Quản lý tài chính cá nhân: Bản cân đối chi tiêu cá nhân
Năm 2020 là một năm có vẻ chủ đề Tài chính cá nhân được quan tâm rất nhiều, nhất là đối với những bạn trẻ (trong đó có mình). Mình...
Năm 2020 là một năm có vẻ chủ đề Tài chính cá nhân được quan tâm rất nhiều, nhất là đối với những bạn trẻ (trong đó có mình). Mình đã bắt đầu ý thức hơn được việc quản lý các khoản chi tiêu hàng tháng của mình. Những năm trước thì mình cũng có làm một bản chi tiêu cá nhân trên google sheet nhưng sau khi nhìn lại thì thấy khá useless, tổ chức không có khoa học, đọc vào rất lộn xộn và rối. Nhưng sau khi nghiên cứu về cổ phiếu, bắt đầu tập tành đọc bản báo cáo tài chính, mình đã có một cái nhìn khác về cách quản lý và thể hiện các con số trên bản chi tiêu, sau đó mình đã tự tạo ra được 1 bản cân đối chi tiêu hàng tháng đối với mình hiện tại thấy khá useful.
Mục đích của mình là khi nhìn vào bản cân đối chi tiêu sẽ biết được:
- Dòng tiền vào và ra hàng tháng.
- Tổng số nợ hiện tại của mình bao nhiêu, tháng này cần phải trả bao nhiêu nợ.
- Tổng chi tiêu hàng tháng là bao nhiêu, cụ thể vào những mục đích gì.
- Những chi phí có thể phát sinh trong 1, 2 tháng đến.
Đọc thêm:
Cách thực hiện hoá
Để dễ quản lý mình đã chia ra làm 2 tài khoản (TK) ATM:
Tài khoản A: Đây là tài khoản chính dùng làm bản cân đối. TK này mình dùng để nhận Tiền vào: Lương, tiền làm thêm, tiền vay mượn hay Tiền ra: trả nợ, chi phí sinh hoạt, tiết kiệm, đầu tư...
Tài khoản B: Đây là tài khoản phụ chỉ dùng để tiền
chi tiêu sinh hoạt hàng tháng của mình. Mỗi tháng mình sẽ chuyển tiền từ TK A sang TK B để chi tiêu. Thường mình sẽ chuyển 2 lần là đầu tháng và giữa tháng. Có lúc chi quá tay thì phải chuyển 3 lần :D
Bản cân đối chi tiêu tài khoản A gồm các mục:
Income: Bao gồm lương, khoản thu nhập ngoài lương hoặc khoảng tiền khác: tiền mượn, tiền của ai đó gửi vào nhờ mua gì đấy... Nói chung là tiền chảy vào tài khoản ngân hàng của mình. Chỗ này vì mình không có nhiều loại tiền khác chủ yếu là lương và thu nhập freelace nên để chung luôn.
Số dư tháng trước: Thể hiện số tiền đang có trong TK của bạn ở cuối tháng trước. VD tháng 12 sau khi đã chi tiêu, tiết kiệm trả nợ, bạn còn lại trong TK 10tr, thì sẽ ghi vào mục này.
Liabilities: Thể hiện tất cả số nợ bạn đang có, ví dụ: Nợ thẻ tín dụng, nợ từ vay mượn. Trong bản báo cáo tài chính có phân ra nợ ngắn hạn nợ dài hạn, thì ở đây mình phân ra nợ phải trả trong tháng hiện tại và nợ khác (trả trong những tháng sau). Vì vậy khi đọc vào mình sẽ biết liền là à tháng này cần phải trả nợ bao nhiêu mà để biết cân đói việc chi tiêu của mình. Lúc trước mình bị nhập nhằng giưã việc chi tiêu bằng thẻ tín dụng nhưng từ khi có mục này mình đã kiểm soát việc chi tiêu thẻ tín dụng dễ dàng hơn.
Outcome: Ở đây sẽ bao gồm tất cả những khoản sẽ chi trả trong tháng này. Tiền chi tiêu hàng tháng, tiền phòng (mục này có thể gộp chung với chi tiêu), tiền trả nợ (thường con số sẽ trùng với mục nợ phải trả trong tháng), tiền đầu tư, tiền tiết kiệm và những khoản khác tuỳ ở mỗi bạn.
Chi tiêu hàng tháng: Đây là số tiền mình sẽ dùng để sinh hoạt trong 1 tháng gửi qua TK B. VD 1 tháng mình tiêu khoảng 8tr - 10tr, mình sẽ chia làm 2 đợt chuyển từ TK A qua TK B. Lúc này mục chi tiêu mình chỉ ghi nhận là 1 tháng mình tiêu hết 8 triệu. Còn chi tiết việc tiêu 8tr như thế nào, vào việc gì thì sẽ quản lý ở TK B. Như vậy bản cân đối sẽ đơn giản và dễ quản lý hơn. Phần chi tiêu hàng tháng của mình chỉ bao gồm tiền chi tiêu ăn uống, còn tiền phòng thì mình ghi nhận ở TK A luôn.
Tổng chi: Cộng hết tất cả khoản chi ở mục Outcome để biết được tháng này tiêu hết bao nhiêu vào mục đích gì.
Số dư còn lại = Income + Số dư cuối - Tổng chi: Thể hiện số tiền còn lại trong TK A của mình.
Bảng chi tiêu của thẻ tín dụng
Thật ra mục này bạn có thể chỉ cần nhập vào số nợ hiện tại của thẻ tín dụng để kiểm soát là ok rồi. Nhưng vì chi tiêu bằng thẻ tín dụng rất dễ bị mất kiểm soát nên mình đã phải liệt kê chi tiết từng mục chi tiêu.
VD hàng tháng bạn chi tiêu khoảng 10tr, vậy nếu bạn chuyển hết 10tr vào tk B thì khi dùng thẻ tín dụng sẽ bị vượt quá khoảng tiêu này => Bạn nên chuyển ít hơn khoảng chi tiêu để phòng hờ trường hợp bạn thanh toán bằng thẻ tín dụng. Vì có những lúc dùng thẻ tín dụng tiện hơn, ngầu hơn nên phải dùng thôi, nhưng phải kiểm soát được.
Đọc thêm:
Bảng cân đối chi tiêu Tài khoản B
Bảng này sẽ liệt kê tất cả chi tiêu hàng tháng như tiền ăn uống, xe cộ, party. Thật ra sau khi đã biết 1 tháng chi tiêu bao nhiêu (Nếu bạn nào chưa biết 1 tháng chi tiêu bao nhiêu thì cần note chi tiết tất cả các khoản tiêu) thì mình cũng không thống kê quá chi tiết vào bảng này. Có nghĩa là những khoản nào nhiều, bất thường thì sẽ ghi vào để biết còn lại sẽ thì đến cuôí tháng xem lại thì chỉ cần trừ ra những khoản bất thường thì sẽ biết là tháng này chi phí sinh hoạt hết bao nhiêu. Vậy thôi, TK này mình chỉ quản lý ở mức tương đối vậy thôi, vì mình đã thử ghi tất cả các khoản chi tiêu nhỏ nhất vào nhưng khá nhiều, vụn vặt và không cần thiết lắm (cho đến hiện tại).
Chi phí phát sinh dự kiến
Cái này bonus thêm, vì lúc trước thì không có nhưng giai đoạn cuối năm mình gặp khá nhiều khoản chi tiêu không nằm trong dự kiến như đám cứoi (có tháng mình nhận 6 cái thiệp), phí gia hạn domain, đi chơi, chi phí về quê ăn tết ... Nói chung những cái phát sinh biết trước được thì có ghi thêm vào đây. Ví dụ khi nhìn vào TK A mình thấy số dư tháng này nhiều quá tính tiêu thêm ít nhưng nhìn vào phần khoản phát sinh này mình phải suy nghĩ lại.
Các bạn có thể tham khảo những mục mình nói trong bảng cân đối chi tiêu của mình bên dứoi (con số tượng trưng).
Bạn có thể download file ở đây: http://bit.ly/3b2KIqj
Done như vậy là xong, bạn đã có thể dễ dàng kiểm soát dòng tiền cá nhân của mình. Mình nghĩ cái này khá đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian nhưng giúp bạn có một cái nhìn khái quát về tài chính cá nhân dòng tiền. Như vậy thì mình mới quản lý tốt. Hy vọng bạn thấy hữu ích từ bài chia sẻ của mình.
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất