~~~ Một vài lưu ý nhỏ về lời nói đầu:
_ Bài viết mang tính chất khách quan, người viết hoàn toàn không đứng về phe phái hay ủng hộ phe cánh chính trị nào. 
_ Người viết chỉ truyền tải sự thật một cách khách quan nhất có thể. Nếu người đọc nào lợi dụng nó để sử dụng vào tâm cơ riêng thì trách nhiệm không thuộc về người viết. 
_ Bài viết chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót vặt vãnh, vì vậy xin được lượng thứ. Nhưng nội dung căn bản thì người viết đảm bảo không đến mức sai lệch hoàn toàn. 
_ Sẽ có một vài khái niệm trong bài viết không được nói kỹ vì quá dài. Người đọc vui lòng tự tìm hiểu thêm qua Google. Nếu như giải thích hết từng chút thì e rằng không đủ chỗ để viết hết.
_ Người viết cũng xuất thân từ gia đình Kitô giáo lâu đời, chứ không hẳn là người vô thần hoàn toàn. 
_ Nguồn: tổng hợp, sưu tầm và nghiên cứu từ nhiều giới chuyên môn. 
___________________________
MỞ ĐẦU
Nhắc đến văn chương nghệ thuật phương Tây không thể không nhắc tới Kinh Thánh, đây cũng là tác phẩm có số lượng bản in nhiều nhất trong lịch sử nhân loại. Tầm ảnh hưởng rộng rãi của tác phẩm này trong văn hóa gắn liền với sự phát triển và biến đổi của hệ thống Kitô giáo. 
Bài viết này sẽ trình bày lại bản chất của các khái niệm cơ bản trong Kitô giáo, qua đó có lẽ gợi ý một phương thức hợp lý để đọc hiểu nghiên cứu những văn bản liên quan đến tôn giáo nói chung và Kitô giáo nói riêng. Tác giả sẽ không tiếp cận vấn đề theo góc độ thần học Kitô giáo được giảng dạy trong các trường Dòng, mà tiếp cận theo góc độ phân tích lịch sử các từ ngữ và các biến cố chính trị liên quan trong suốt quá trình hình thành, phát triển và biến đổi của tôn giáo này.
Đọc thêm:
 ~~~
I. Kitô giáo là gì?
Nhắc đến Kitô giáo người ta thường liên tưởng ngay tới một tôn giáo thờ Thiên Chúa, có hệ thống nhà thờ, nơi các cặp đôi học giáo lý hôn nhân và tổ chức lễ cưới. Thực ra Kitô giáo không đơn giản là như vậy. Từ Kitô giáo là dịch ra bởi từ tiếng Anh “Christian”, trong đó Christ bắt nguồn từ “Khristos” ( χρῑστός - khrīstós ) là từ gốc Hy Lạp để chỉ việc “được xức dầu” (tương đương với từ “Messiah” - מָשִׁיחַ - tiếng Do Thái).
Theo kinh điển Do Thái, Đấng “được xức dầu” là người sẽ tái sinh vào ngày tận thế để cứu chuộc nhân loại. Anh ta là người sẽ phán xét phân định người tốt, người xấu; ai sống trong sạch và tin vào anh ta thì sẽ được lên thiên đàng; ai từng làm điều tội lỗi và không có lòng tin vào anh ta sẽ bị đày xuống địa ngục. Đó là bản chất của khái niệm Messiah trong tín ngưỡng Kitô giáo.
Những tôn giáo đặt niềm tin rằng có một ngày Tận Thế trong tương lai, ngày mà một Đấng vĩ đại xuất hiện cứu chuộc loài người lên thiên đàng, và chúng ta sẽ được chọn lên thiên đàng nếu tin vào người đó, đều là Kitô giáo. Kitô giáo hiện nay bao gồm Công giáo La Mã, các hệ phái của Tin Lành và nhiều hệ phái nhỏ khác bắt đầu lẻ tẻ xuất hiện ở đầu thế kỷ XX.
Cần phân biệt rõ Kitô giáo với Thiên Chúa giáo. Thiên Chúa giáo là khái niệm chỉ tất cả các tôn giáo đặt niềm tin vào một vị Thiên Chúa đã khai sinh và cai quản vũ trụ. Những tôn giáo này còn được gọi là các tôn giáo Abrahamic (Abrahamism) hay còn gọi là các tôn giáo Semit và vốn là những tôn giáo độc thần-Monotheistic. 
Thiên Chúa giáo bao gồm cả Kitô giáo, Islam (Hồi giáo) và Do Thái giáo. Người theo Islam hay Do Thái giáo đều tin vào Chúa Trời, nhưng họ không tin rằng một ngày nào đó sẽ có ai đến thế gian cứu chuộc cho mình. 
 biểu tượng của ba tôn giáo Abrahamatic
Trong Kitô giáo lại phân ra nhiều phái, chẳng hạn như Công giáo La Mã (còn gọi là Catô giáo) – một giáo hội tự tuyên bố rằng mình là giáo hội của toàn cầu, tự mình đề ra chân lý phổ quát cho nhân loại. Các vị chức sắc trong nhà thờ có quyền luận tội và đánh giá phẩm cách người khác, quyết định xem họ có cơ hội lên thiên đàng hay không (mặc dù theo giáo lý thì các vị ấy không dám khẳng định người nào chắc chắn lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục). Công giáo tuyên bố “tất cả mọi người trên thế giới đều phải đặt dưới giáo hội này”, những người phục tùng được coi là sạch tội trọng (có cơ may được lên thiên đường). 
Một nhánh khác của Kitô giáo là Chính thống giáo phương Đông, rất thịnh ở Nga và các nước Đông Âu. Chính thống giáo Đông phương tách ra từ cuộc ly giáo giữa các giáo hội Kitô giáo, mà cuộc ly giáo đầu tiên là giữa Công giáo của Vatican và cộng đồng tiền thân của Chính thống giáo phương Đông năm 1054. Người theo Chính thống giáo phương Đông coi mình là những người còn gìn giữ được truyền thống cổ xưa nguyên gốc, những giá trị đích thực ban đầu của Kito giáo. Tuy nhiên, nhánh nào là “chính thống” đến giờ vẫn là một điều hết sức phức tạp với chính những người theo Kitô giáo.
~~~
II. Những khái niệm căn bản của Kito giáo. 
1) Thiên chúa:
Đây là khái niệm cơ bản cốt lõi nhất của Kito giáo. Thần học Công giáo La Mã hiện tại công nhận Thiên chúa có các đặc tính sau:
  1. Thiên chúa là đấng sáng tạo ra thế giới.
  2. Thiên chúa hằng tồn, tức là tồn tại vĩnh cửu, không bao giờ thay đổi.
  3. Thiên chúa có mặt ở mọi nơi.
  4. Thiên chúa toàn năng.
  5. Thiên chúa toàn thiện.
  6. Thiên chúa yêu thương vạn vật.
  7. Chỉ có một chúa duy nhất.
Đây là 7 tín điều về Thiên chúa được tất cả những người theo Công giáo hiện nay đều mặc định tin theo, coi đó là chân lý mà không chút mảy may nghi ngờ. Nếu nghiên cứu truy nguyên về bản chất của từng khái niệm, ta sẽ nhận ra rằng thực ra ban đầu, những kinh sách của Kitô giáo và trước đó là Do Thái giáo không hề đặt ra những quan điểm như vậy. Hãy cùng điểm qua tên của Thiên Chúa trong lịch sử.
a. Elohim - אֱלֹהִים
Tên cổ nhất của Thiên chúa được tìm thấy trong kinh sách Do Thái giáo là Elohim. Các từ điển tôn giáo thường chỉ dịch Elohim là “Thiên chúa” một cách đơn giản, nhưng thực ra từ này xuất phát từ chữ El trong ngôn ngữ người Semit. Đây là ngôn ngữ của người bờ Đông vùng Địa Trung Hải, mà hai đại diện còn tồn tại ngày nay là tiếng Híp-ri - Hebrew và tiếng Ả Rập. Về mặt từ nguyên, Elohim và Allah - ٱلل‍َّٰه (chỉ thiên chúa của người Islam), có cùng một gốc El - אל với hai nghĩa cổ là sức mạnh và hướng về phía trước (chỉ mục tiêu hoặc động lực chuyển động). Về mặt ngữ nghĩa, cái tên Elohim cho thấy rằng trong mắt người dân Semit cổ, sức sống và sự chuyển động mà nó làm nên là những điều thiêng liêng nhất. Quan điểm này đặc biệt khác xa với quan niệm của Kitô giáo ngày nay, và gần gũi với những triết lý được Nietzsche đặt ra trong “Kẻ phản Kitô” và “Zarathustra đã nói như thế”. Trong “Zarathustra đã nói như thế”, Nietzsche đã mô tả con người mới mà nhân loại phải hướng đến trở thành, được ông gọi là Siêu Nhân. Siêu Nhân khác với con người tầm thường ở chỗ họ vượt khỏi tầm ảnh hưởng của hệ thống và đám đông để giữ trọn vẹn được ý niệm căn bản của mình, hay còn gọi là “ý chí cường tráng”. Không rõ tình cờ hay cố ý, nhân vật Superman của DC Comics có tên khai sinh là Kal El. Tiếp theo dòng văn hóa đại chúng, trong phim Superman vs Batman, Superman được xây dựng trên hình tượng một vị chúa toàn năng. Phim có dựng lên màn đối thoại đầy ý nghĩa:
Batman nói với Superman : “Mày sẽ chẳng bao giờ là một vị thần. Và thậm chí mày sẽ chẳng bao giờ là một con người.” - "You never were a god. You never even were a man!". Thật ra đây là câu nói muốn nhắm đến/ám chỉ tới Jesus một cách châm biếm; vì theo triết học Hypostatic union (Hypostasis, hoặc Hypostatization, Hypostatisation hay bằng tiếng Hy Lạp ὑπόστασις - tạm dịch là sự Hiệp nhất ngôi vị) vốn tự khẳng định rằng Jesus mang cả hai bản tính Thiên Chúa và con người, cả hai bản tính thống nhất với nhau trong cùng một bản thể.
Elohim ban đầu không chỉ Thiên chúa, mà chỉ là cách chia số nhiều của từ El; trong khi đó, El đơn giản nghĩa là một vị thần, thần thánh. Từ này xuất hiện khoảng 2500 lần trong các kinh thánh tiếng Hebrew, đôi khi để chỉ nhiều vị thần, chẳng hạn như khi để chỉ chung các vị thần của người Ai Cập khi dân tộc này ở thế đối địch với dân Do Thái, nhưng cũng có lúc dùng để chỉ riêng vị Thiên chúa của dân Do Thái mà thôi. Trong bản Sáng thế ký bằng tiếng Hebrew, Abraham nói “Những vị thần đã tạo ra tôi”, trong đó Elohim dịch là “các vị thần”, từ “tạo ra” ở đây cũng được chia số nhiều. Chỉ đến khi Sáng thế ký được dịch ra tiếng Anh, từ đó mới được sửa về số ít.
ảnh minh họa 
Cách dùng từ này thể hiện một thực tế không thể phủ nhận: vào lúc khởi đầu của tôn giáo Do Thái, không ai cho rằng chỉ có một vị thần duy nhất, tức Do Thái giáo ban đầu vốn là một tôn giáo đa thần. Mỗi dân tộc sống kề nhau trong khu vực Bắc Phi – Trung Đông lại thờ một nhóm các vị thần riêng. Khi dân tộc này xâm chiếm và nô lệ hóa dân tộc kia, họ cũng cướng ép dân nô lệ phải thay đổi tín ngưỡng. Mỗi dân tộc được coi như công cụ của một nhóm thần, và chủ quyền dân tộc thực ra không thuộc về nhân dân hay hoàng tộc, mà thuộc về nhóm thần này, đây là chế độ thần quyền. Quan điểm nhất thần, theo đó Elohim là vị thần duy nhất chỉ xuất hiện sau đó, do ảnh hưởng của các dân tộc đã từng nô dịch dân Do Thái, đó là Ai Cập và Ba Tư. Trường hợp tôn giáo truyền qua đường nô dịch này xảy ra phổ biến trong lịch sử, gần gũi nhất ta có thể thấy toàn bộ tôn giáo của Việt Nam hiện tại hầu như truyền đến bởi các dân tộc đã nô dịch Việt Nam về kinh tế, về văn hóa trong quá khứ. 
Pharaoh Akhenaten
Ai Cập là nơi xuất hiện trường hợp nhất thần đầu tiên của lịch sử nhân loại. Vào thời Pharaoh Akhenaten, xã hội trở nên hỗn loạn do nhiều phe nhóm nổi lên đấu đá nhau, mà mỗi phe nhóm lại lấy một nhóm thần làm thủ lĩnh đại diện. Các thế lực thần quyền, các giáo hội khác nhau xung đột nhau về cả chính trị và còn dùng đến vũ lực. Để dẹp loạn, Akhenaten chọn thần Mặt trời Aten, vị thần vốn được tất cả tôn sùng, làm vị thần duy nhất, và vị Pharaoh này cũng ép tất cả các giáo hội khác phải giải tán. Khi các nhóm tôn giáo tan rã hoặc hoạt động dưới sự kiểm soát của chính quyền, xã hội trở lại ổn định. Ta có thể thấy những cuộc đàn áp tôn giáo để ổn định xã hội tương tự như vậy xuất hiện khá nhiều trong lịch sử, chẳng hạn như ở Việt Nam, có một cuộc đàn áp tôn giáo ở miền Nam khi Ngô Đình Diệm quyết định đàn áp các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo… Thực ra mỗi giáo phái này đã hình thành nên một thế lực cát cứ riêng về mặt quân sự, kinh tế và chính trị, khiến cho tình hình an ninh rơi vào hỗn loạn, khiến chính quyền không kiểm soát hết được. Trong hoàn cảnh như vậy, đàn áp là nhu cầu chính trị hiển nhiên. Tuy nhiên Akhenaten đã thất bại vì những thế lực cũ chưa bị tiêu diệt hoàn toàn đã nổi lên ngay sau khi ông mất, và hệ thống tôn giáo đa thần cũ lại trỗi dậy.
Hỏa giáo 
Ảnh hưởng tư tưởng nhất thần từ Ba Tư vào Do Thái là do một tôn giáo thờ ánh sáng: Bái hỏa giáo, hay sau này còn được gọi là Mani giáo. Đây là tôn giáo được sáng lập bởi nhà tiên tri Zarathustra (Zoroaster). Ông đề xuất con đường tu tập tâm linh hướng về phía ánh sáng, cái thiện, sức mạnh, tuy nhiên kinh sách quan trọng của tôn giáo này đã bị đốt từ sớm, nên sự phát triển về sau rất có thể đã bị bóp méo nhiều so với nguyên gốc.
b. Adonai - אֲדֹנָי 
Adonai cũng được dùng để chỉ Thiên chúa, nhưng nghĩa nguyên văn của từ này lại là “những chúa tể của tôi”. Gốc “Adon - אדון " nghĩa là chúa tể, đuôi “ai” là cách chia số nhiều trong tiếng Do Thái cổ. Như vậy, cũng giống như từ Elohim, ban đầu từ Adonai dùng để chỉ nhiều vị thần chứ không chỉ một Thiên chúa duy nhất.
c. Yahweh - Jehovah - יהוה
Tên thứ ba được dùng để chỉ Thiên chúa là Yahweh, dùng trong kinh Cựu ước. Đây là từ tiếng Hebrew gồm bốn ký tự יהוה, tên từ kinh thánh Thiên Chúa của Israel.  
Kinh Cựu ước thực ra bao gồm bộ kinh kinh điển Tanakh - תָּנָ״ךְ của người Do Thái được thêm thắt một số kinh mà dân Do Thái không công nhận là bộ kinh cơ bản.
Tanakh gồm có 3 phần. Phần một là ngũ kinh Torah - תּוֹרָה, gồm có 5 quyển sách đầu tiên theo thứ tự: 
Sách Sáng thế - בְּרֵאשִׁית - Genesis/Bereshit
Sách Xuất hành - שְׁמֹות - Exodus/Shemot
Sách Lêvi - וַיִּקְרָא - Leviticus/Vayikra
Sách Dân số - בְּמִדְבַּר - Numbers/Bamidbar
và Sách Đệ nhị luật - דְּבָרִים - Deuteronomy/Devarim

Phần hai là các sách ngôn sứ - Nevi'im - נְבִיאִים ; chẳng hạn như sách ngôn sứ Samuel, Isaiah, Jeremiah, Ezekiel.... 
Phần ba là Ketuvim - כְּתוּבִים , gồm các sách văn chương–trước tác của các vị vua huyền thoại trong lịch sử Do Thái (Psalms, Proverbs, Job, Hamesh Megillot và Daniel, Ezra–Nehemiah, Chronicles). Trong đó, theo các các nhà sử học và khảo cổ học, ngũ kinh Torah, bộ kinh căn bản nhất, thực ra là kết quả của sự tổng hợp, chỉnh sửa và chắp vá tư liệu qua nhiều thời đại của ít nhất là bốn nguồn, hay 4 thế lực khác nhau.
Thế lực đầu tiên, nguồn đầu tiên hình thành nên ngũ kinh Torah là Elohist. Cần nói thêm rằng, Do Thái trước đây không phải một quốc gia đồng nhất, mà gồm 12 chi tộc chi phối lẫn nhau và hình thành cục diện hai nước là Vương Quốc Israel ở phía Bắc và Judah ở phía Nam. Giới khảo cổ học kết luận rằng nguồn này bắt đầu từ Israel, vùng phía Bắc của dân tộc Do Thái bây giờ. Nguồn này vốn không hề nhắc đến Yahweh, chỉ đề cập đến El mà thôi. Chúa trời ở đây cũng không hề mang hình dạng con người, mà chỉ là những vận động và quy luật của đời sống.
Nguồn thứ hai là Jahwist, đây là nguồn đã nhắc đến tên Yahweh và gán cái tên này cho El trong câu chuyện của Moses. Các tài liệu Jahwist cũng là những tài liệu đầu tiên mô tả Thiên chúa của người Do Thái như một vị thần có hình thể con người và các biểu hiện nhân tính. Đặc biệt, các tài liệu này cũng mang đến cho kinh Torah những chi tiết mô tả mối quan hệ giữa con người và đất đai. Chúng cũng đề cập nhiều đến các địa danh ở đất Judah hơn các địa danh khác ở đất Canaan, nên giới khảo cổ học cho rằng nguồn này xuất phát từ phía Nam, trong khi Elohist là từ phương Bắc.
Nguồn thứ ba hình thành ngũ kinh Torah là từ các thầy tu-Priestly source. Nguồn thứ tư là những người biên soạn sách Đệ Nhị Luật-Phục truyền luật lệ ký-Deuteronomistic. Chính nhờ sách luật này mà những bản kinh được tập hợp lại thành ngũ kinh Torah, bộ kinh căn bản của tôn giáo Do Thái.
Bốn đối tượng và thế lực trên đây đã sửa đi sửa lại Torah nhiều lần trong suốt dòng lịch sử, khiến ngày nay các nhà sử học vẫn còn đang tranh cãi về niên đại của các đợt sửa sách, cũng như những nội dung đã được từng bên đưa vào hoặc xóa đi trong kinh căn bản.
Đọc thêm:
___
Quay trở lại với Yahweh, điều “gây sốc” là Yahweh hóa ra không phải một vị thần có xuất xứ Canaan, cũng không phải một vị thần Do Thái. Bằng chứng khảo cổ đầu tiên ghi nhận sự hiện diện của Yahweh thực ra không phải ở vùng Canaan, mà trên đất Ai Cập. Người ta tìm thấy dòng chữ “vùng đất của người Shasu của Yahweh” viết bằng tiếng Ai Cập vào thời Amenhotep III (1386 TCN - 1349 TCN, hoặc từ tháng 6 năm 1388 TCN đến tháng 12 năm 1351 TCN). Người Shasu là dân du mục qua lại giữa Edom- אֱדוֹם (vùng đất phía Nam Judah) và Midian (phía Nam Edom, trên bán đảo Arab). Tóm lại, từ Yahweh xuất hiện ở Ai Cập và được viết bằng tiếng Ai Cập trước khi vào Do Thái, điều đó củng cố bằng chứng cho thấy nguồn Jawist xuất phát từ miền Nam.
Amenhotep III
Về mặt từ nguyên, từ Yahweh này được cho là gần với gốc từ Weh trong ngôn ngữ cổ củ vực tiếng Semitic, mang nghĩa là “ông ta thổi”, suy ra đây có thể là một vị thần gió. Kinh điển Do Thái tạo ấn tượng rằng ngôi đền ở Jerusalem là trung tâm của tín ngưỡng thờ Yahweh; tuy nhiên trên thực tế, di chỉ đầu tiên tìm thấy của tín ngưỡng này trên đất Israel lại là những bàn thờ lộ thiên trên những ngọn đồi vùng Samaria vào khoảng thế kỷ XII TCN, tức sau khi Yahweh xuất hiện ở Ai Cập độ 100 năm. Bàn thờ này bao gồm cả con bò vàng mà dân Do Thái thờ phụng thay vì nghe lời Moses thờ vị thần vô hình đại diện cho lề luật mà Moses hưởng ứng (cùng với vài di tích khảo cổ học còn lại của Negev và Beersheba). Nói cách khác, Yahweh không phải là Thiên chúa El của dân Do Thái cổ, mà chính là con bò vàng mà Moses đã phản đối.
Văn bản đầu tiên trong kinh Torah đề cập đến cái tên Yahweh là sách xuất hành. Trong sách này, Yahweh được mô tả như một vị thần đã phái các đội quân trên trời đi quét sạch kẻ thù của dân Do Thái. Việc “đến từ bầu trời” và “quét sạch kẻ thù” củng cố thêm giả thuyết đây là một vị thần gió.
Như vậy, giả thuyết hợp lý nhất là Yahweh vốn chỉ là một trong các El mà thôi. Vị El này xuất phát từ một sắc dân phía Nam, và sau này đã đánh bại các El khác để soán đoạt ngôi vị tối thượng, rồi tự xưng là vị El duy nhất, là kẻ sáng tạo và quản lý lẫn phán xét duy nhất trên toàn thế giới. Tuy nhiên, dù cao giọng như vậy, nhưng đến rất lâu sau này, ngoài dân Do Thái ra, vẫn chưa có ai khác công nhận Yahweh.
d. Deus
Deus là cách mà người La Mã xưa và giáo hội Công giáo sau này gọi Thiên chúa.
Tuy nhiên, Deus lại không liên quan gì đến El, Elohim hay Yahweh. Deus bắt nguồn từ gốc Deiwos trong ngôn ngữ cổ tiền Ấn Âu. Deiwos nghĩa là “tỏa sáng” (ánh sáng ban ngày-bầu trời ban ngày). Thực ra cùng một gốc này đã phát sinh các từ sau trong ngôn ngữ cổ ở cùng khu vực:
  • Dies-tiếng Latin (day – ngày): thời gian trong ngày có ánh sáng. 
  • Divus: vị thần (Divine). 
  • Zeus - Ζεύς : thần Dớt trong thần thoại Hy Lạp
Qua phân tích từ nguyên, ta có thể thấy, lúc khởi thủy, cư dân Bắc Địa Trung Hải và cư dân Canaan có cái nhìn khác nhau về sự thiêng liêng. Dân Hy Lạp và La Mã gắn thần tính với ánh sáng, với sự rõ ràng của ban ngày-khi chúng ta có thể nhìn nhận và phân biệt mọi thứ, tiếp nhận và xử lý thông tin một cách rõ ràng. Trong khi đó, cư dân Canaan lại gắn nó với sức sống và động lực. Đây là hai ý niệm rất khác biệt về tính thiêng liêng. Dù sao đi nữa, có một mối quan hệ từ vựng rất rõ ràng giữa Thiên chúa của Công giáo La Mã với thần Zeus, vị thần tối cao trước đó trong tín ngưỡng đa thần của thế giới Hy Lạp cổ đại, mà sau đó nền văn minh La Mã vốn chỉ bắt chước theo với hình tượng Jupiter (vị thần của bầu trời, sấm sét và vua của các vị thần trong tôn giáo La Mã cổ đại và thần thoại). 
Chúng ta có thể thấy rõ rằng trong các tác phẩm điêu khắc và hội họa của Công giáo La Mã thời kỳ Phục Hưng, Deus cũng không còn mối liên hệ nào với El vô hình mà Moses đề nghị, cũng không có vẻ gì của Yahweh chiến binh thần thánh từ trên trời thổi xuống truy diệt các đoàn quân, mà là một ông râu rậm cơ bắp trông giống hệt Zeus trong các bức tượng cổ.
e. God
Từ chỉ Chúa được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới này xuất phát từ tiếng Đức cổ (Proto-Germanic) có tên là Guđan, xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI SCN trong Codex argenteus-tạm dịch là Cuốn sách Bạc. Guđan tác giả không chắc chắn về mặt từ nguyên, nhưng đa số giả thuyết cho rằng nó xuất phát từ gốc “ghau” trong ngôn ngữ Ấn Âu, nghĩa là “gọi”. Theo đó, God có thể mang nghĩa “người được gọi”, hay “người đáp lời gọi”.
Từ God xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng thế kỷ IV SCN trong bản dịch Kinh thánh sang tiếng Gothic của Wultila. Một số nguồn nghiên cứu cho rằng chữ Guđan này là một biến thể của Wōdan (Wuotan) - hay còn gọi là Odin vốn là một vị thần tối cao trong thần thoại Bắc Âu, được thờ rộng khắp trong vùng văn hóa Anh – Đức thời cổ.
Sau khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ (khoảng năm 476 SCN), chính quyền không ai làm chủ. Kinh tế suy yếu khiến các tướng lĩnh không nuôi nổi quân đội, các bộ máy hành chính tê liệt do không thu được thuế. Khi cả tưỡng lĩnh lẫn quan chức đều không còn khả năng nắm chính quyền, thì quyền lực rơi vào tay giáo hội; và thế là giáo hội Công giáo trở thành quyền lực chính trị thay thế chính quyền cũ. Để xây dựng và bành trướng quyền lực của mình trên toàn bộ những vùng lãnh thổ của đế chế cũ và sau đó là toàn cõi châu Âu, các thầy tu Công giáo buộc phải tăng cường truyền giáo cho những người ngoại giáo, chẳng hạn những người thuộc tôn giáo cổ ở Đức, ở Bắc Âu. Để những người dân này dễ dàng chấp nhận một tôn giáo mới mẻ, họ phải dùng một mánh khóe là gọi Thiên chúa của mình bằng cái tên của vị thần tối cao trong tôn giáo cũ của người dân bản địa. Nói cách khác, Thiên chúa không còn là El hay là Yahweh nữa, mà là Wodin hoặc Thor. Ngoài bằng chứng từ nguyên, câu chuyện này còn được củng cố bởi nhiều bằng cớ khác. Chẳng hạn, trong tiểu thuyết của Dan Brown (tác giả của cuốn The Da Vinci code - Mật mã Da Vinci), ông ta có nhắc rằng những trang phục của các hàng giáo chức trong giáo hội Công giáo đang được sử dụng bây giờ là xuất phát từ tôn giáo thờ Mặt trời của người Ai Cập. Một ví dụ khác, những ngày lễ của người Kitô giáo hiện nay, chẳng hạn từ 0 giờ ngày 25/12 vốn không phải ngày Thiên Chúa giáng sinh, mà là một sự chuyển đổi từ thời điểm 21-22/12 vốn là ngày Đông chí. Ngày lễ tạ ơn (Thanksgiving) của người Kitô giáo thực ra là ngày lễ tạ ơn thu hoạch vụ mùa của tôn giáo cổ đã tồn tại ở châu Âu từ trước khi Kitô giáo đến đây. Các ý nghĩa khác sau này đều là chắp nối thêm vào, là thủ đoạn để đưa một tôn giáo nước ngoài vào thống trị tinh thần người dân mà không bị họ phản ứng.
Karl Đại đế
Một mốc lịch sử quan trọng là năm 800 SCN, Karl Đại đế (Charlemagne - Carolus Magnus, chân dung có trên lá bài Già cơ), vị vua của đế quốc Frank-một dân tộc Đức cổ thờ Wodin, thống nhất toàn bộ những lãnh địa cũ trên đất liền của Đế quốc La Mã xưa, để lập nên Đế chế La Mã thần thánh (kéo dài khoảng 800/962 SCN – 1806 SCN). Karl thành lập một liên minh quyền lực với giáo hội, theo đó Công giáo là quốc giáo trong toàn bộ đế chế. Những vấn đề về tâm linh tư tưởng, giáo hội được toàn quyền quản lý, phần việc chính trị còn lại là của vua, hai bên bắt tay nhau để kiểm soát toàn bộ lãnh thổ. Và từ “God” bắt đầu phổ biến từ đây.
---

 Sau khi điểm qua lịch sử các tên gọi của Thiên Chúa, quay lại nhìn toàn bộ vấn đề ta sẽ thấy rốt cuộc Thiên Chúa hoàn toàn không giống những đặc tính mà Kitô giáo hiện tại đang mô tả, hay những ảnh tượng mà tín đồ Kitô giáo vẫn hằng tin vào: 

Thứ nhất, Thiên Chúa của Kitô giáo không phải là Đấng sáng tạo ra thế giới (nếu xét trên giả thiết thực sự có một Đấng như vậy), mà là một sản phẩm chính trị. Hình tượng của Chúa thay đổi tùy theo tình hình hoặc các biến cố chính trị. Chẳng hạn một dân tộc xâm lược một dân tộc khác và áp đặt vị thần của mình lên dân tộc bị trị, hay khi các tôn giáo chung sống với nhau trong cùng một khu vực và để hòa nhập họ dùng một tên duy nhất để chỉ hai vị thần hoàn toàn khác nhau.
 chân dung Constantinus trên đồng tiền La Mã xưa
Thứ hai, Thiên Chúa của Kitô giáo không hề hằng tồn, người ta có thể thay Chúa của mình tùy vào lợi ích chính trị. Ví dụ ngày nay, tất cả các tín đồ Công giáo đều tin vào sự xác thực của bộ kinh Tân Ước, bao gồm 4 Phúc Âm (Matthew, Mark, Luke, John/Matthêu, Maccô, Luca, Gioan). Mà người ta không biết rằng 4 Phúc Âm ra đời vì Hoàng đế La Mã Constantinus (Flavius Valerius Aurelius Constantinus - hay còn gọi là Constantine I) để đạt được mục đích chính trị của mình, đã đưa Kitô giáo – tôn giáo đông tín đồ nhất thời bấy giờ thành quốc giáo. Đây là hành động thuần chính trị, bởi Constantinus vốn không theo tôn giáo này ngay cả khi đã biến nó thành quốc giáo. Cho mãi đến sau này, khi những ràng buộc lợi ích chính trị dồn ép đến không thể từ chối, ông mới miễn cưỡng trở thành một tín đồ trên danh nghĩa của Kitô giáo. Câu chuyện được kể lại đầy tính hình tượng: Constantinus nằm mơ thấy một vị thần khuyên khắc biểu tượng thập tự (hoặc dấu hiệu chi Χ đi qua Rho (ρ) để tạo thành dấu hiệu ☧, đại diện cho hai chữ cái đầu của từ tiếng Hy Lạp χριστοσ có nghĩa là Christos) lên khiên thì sẽ đánh thắng giặc, ông làm theo và quả nhiên giành phần thắng. Thực chất câu chuyện hình tượng trên đã cho ta thấy Constantinus đã dùng tôn giáo làm chính trị, lợi dụng lòng tin của tín đồ để biến họ thành binh lính giúp mình tiêu diệt các thế lực chính trị khác.
Thứ ba, Thiên Chúa không hề có mặt ở mọi nơi, mà chỉ có mặt ở nơi có giáo hội. Và Chúa có thể chuyển từ vùng đất này sang vùng đất kia, chẳng hạn từ Ai Cập tới Do Thái, rồi từ Do Thái tới La Mã, và dần bị biến tướng đi tùy theo con đường của các vị truyền đạo.
Thứ tư, không hề có một vị Chúa duy nhất. Qua phân tích ta có thể thấy có một loạt Chúa tồn tại trong lịch sử, từ một Elohim vô hình đại diện cho những quy luật của tự nhiên, cho đến vị Chúa giống thần Zeus – Deus, rồi đến Jesus sau này…
( còn tiếp ... )
( phần 2: Ác Quỷ, Địa Ngục và một số vấn đề lặt vặt )
Đọc tiếp: