Phúc cho ai hiểu rồi mới tin
Lúc mới theo đạo Phật, ngày nào tôi cũng tụng mấy bài chú. Khi tôi thắc mắc nội dung của mấy bài chú thì một Phật tử khác giải thích...
Lúc mới theo đạo Phật, ngày nào tôi cũng tụng mấy bài chú. Khi tôi thắc mắc nội dung của mấy bài chú thì một Phật tử khác giải thích rằng “mật chú có ý nghĩa rất sâu xa, huyền nhiệm, không phải là thứ có thể diễn đạt bằng lời”. Trong đạo Phật, có nhiều vị tăng cũng đồng quan điểm như vậy, họ phản đối việc giải nghĩa mật chú. (Tham khảo bài viết: Phật Chú Có Nên Dịch Nghĩa Không?)
Một hôm, tôi đọc được lời Phật dạy rằng “ngón tay ta không phải là trăng” thì tôi ngưng tụng chú. Vì tụng chú đã lâu mà tôi chỉ thấy ý nghĩa mờ mịt, đến “ngón tay” mà tôi còn chưa thấy thì bao giờ mới thấy được “mặt trăng”?
Trong các bộ kinh nguyên thủy của Phật giáo, tôi chưa từng đọc được đoạn kinh nào nói lúc còn tại thế, Phật dạy người ta tụng chú cả. (Có thể là do hiểu biết của tôi hạn hẹp, bạn nào phát hiện thấy trong kinh nguyên thủy Phật dạy tụng chú ở đoạn nào thì chỉ giúp tôi.)
Trong Kinh A Hàm, Ðức Phật dạy: “Tin tưởng Như Lai mà không hiểu Như Lai, tức là phỉ báng Như Lai vậy”. Mấy bài mật chú chỉ làm cho đạo Phật thêm huyền hoặc, khó hiểu. Vậy tụng chú mà không hiểu chú thì có phải là phỉ báng Phật không?
Tôi cho rằng chúng ta ai cũng đi từ cái "chấp" đến cái "vô chấp", nghĩa là phải chấp vào ngón tay cái đã: nhìn cho rõ ngón tay ấy, hiểu được ngón tay ấy thì mới tiếp tục nhìn theo cái hướng mà ngón tay ấy chỉ. Bởi không phải ngón tay nào cũng đáng tin, không phải ngón tay nào cũng chỉ trăng, không phải ngón tay nào cũng chỉ về phía những điều tốt đẹp…
Trên kênh youtube của một nhà nữ tâm linh, hôm nọ cô ấy lên video bảo bật nghe (hoặc ngồi tụng) bài mật chú này thì thu hút tài lộc, hôm kia thì lên video bảo bài thần chú kia thu hút sức khoẻ. Lượt view của những video trên kênh này lên đến hàng triệu. Khi tôi comment chất vấn về nguồn gốc các bài chú thì có một bạn đáp rằng:
Bạn không tin thì để cho người khác tin chứ đừng bài xích, Chúa nói phúc cho những ai không thấy mà tin.
Trong cái thời buổi mà số người tự xưng mình đã giác ngộ còn đông hơn hoa hậu Việt Nam thì việc “không thấy mà tin” đúng là “phúc” cho bọn lừa đảo.

Ngày nay, câu trích từ Thánh kinh “Phúc cho những ai không thấy mà tin” thường được dùng để ủng hộ cho những thông tin huyền hoặc, không có căn cứ, không có ai chịu trách nhiệm. Đây là lối ngụy biện “đoạn chương chủ nghĩa”, nghĩa là lấy một phần hoặc một vài câu kinh riêng lẻ để củng cố cho quan điểm cá nhân của mình. Đây cũng chính là phương pháp mà hầu hết các tà giáo, tôn giáo phái sinh đang dùng. Họ giải nghĩa vài câu trong kinh nhưng không theo văn mạch, không theo ngữ cảnh, không đặt vào bối cảnh lịch sử, không đối chiếu với những kinh sách khác…

Gần đây, tôi có xem một bộ phim tên là INCANTATION (2022).
Trong phim, một nữ youtuber tên là Lý Nhược Nam bị dính lời nguyền từ Đại hắc Phật mẫu (một ác linh cổ xưa) vì cô đã trót làm một hành động dại dột: giao kết với ác linh bằng một câu chú nguyền mà người khác bảo cô đọc. Lời chú nguyền này lan truyền như một loại virus, nó ứng nghiệm lên cha mẹ cô, con gái cô, những người giúp đỡ cô… gây ra đủ thứ chuyện thảm khốc.
Cuối phim, cô tìm ra cách giảm nhẹ sức mạnh của lời chú nguyền: phát tán lời chú này cho nhiều người biết để ai cũng bị dính lời nguyền, khiến sức mạnh của ác linh bị phân tán. Lý Nhược Nam đã sử dụng kênh youtube của mình để nói dối với mọi người rằng đây là một bài mật chú mang lại tài lộc, và hãy đọc chú theo cô… Tất nhiên, khi nói đến mật chú - thần chú, người ta sẽ mặc định hiểu đó là thứ ngôn ngữ bí mật nên không ai chất vấn ý nghĩa của từng câu chữ.
Bây giờ, trên youtube có đầy rẫy những youtuber dạy bạn tụng những câu “thần chú” thu hút tiền bạc, tình cảm, sức khỏe, hay bất kỳ cái dek gì bạn muốn… Điều đáng buồn là những video này có hàng chục ngàn cho tới hàng triệu view, và bên dưới chỉ toàn lời cảm ơn thôi! Phải chăng ngày càng có nhiều người tin vào cái “lý tưởng” không làm mà vẫn có ăn, cứ ngồi một chỗ tụng đọc lầm rầm thì giải được ác nghiệp đã gây trong quá khứ?
Chắc chắn sẽ có bạn cho rằng tôi chả biết gì về tâm linh mà nói lung tung. Có lẽ thế. Mong bạn chia sẻ những hiểu biết của mình về những bài thần chú. Biết đâu những kiến thức của bạn sẽ giúp ích cho bao nhiêu người:
- Nhà nước sẽ không phải trích ngân sách mấy chục ngàn tỉ mỗi năm để hỗ trợ người nghèo, chỉ cần in tặng mỗi gia đình nghèo một tờ thần chú tài lộc để họ tụng đọc mỗi ngày.
- Bọn tham quan, bọn làm ăn thất đức thì gặp may mắn nhờ những bài thần chú mà thoát khỏi tù tội.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
1. Đạo Phật không phải là tôn giáo
Đạo Phật giống trường phái triết học + môn phái tu hành tâm trí hơn là một tôn giáo, Phật không phải là thần mà là người thầy hướng dẫn tu hành. Chữ "đạo" trong đạo Phật là đạo lý, là đường lối tu hành mà không phải là giáo lý của tôn giáo.
Tư duy "không thấy mà tin" thuộc về tôn giáo. Người thường ít có khả năng hiểu được các đạo lý của các vị thần, nên trong tôn giáo phải làm theo thần nói mà không được thắc mắc.
Kinh phật thì phần lớn là kiến thức mà Phật và các cao tăng lĩnh ngộ ra trong quá trình tu hành. Bạn có thể tin hoặc không tin cũng không sao, không thể coi kinh phật tương đương với giáo lý của nhà thờ mà nhất nhất tin theo. Nhưng kinh nghiệm người ta đúc kết cả ngàn năm mà không dùng mà tự tu hành thì rất lãng phí. Vì vậy hiểu rồi mới tin là lối tư duy đúng, tuy nhiên hãy nhớ bạn là người mới biết về đạo Phật trong khi khối lượng nội dung của đạo Phật quá to lớn, việc bạn không hiểu kinh phật là bình thường nên cứ làm theo đã, tìm hiểu sau.
2. Mật chú không phải kinh phật và không phải là thứ bạn có thể lý giải nguyên lý.
"mật chú có ý nghĩa rất sâu xa, huyền nhiệm, không phải là thứ có thể diễn đạt bằng lời"
Dịch câu này theo khoa học thì có nghĩa là mật chú là một loại kiến thức ngầm (tacit knowledge)
Những thứ bạn có thể lý giải được gọi là kiến thức rõ ràng (eplicit knowledge), còn kiến thức ngầm thì chỉ có thể chuyển giao thông qua việc tiếp xúc và luyện tập, ví dụ như chơi đàn, đá banh, bơi lội...
Tác dụng của mật chú là dùng âm tiết tác động lên tâm trí nên không nhất thiết phải hiểu rõ mật chú mà chỉ cần biết tác dụng của nó để sử dụng. Mật chúng giống như một loại âm nhạc đặc thù, bạn không cần phải hiểu nghĩa của mật chú để nó có tác dụng mà phải cảm nhận được trực tiếp.
3. Mật chú, đạo Phật không liên quan đến tâm linh
Như đã trình bày ở trên, mật chú và đạo Phật liên quan đến tâm trí con người và quá trình tu hành của con người chứ không tác động gì đến thế giới nên cũng không đem lợi lộc gì về vật chất. Việc hiểu nhầm đạo Phật thành tôn giáo ở Việt Nam đã dẫn đến các hệ quả người ta tụng mật chú để cầu tài lộc gì đó.
Mật chú và thần chú khác nhau. Giả sử thế giới này là game online thì thần chú tác dụng giống như là code cheat của game để tác động đến thế giới còn mật chú giống như một loại buff để tăng sức mạnh cho nhân vật của bạn vậy, nó rất khác biệt. Tuy nhiên lưu ý rằng đây chỉ là khái niệm để phân biệt chứ thực tế mật chú hay thần chú có tác dụng hay không thì tôi không biết.
Tóm lại tu hành theo đạo Phật giống như học một môn khoa học rèn luyện tinh thần chứ không phải đi theo tôn giáo nên cần học hỏi và hiểu biết chứ không tin tưởng mù quáng. Tuy vậyg trí tuệ và kiến thức của chúng ta có hạn nên nhiều khi phải chấp nhận rằng đa số kiến thức chúng ta không có khả năng hiểu mà phải làm theo chỉ dẫn của người khác.
Còn việc cắt câu lấy nghĩa bây giờ quá phổ biến rồi, sách nào có câu nghe hay hay, dù là sách nhảm nhí tào lao, cũng sẽ dễ dàng bị cắt câu lấy nghĩa chứ đừng nói đến Kinh Thánh. Đây là cách giới trẻ trên Facebook hiện nay sống nội tâm, tri thức và nói những câu "so deep".
Tại sao mật chú lại ra đời? Bởi vì đạo Phật là để tu hành tâm trí, mà âm thanh là thứ có tác động lên tâm trí rất mạnh nên việc phát minh ra mật chú để hỗ trợ tu luyện là hoàn toàn có cơ sở. Có một loại "mật chú" khá phổ biến trong đạo Phật là gõ mõ, tác dụng của nó là để ổn định tâm thần, nếu không có gõ mõ thì cái bước đầu tiên để thiền định bạn này cũng phải tu hết mấy năm, mà giờ chỉ cần gõ mõ là được, đơn giản như vậy cớ sao lại không làm? Nguyên lý của các mật chú khác cũng thế, nó làm nhiều công đoạn trong tu hành dễ hơn đáng kể. Phật không dạy vậy nhưng chúng ta chỉ là chúng sinh tầm thường nên gian lận cũng là bình thường. Giống như phương pháp học của các thiên tài như Einstein ai học theo nổi?
Niệm mật chú không phải ai cũng làm được mà phải là cao tăng có kinh nghiệm bởi vì niệm mật chú có yêu cầu khắt khe trong âm điệu, cách lên xuống giọng...Nó khó tới độ bạn có trực tiếp nghe thấy họ niệm chú thì bạn cũng không thể nói được mà phải dày công luyện tập. Chỉ biết nội dung của mật chú mà đọc theo thì không có tác dụng, phải có người dạy dỗ bạn phát âm chứ không thể chỉ đọc mật chú mà tự thông, tôi nghĩ đó chắc là lý do tại sao gọi là "Mật Tông".
Mà bạn đang lẫn lộn giữa thần chú và mật chú, thần chú mới là thứ liên quan đến siêu nhiên hay có tác dụng thần kỳ như tăng tài lộc hay sức khoẻ, còn mật chú chỉ là những đoạn âm thanh có tác dụng lên não và tâm trí của người tu hành thôi.
Ví dụ như một mật chú cực kỳ nổi tiếng là Khẩn Cô Nhi Chú của Đường Tam Tạng để tra tấn Tôn Ngộ Không. Thực ra là Khẩn Cô Nhi Chú tác động trực tiếp vào tâm trí khiến Tôn Ngộ Không thống khổ chứ không phải thông qua vòng Kim Cô, việc này theo logic khoa học là có thể làm được chứ không có gì thần kỳ. Rất nhiều đoạn âm thanh đã được chứng minh là có tác động lên tâm trí con người kể cả tích cực lẫn tiêu cực, phổ biến nhất ngày nay là các loại âm nhạc, âm thanh trắng, ASMR, thậm chí là ma tuý âm. Thời xưa không có các phương tiện phát ra âm thanh nên mới phải nói bằng mồm => tạo ra mật chú =))))
Nói tóm lại mật chú là hoàn toàn khoa học, tuy nhiên đọc mật chú là việc cực khó và phải có người dạy chứ đọc chơi chơi không có tác dụng.