tiền vào đâu. Từ đó bạn mới ra được quyết định tài chính của mình.
Tôi dành ra khoảng 05 phút cuối ngày để ghi lại những khoản tiền mình nhận được và chi tiêu vào Messenger và sẽ tổng vào file/app tài chính của mình vào các ngày 10-20-30 của tháng đó.
Trên là ví dụ của tôi, khá đơn giản nếu bạn đã biến nó thành thói quen.
Nếu cảm thấy bước 1 đối với bạn quá tiểu tiết, tỉ mỉ, khó khăn. Bạn có thể dừng ở đây, vì những phần tiếp theo sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa. 
Và cảm ơn vì đã dành thời gian cho bài viết của mình.


Bước 2 : Biến dữ liệu thô thành sản phẩm

Vậy là bạn đã muốn tiếp tục khi đọc đến đây (hoặc bạn tò mò xem tôi sẽ viết gì tiếp theo...).
Đến đây thì tôi cần bạn có khả năng làm việc với Excel, vì tôi đã thử với các app quản lý tài chính của Việt Nam (Money Lover, Misa, Money Mate...) và các app tiếng Anh khác. Nhưng đều không làm tôi hài lòng, đơn giản là vì tôi có các yêu cầu khá chuyên sâu về dòng tiền của mình và có thể chỉnh sửa nếu cần thiết (với app thì khá khó khăn khi muốn thay đổi tính năng nào đó).

Đọc thêm:

Bạn vẫn có thể sử dụng các apps nêu trên nếu nhu cầu không cao và bạn thấy dùng app nếu tiện cho bạn.

Với các bạn muốn dùng Excel, tôi sẽ trình bày cực đơn giản (tôi sẽ không gửi file Excel của tôi, vì nó đã được cá nhân hóa rất nhiều, bạn sẽ không thể sử dụng được nhưng tôi sẽ sẵn sàng giúp bạn tạo ra file quản lý chi tiêu).
Cấu trúc file:
Tôi chia file của tôi làm 12 sheets (chính là 12 tháng trong 1 năm).
Trong 1 sheet, gồm 3 phần (table)
Table 1 : Cash flow record - dùng để tổng hợp lại dữ liệu thô ở bước 1.
Biến dữ liệu thô thành 
Table 2 : Cash flow summary - dùng để nhóm các dòng tiền lại thành một mục chung.
Nhóm các dữ liệu thô thành nhóm
Table 3 : Asset Summary - tổng hợp lại tổng tài sản/nợ và so sánh mức độ tăng - giảm so với tháng trước đó.
TỔNG KẾT  TÀI SẢN

PHẦN 3: Tại sao tôi cần quản lý tài chính cá nhân ?

Tại sao bố mẹ chúng ta không có/ hoặc rất ít kiến thức về tài chính cá nhân để có thể dạy con cái của mình? Bạn có bao giờ tự hỏi câu hỏi đó?
Câu hỏi và câu trả lời đều được giải đáp bởi 3 tác giả Go Deuk Seong, Jung Sung Jin và Choi Byung Hee trong cuốn Thịnh Vượng Tài Chính Tuổi 30, đó là:
Đó là thời kỳ khó khăn, nhưng đồng tiền tuy khó kiếm nhưng rất có giá trị cộng lãi suất tiết kiệm rất cao. Bạn có bao giờ tự hỏi ngày xưa bố mẹ chú bác mình thu nhập có vài trăm đồng/tháng nhưng mua được tài sản (nhà, đất...) mà chúng ta thu nhập hàng chục triệu/ tháng nhưng chúng ta phải lao động gần 20 năm mới có được căn nhà với đất hay không?

Đọc thêm:

Thời kỳ bùng nổ dân số (và dân số vàng) đã kéo theo việc tỷ lệ độ tuổi lao động chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số, nói gọn là người làm nhiều hơn người ăn. Nên các chế độ hưu trí rất tốt, tỷ lệ đóng góp (của độ tuổi lao động) và tỷ lệ nhận (của độ tuổi nghỉ hưu) rất dồi dào.
Nhưng gần đây, đã có rất nhiều chính sách thay đổi do cơ cấu dân số đang chuyển từ dân số Vàng sang dân số Già do kinh tế khó khăn và tỷ lệ sinh thấp. Quỹ bảo hiểm/ hưu trí sẽ bị thâm hụt, và thời kỳ của chúng ta sẽ càng phải đóng góp nhiều hơn (công ty tôi đã buộc người lao độngchuyển một phần lương sang bảo hiểm tự nguyện).
Từ hai lý do trên, bạn sẽ thấy hai thời kỳ của chúng ta và bố mẹ ta hoàn toàn khác nhau, dẫn đến việc họ không có kiến thức tài chính vì với họ là không cần thiết. Nhưng với chúng ta lại cực kỳ cấp bách. Với thời bố mẹ, chỉ cần 1 công việc ăn lương là đã đủ sống, mua tài sản, tích trữ và làm giàu (nếu biết kinh doanh thêm).
Nhưng với chúng ta, mọi việc đã hoàn toàn khác!
------------------------------------------------------
Trên đây là một bài viết mở đầu cho một Series những bài về Quản Lý Tài Chính Cá Nhân được cá nhân hóa, khác với những bài viết hoàn toàn về lý thuyết  và viết bởi một người đã có đủ kiến thức và kinh nghiệm thực tế về Quản Lý Tài Chính Cá Nhân!
Và nếu bạn thực sự quan tâm tôi sẽ viết gì tiếp theo, hãy bày tỏ ý muốn của mình!

----
02/01/2021
by GROUND COFFEE

Đọc thêm: