The Fall of the Titans by Cornelis van Haarlem

Thế hệ 9x Việt Nam sẽ không xa lạ gì với loạt truyện tranh Thần thoại Hy Lạp. Nó có chủ đề nền văn hoá phương Tây quyến rũ và thần bí và xuất xứ từ đất nước Á Đông ngập lụa trong sự khai sáng của phương Tây, Hàn Quốc. Thật là chiếc bánh sandwich tuyệt vời cho những đứa trẻ đang trong thời kì giao thoa đầu tiên của Đông Tây. 

Đến khi lớn lên và biết này biết nọ về phương Tây thì tôi cảm thấy có gì kì kì về khoảng thời gian tôi thật ngây thơ thưởng thức những tình tiết, mà chỉ có người lớn mới biết chúng hài hước một cách đen tối như thế nào. 
Dù Việt Nam được xếp ở vị trí thứ sáu trong các nước google từ khoá sex nhiều nhất thế giới thì văn hoá tình dục giới Đông Lào vẫn tử tế lắm. Thậm chí với tinh hoa Á Đông như đại ca Trung Quốc kề bên, bậc thầy biên soạn sách dạy động phòng từ thời phong kiến, độ biến thái tinh xảo của họ cũng chưa thuộc dạng nặng đô thượng thừa từ Hy Lạp, cái nôi nền văn minh phương Tây.

Đọc thêm:

Tình dục phương Tây luôn có xu hướng bạo tàn bên cạnh sự ngây ngô và chính sự tương phản này lại kích thích hơn nhiều so với sự khổ dâm e thẹn nhưng sướng muốn chết của Á Đông. Xét lại lịch sử thì Á Đông ta cũng trở nên mạnh dạn hơn nhờ văn hoá phương Tây. M&S là từ ở đâu nào? Mấy từ lóng tình dục là từ đâu đây? Người Á Đông ta có một cái nhìn rất quân bình về tình dục. Nó phải là một sự hoà hợp êm đềm giữa đôi bên. Nhưng với phương Tây thì là một câu chuyện giữa một bên thống trị và một bên bị chà đạp.
Phương Tây hay muốn phô bày tất cả nên nhiều lúc sự phô bày này lại khiến con người ta hết cái để chơi. Mỗi con người cần có một bí mật trong lòng để đời vui vẻ và tự cười khúc khích. Người Á Đông ngay từ đầu đã cần kiệm và tiết chế trong từng lời ăn tiếng nói, nên những ham muốn thầm kín của họ thực chất rất đời. Nhưng người phương Tây chính vì đã bày sẵn hết trên bàn rồi nên họ luôn trong trạng thái phải sáng tạo một thứ gì đó mới hơn và những thứ đó dù mới nhưng vì quá trái đạo đức nên phải giữ trong lòng. Thần thoại Hy Lạp luôn là tấm gương phản chiếu tiềm thức của văn hoá phương Tây và đến bây giờ, vẫn phản ánh đúng cái tổ trác của nó thời hiện đại. 

Loạn luân

The Rape of Proserpina (Rome).jpg
The Rape of Proserpina by Gian Lorenzo Bernini. Rape ở đây không phải là sự cưỡng bức tình dục mà là sự cướp bóc bạo lực. Hades thực chất là người kỉ cương và điềm đạm nhất trong bộ tam tối cao Hy Lạp                                                                                               
Zeus and Demeter by Domenico Maria Viani






Một cổ mẫu phổ biến trong các câu chuyện sáng lập thế giới. Loài người thường bắt đầu với cuộc hôn nhân của hai anh em ruột. Phục Hy-Nữ Oa, Izanagi-Izanami, Geb-Nut và Uranus-Rhea. Hy Lạp không nằm ngoài sự phong phú hoá những câu chuyện thần thoại mang chủ đề loạn luân. Sự loạn luân của Hy Lạp 1. trải dài đủ các mối quan hệ từ mẹ-con, anh chị em và chú-cháu và 2. diễn ra theo dây chuyền và đan chéo giữa các đời cận nhau. 
Gaia sinh ra Uranus và Pontus và cả ba cùng nhau sinh con. Con của Uranus-Gaia là Cronus lấy chị của mình là Rhea và sinh ra sáu vị thần tối cao. Sau đó, Zeus và Hera lấy nhau, Zeus cùng Demeter sinh ra Persephone, Poseidon cũng từng cố gắng cưỡng bức Demeter, Persephone sau này bị ép gả bởi chú ruột mình là Hades. Trong một truyền thuyết lấy cảm hứng từ Orisis và Isis, Zeus cũng từng ăn nằm với con gái ruột của mình trước khi nàng trở thành vợ Hades. Giữa các con của những vị thần này cũng xảy ra sự việc như Hephaestus, vị thần què quặt xấu xí đã từng cưỡng bức Athena. 
Nhưng sự loạn luân này không chỉ dừng ở việc giữa các vị thần. Nó dần phát triển đến mối quan hệ của những người phàm. Các câu chuyện tình yêu giữa anh chị em (Caunus-Byblis), cha con (Nyctimene-Epopeus, Myrrha-Cinyras và Pelopia-Thyestes), mẹ con (Periander-Cratea và bi kịch Oedipus) là những ví dụ cho thấy sự mâu thuẫn yêu ghét về loạn luân của người Hy Lạp. Loạn luân của người trần mắt thịt thì luôn kết thúc trong bi kịch. Nhưng trong cái bi kịch đó vẫn mang một sự thông cảm. Còn loạn luân của thần thì diễn ra thật hiển nhiên.
Với tần suất xuất hiện khá nhiều, cộng hưởng với các tình tiết cao trào thì khó mà không nói rằng thần thoại Hy Lạp đang du di và bình thường hoá cái định kiến trời đánh này. Ngoài mặt thì bài xích và lên án loạn luân nhưng luôn nói về nó thì khả năng cao là một loại ham muốn cố hữu trong lòng. Bởi vậy mà phương Tây có một Freud từ giới tinh hoa tâm thần học.  Trong khi các thần thoại Á Đông chỉ đề cập tới loạn luân như một giải pháp để duy trì nòi giống trong bối cảnh hậu tận thế thì với Hy Lạp, nó không những như một đam mê sắc đẹp và nhục dục, mà còn là một tiềm thức phản ánh sự ám ảnh về dòng máu thuần khiết. Dù con người đã được tạo ra sau khi 6 đứa con của Cronus lật đổ vị Titan tối cao này thì các vị thần sau này đều là kết quả của cuộc tình loạn luân. Rất khác với sự ra đời của Viêm Đế, Hoàng Đế và những hậu duệ của hai vị thần này, vì họ được sinh ra từ các cuộc hôn nhân giữa thần và người trần. Trong tiềm thức giới tinh hoa Á Đông, loạn luân phải được loại trừ hết mức có thể, còn phương Tây thì có thể thấy truyền thống cousin fucker thăng hoa ở các dòng dõi hoàng gia Châu Âu. Bản thân các thần Hy Lạp đã là bà con ruột thịt từ gốc Titan với nhau thì con giữa các thần phải trở thành thần. Không lấy cha mẹ thì là cũng anh em ruột, không anh em thì là anh em họ và các cháu chắt. Con giữa mối quan hệ không loạn luân như thần và người dù có o bế cách mấy thì cũng không được trở thành thần (trừ Hercules, người anh hùng đóng góp rất lớn tới sự lên ngôi của các thần Olympus). Dĩ nhiên, con cháu từ các mối quan hệ loạn luân giới phàm trần thì phải hứng chịu bi kịch đã nảy sinh từ thời cha mẹ. Có ba ví dụ cho vòng xoáy bi kịch này chính là 1. chàng trai đẹp như hoa Adonis từ Myrrha- Cinyras, 2. nàng Antigone từ Oedipus và 3. Aegisthus từ Pelopia-Thyestes.Cưỡng bức
Zeus and Callisto by François Boucher
Màu bách hợp nhưng thực chất nam phẫn nữ trang. Con đại bàng ở góc phải ám chỉ Artemis chính là Zeus.
Đọc thêm:
Một chủ đề xuyên suốt từ sách cho tới series truyện Thần thoại Hy Lạp cho trẻ con đọc. Chắc có lẽ vì là truyện thần thoại nên mặc định là luôn dành cho trẻ con nhưng mà người ơi, đây là thần thoại Hy Lạp chứ không phải ba cái Lạc Long Quân-Âu Cơ hay Sơn Tinh-Thuỷ Tinh thời Hùng Vương trong sáng đâu. Muốn sinh con đẻ cái hay nói trắng ra là háo sắc thì các vị thần Hy Lạp thường hay giao lưu với đủ thứ loại dù không bằng sự thô bạo thì cũng chơi trò dụ dỗ, hứa hẹn đến lươn lẹo. 
Các tác gia Hy Lạp cũng không ngần ngại giao trách nhiệm nhân giống đó cho vị thần tối cao Zeus. Con giữa các thần thì làm thần, còn con giữa thần và người (á thần) không làm thần thì cũng thành vua chúa hay anh hùng lừng lẫy bốn phương. Một sự tréo ngoe là tầng lớp tinh hoa giới phàm trần đa phần được sinh ra từ các cuộc du ngoạn cho vui của họ. Cưỡng bức bởi thần là một món quà và con người nên trân trọng nó. Dù các thần khác ví dụ như Apollo cũng gây giống nhiều nhưng chưa có thần nào được mô tả một cách sống động như Zeus. Các ca cưỡng bức trong thần thoại Hy Lạp chủ yếu là giữa nam thần và các phụ nữ xuất thân từ phàm trần, tiên nữ cấp thấp đến các Titan quý phái từng là bá chủ một cõi.













Vãi cả "ôm Dớt vào lòng". Hồi nhỏ đọc khúc này tôi chả hiểu gì hết. Giống kiểu con gái õng ẹo: lỡ thấy thân thể em hay cái áo ngực em rồi thì phải lấy em làm vợ. Câu chuyện thực sự thì không có kiểu bắt chẹt như vậy đâu.
Điểm qua một vài cuộc tình của Zeus thì có nhiều cái đáng nói lắm. Ở đây, tôi sẽ điểm qua những câu chuyện thực sự đã được vẽ thành tranh ảnh cho trẻ con đọc để cho thấy nỗ lực thân thiện hoá của loạt truyện này là không bao giờ đủ đô để che lấp sự đen tối từ trong lõi của thần thoại Hy Lạp. Đấng tối cao lẫy lừng như Zeus lại rất hay dùng phép biến hình lẫn thuật dịch dung để đi dụ dỗ người khác. Ông hoá thành cơn mưa vàng để ngủ với Danae, mẹ của Perseus, giả dạng vua Amphitryon để kiến tạo Hercules và biến thành con gái Atemis để quyến rũ Callisto. Để thuyết phục Hera lấy mình thì ngài đã hoá thành con chim nhỏ để bà thương cảm mà ôm vào ngực rồi liền trở lại nguyên dạng hãm hiếp Hera. 
Người anh em biển cả Poseidon và cựu nguyệt nữ Selene cũng không hề kém cạnh với chiến tích lẫy lừng cùng Medusa ngay tại đền thờ của cháu mình và cuộc hoài thai 50 đứa con gái với một Endymion tuyệt đẹp trong cơn ngủ say.
Dù thần thoại Trung Hoa cũng có các màn có thai không tự nguyện nhưng Á Đông luôn tìm cách thần thánh hoá những chi tiết này. Nàng Hoa Tư Thị vì hiếu kì ướm thử chân lên dấu chân khổng lồ mà mang thai Phục Hy. Nàng Phụ Bảo đang đi giữa cánh đồng hoang thì bỗng sấm chớp liên tục cả một vùng trời rồi nàng mang thai Hoàng Đế. Nàng Nữ Đăng, mẹ của Viêm Đế nhờ gặp rồng thần mà thụ thai ông. Thậm chí dù có chút mạnh dạn nhưng sự ra đời vua Nghiêu cũng không đi xa hơn việc Đế Khốc hoá thành rồng quấn quanh người Trần Phong Thị. Thần thoại Á Đông rất ít khi dùng sự giao hợp người-người để tả các cuộc thụ thai. Chúng đơn giản chỉ là một phép màu hoặc phải gắn liền với sinh vật thần thánh như rồng. 

Ái thú

Leda and the Swan by Peter Paul Rubens
Đọc thêm:
Zeus cũng là một nhà tiên phong cho phong trào sex thú trước Công Nguyên. Ông biến mình thành con thiên nga để ân ái với công chúa Leda. Thụ thai với thiên nga nên Leda sinh ra hai quả trứng, một trong hai chính là nàng Helen thành Troy đẹp nghiêng nước đến cmn đổ thành.
Nhưng con giữa người trần thì còn lâu mới đẹp như các thần. Nói về hình tượng con bò trắng thần thánh thì không thể nói tới cuộc tình giữa hoàng hậu Pasiphae và con bò trắng của thần Poseidon. Tình yêu này thực chất là sự trừng phạt của Poseidon cho sự sai sót của vua Minos. Kết quả cuộc xã giao này chính là quái vật Minotaur. 
Tiếp nối chủ đề xã giao với thú vật-sự trừng phạt từ thần chính là bi kịch đến từ sự ghen ăn tức ở của thần Aphrodite với trinh nữ Polyphonte. Là thần tình yêu kiêm tình dục và được sinh từ dương vật của thần Uranus, Aphrodite có lẽ thường trực trong mình một sự ngứa mắt với các trinh nữ. Thấy sự kiên định thủ thân như ngọc của Polyphonte nên bà đã phù phép khiến cho nàng trở nên khát tình và cuối cùng là ăn nằm với một con gấu trong rừng. Agrius và Oreius, hai con quái vật nửa người nửa gấu được sinh ra và gây biết bao tai hoạ cho người vô tình đi ngang qua chúng. 
Ái thú không dừng ở giữa thú và người mà còn phát triển đến thần thú-thú và thần thú-thần thú. Vãi cả thần thoại Hy Lạp. 
Nhờ có thần Pan nên con dê đã được định hình để trở thành một biểu tượng của sự khoái lạc về âm nhạc và tình dục. Một số tích cho rằng Pan là con của vị thần lươn lẹo Hermes hoặc vị thần trác táng Dionysus nên xảo quyệt và sa đoạ luôn là hai đặc tính thường thấy ở Pan. Bản thân là dê nên cũng là một lẽ thường tình nếu như tồn tại một bức tượng nghệ thuật tạc Pan giao hợp với một con dê. Hơn nữa, Hermes là vị thần có xuất thân là dân chăn gia súc nên có lẽ Pan phần nào có liên quan tới văn hoá sodomy của các tay chăn dê cừu. Gia súc hai sừng thì chỉ có dê với cừu mới vừa size con người chứ con bò thì húc một phát là hộc máu. 
Các thần thú choảng nhau thì có Typhon và Echidna. Cả hai đều là những quái vật nửa người nửa rắn và là anh em được sinh ra giữa Gaia và Tartarus, vị thần canh gác địa ngục. Hầu hết các quái vật nổi tiếng giống rắn hoặc có đặc điểm rắn trong thần thoại Hy Lạp (Hydra, quái vật biển Scylla, chó ba đầu Cerberus, nhân sư Sphinx, sư tử vùng Nemean) đều là con cái của Typhon và Echidna. 
Dù cũng có vài pha giao thoa trên nhưng thần thoại Trung Hoa chỉ xem nó là phần phụ của câu chuyện. Nhờ lấy được thủ cấp tướng Ngô tướng quân; Bàn Hồ, một con chó được nuôi chốn hoàng cung đã có được quyền lấy công chúa út của Đế Khốc. Nhưng có người cha nào đồng ý cho con mình lấy một con chó làm chồng nên đã Đế Khốc đã thất hứa với Bàn Hồ. Thấy vậy, nàng công chúa út ấy lại khuyên cha mình rắng Bàn Hồ dù là chó nhưng cũng là con chó được thần thánh phù trợ, thất hứa với nó thì cũng chẳng khác gì phạm thượng với thánh thần nên nàng xin vua cha hãy gả nàng cho Bàn Hồ. Thế là hai người lấy nhau và cùng nhau di cư lên núi rừng mà sống. Hậu duệ của họ là tộc Man Di. Từ "man di mọi rợ" dùng để ám chỉ các tộc người gần với bản năng động vật là từ tích này mà ra.
Nhìn chung, cuộc giao hợp giữa người và thú trong thần thoại Trung Hoa không phải là thuần sự cưỡng bức một chiều hay hệ thống đa dạng những hậu duệ của sự giao hợp với thú-người, mà phải gắn liền với sự cưới xin đàng hoàng và có sự đánh đổi nhất định để danh chính ngôn thuận rước người đẹp về. Ngay cả câu chuyện thần Nữ Tàm và tấm da ngựa cũng theo kịch bản tương tự. Còn Hy Lạp thì tối tăm hơn nhiều vì nó chỉ xoay quanh sự khoái lạc tình dục và sự trừng phạt của thần dành cho người trần.

Ấu dâm

Albani Francesco | Jupiter and Ganymede | MutualArt
Zeus and Ganymede by Francesco Albani 
Với tôi, đây có thể là chủ đề thú vị nhất của thần thoại Hy Lạp. Ấu dâm Hy Lạp cổ đại thường hay đi đôi với đồng tính nam và chính mối quan hệ nam-nam này là chất xúc tác cho sự ra đời của những pedo đầu tiên được ghi chép trong lịch sử nhân loại. 
Văn hoá phương Tây lồ lộ một cách không khoan nhượng với những chủ đề mà ngay từ thời Trung Quốc cổ đại đã cho là nhục nhã và man di. Nếu như kết nối với mục đích loạn luân của hai nền văn hoá thì có thể thấy, cái ấu dâm của Á Đông như tảo hôn vẫn mang tính chất duy trì nòi giống, chứ không phải là một dạng hưởng thụ sắc đẹp của những đứa trẻ chưa dậy thì của phương Tây. Vì Á Đông chú trọng tới sinh con đẻ cái nên đối tượng của sự ấu dâm vô thức của nó luôn luôn là các bé gái. Còn cái ấu dâm cực kỳ dục tính của phương Tây thì chả chừa ai.
Vì bé gái và phụ nữ Hy Lạp cổ chẳng khác nhau nên quan hệ với bé gái 12 tuổi là bình thường với đàn ông Hy Lạp, nhưng bé trai lại là một chuyện khác vì nó không hề phục vụ cho mục đích sinh sản. Chính vì cái thứ hai đi ngược lại với sự khuyến khích sinh sản thời cổ đại nên có lẽ điều này đã gây sự chú ý tới các tác gia Hy Lạp, và họ dùng nó trong thần thoại Hy Lạp như một cách phản ánh lại thực trạng xã hội lúc đó. Cũng vì vậy nên các câu chuyện ấu dâm đầu tiên chỉ toàn là giữa đàn ông và bé trai. 
Từ pederasty được tạo ra ở Hy Lạp cổ chỉ để chỉ mối quan hệ giữa một người đàn ông và một thiếu niên chưa dậy thì. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy cái pedo phương Tây phát triển từ sự ham muốn thuần cá nhân hơn là vì lợi ích giống loài. 
Vậy bé trai có gì mà những pedo đầu tiên lại mê đắm tới vậy? Sự trổ mã đến thần kỳ của các cá thể đực khiến cho họ khác biệt đáng kể với cá thể cái nên trước thời khắc chuyển giao đó, biểu hiện giới tính các bé trai cực kì mơ hồ như các thiên thân trắng đẹp đến tuyệt mĩ. Vì vậy, chỉ có những bé trai mới mang đặc tính kép của nam và nữ và sự mập mờ giới tính đó khiến những kẻ đực rựa biến thái bị thu hút. 
Lạm bàn, tin hay không thì sự ám ảnh về sự lai đực cái đó đã xúc tiến sự ra đời của các ca sĩ Castrato vào thế kỉ 16 tại Ý, vùng đất Opera. Ngay từ cái tên thì ta đã biết là các ca sĩ này bị thiến (castrate) nhưng không phải cắt bỏ dương vật mà là cắt đi hai tinh hoàn. Ngặt nghèo ở chỗ không có thiến đàn ông trưởng thành mà lại thiến các bé trai chưa dậy thì. Rối loạn hormone từ sự thiếu vắng hai hòn bi đã trao cho họ một giọng hát thiên thần như nữ cao và một thân hình vạm vỡ có thể cao đến hơn 2m như Titan. Đây có thể là coi là sự hiện thực hoá của thần Hermaphroditus. Kinh kịch Trung Hoa thì chưa bao giờ nghĩ tới chuyện này chỉ để phục vụ cho nghệ thuật.
QUEST FOR BEAUTY | Greek myths, Zeus, Mythology
Theft of Fire by Christian Griepenkerl. Sự say mê của Zeus với Ganymede được hoạ sĩ Griepenkerl khắc hoạ lại như một yếu tố thuận lợi giúp cho Prometheus trộm được lửa
Ấu dâm trong thần thoại thì đa phần diễn ra giữa thần và người. Lại nhắc tới Zeus bạo tàn một lần nữa. Trước vẻ đẹp duy mĩ của Ganymede, ông đã hoá thánh một con đại bàng để bắt cóc vị hoàng tử trẻ đi và biến cậu thành người hầu cận chuyên rót rượu cho mình. Cái tên Latinh của Ganymede là Catamitus và nó lại tạo ra một từ tiếng Anh mang tên "catamite", dùng để chỉ những cậu bé có mối quan hệ gần gũi với đàn ông. Đây có lẽ là người tình nam duy nhất của Zeus và là người tình đầu tiên cận kề Zeus đến mức như vậy. Các người tình nữ khác chỉ được xem là người sinh con đẻ cái trong một khoảng thời gian nhưng Ganymede lại là người bạn đồng hành với Zeus trên Olympus. Điều này cũng đúng với địa vị thấp kém của phụ nữ thời Hy Lạp cổ nên cho dù có là người tình của thần thì người tình nam vẫn hơn một bậc.

Là một phiên bản softcore của Zeus và thường hay bị giễu là giống Zeus đến mức hơi thừa, người em Poseidon đã có một cuộc tình dưới mối quan hệ thầy trò với vị hoàng tử Pelops, mà câu chuyện đằng sau cuộc tình chớm nở này vừa kinh dị, vừa bắt đầu cho một bi kịch trải dài tới thời kì hậu cuộc chiến thành Troy. Nhờ lòng biết ơn và hào sảng của vua cha Tantalus mà Pelops đã trở thành bữa ăn thịnh soạn mà ông chiêu đãi các thần. Sau khi thoát khỏi kiếp nạn từ cha mình, Pelops càng trở nên xinh đẹp hơn trước khi bị làm thịt (không hiểu vì sao lại vậy) nên được Poisedon nhận làm đồ đệ và kiêm luôn người tình thiếu niên nhỏ nhắn của ngài. Sự tồn tại của mối tình này đã giúp tôi hiểu một chi tiết trong truyện khi mà Poseidon tặng cho Pelops một dàn ngựa trắng bách chiến bách thắng mà không có một sự đòi hỏi nào. Các thần thường không tự nhiên tặng đồ cho người trần.
Có một câu chuyện dù theo định nghĩa không phải là ấu dâm nhưng mang màu sắc ái nhi. Đó chính là việc người anh hùng Theseus bắt cóc nàng Helen thành Troy còn nhỏ rồi đưa cho người nhà nuôi nấng người vợ tương lai của mình. Một nguồn cho rằng Theseus muốn lấy con của thần, một nguồn khác lại nói ông ta say mê vẻ đẹp của Helen nhỏ nhắn.

Cảm nghĩ

Nhờ có các giáo lí nghiêm ngặt từ Kitô giáo, sự khoái lạc từng được cổ suý trong thần thoại Hy Lạp đã được hạn chế rất nhiều trong sinh hoạt văn hoá Roma. Bản chất các thần Hy Lạp thuộc tín ngưỡng dân gian nên không có một tôn giáo nào cho riêng mình. Và cái gì mà là dân gian thì không tránh khỏi việc trần tục hoá để phản ánh lại các quan sát đời sống. Thần thoại Hy Lạp là cái bản năng được kìm hãm của con người và Kitô giáo là điều đã đem lại văn minh cho phương Tây. 
Quá trình tìm hiểu về thần thoại Hy Lạp luôn khiến tôi bất ngờ trước sự phô trương tuyệt mĩ của phương Tây. Cứ nhìn những tác phẩm nghệ thuật được lấy cảm hứng từ nó thì có thể thấy bên cạnh một Kitô giáo thần thánh tôn nghiêm thì cũng có một thần thoại Hy Lạp trần tục phóng khoáng. Nhưng chính vì trần tục nên thần thoại Hy Lạp lại là nơi tôi phát hiện ra những khao khát cấm kị thầm kín của phương Tây.

Dom Knight on Twitter:
It's not fun at all Disney.
Pan's Labyrinth (Laberinto del fauno, El, 2006) | www.imdb.c… | Flickr







Những thứ trên mà tôi nói luôn bị chỉ trích thậm tệ bởi Kitô giáo nhưng lại đỗi bình thường với thần thoại, kể cả những điều bệnh hoạn của thời nay. Cấm thì rõ ràng là sai nhưng sự trình bày của thần thoại Hy Lạp lại gây đủ sự mập mờ để con người du di với những thứ trái đạo đức. Vì sự dung tục trác táng của mình, các vị thần Hy Lạp đã mất sự chính danh vào tay vị Chúa Kitô giáo, nhưng những vị thần cổ này vẫn tồn tại trong văn hoá bí mật phương Tây. 
Để ý rằng những vụ hãm hiếp, bắt cóc và ấu dâm trong thần thoại hầu hết là do các vị thần Hy Lạp chủ mưu. Có khác gì sự ám chỉ rằng chỉ duy tầng lớp tinh hoa đầy thông thái mới nghĩ được ba cái trò bệnh hoạn lớp lớp lang lang và quan trọng, họ không hề bị trừng phạt bởi hành động của mình. Đối nghịch với sự dửng dưng của các thần là sự dày vò tội lỗi của người phàm khi họ vô tình hay cố tình phạm phải những điều kinh khủng đó. Người thì tự hành hạ xác thịt, người thì chạy trốn, người thì chấp tay cầu xin đấng tối cao giúp đỡ. 
Bằng sự nhìn nhận ngây ngô của tôi, các vị thần Hy Lạp là thần của giới tinh hoa và Jesus là vị thần của giới bình dân. Chỉ có Jesus mới thách thức định kiến của giới tăng lữ quan liêu lẫn giới cầm quyền Roma và sẵn sàng hi sinh cho nhân loại, trong khi các thần Hy Lạp thì còn lâu mới nghĩ tới chuyện đó.
Nhưng bản thân các thần cũng có những giá trị riêng cho sự phát triển cá nhân. Bên cạnh sự suy đồi của vài vị thì cũng có những vị là hình tượng mẫu mực cho giới tinh hoa. Xét về độ kỷ luật và thưởng phạt minh bạch thì có Hades đại đế làm vua một cõi. Xét về sự thông thái và sáng tạo thì có Athena và Apollo. Ăn chơi trác táng và được hậu thuẫn bởi dàn harem nhưng không sa đoạ và làm việc đâu ra đó thì có bộ đôi Apollo và Artemis. Nhân hậu và bao dung thì có trạch nữ Hestia. Nhóm còn lại thì tôi không có cảm tình nhiều, nhất là cha tổ sư Zeus và đuỹ giâm gịụt Aphrodite.
Dante and Virgil in the ninth circle of hell by Gustave Doré 
Nguồn tham khảo:
Incest and the Medieval Imagination
Incest is a remarkably frequent theme in medieval literature; it occurs in a wide range of genres, including romances, saints's lives, and exempla. Historically, the Church in the later Middle Ages was very concerned about breaches of the complex laws against incest, which was defined very broadly at the time to cover family relationships outside the nuclear family and also spiritual relationships through baptism. Medieval writers accepted that incestuous desire was a widespread phenomenon among women as well as men. They are surprisingly open about incest, though of course they disapprove of it; in many exemplary stories incest is identified with original sin, but the moral emphasizes the importance of contrition and the availability of grace even to such heinous sinners. This study begins with a brief account of the development of medieval incest laws, and the extent to which they were obeyed. Next comes a survey of classical incest stories and their legacy; many were retold in the Middle Ages, but they were frequently adapted to the purposes of Christian moralizers. In the three chapters that follow, homegrown medieval incest stories are grouped by relationship: mother-son (focusing on the Gregorius legend), father-daughter (focusing on La Manekine and its analogues), and sibling (focusing on the Arthurian legend). The final chapter considers the very common medieval trope of the Virgin Mary as mother, daughter, sister and bride of Christ, the one exception to the incest taboo. In western society today, incest has recently been recognized as a serious social problem, and has also become a frequent theme in both fiction and non-fiction, just as it was in the Middle Ages. This interdisciplinary study is the first broad survey of medieval incest stories in Latin and the vernaculars (mainly French, English and German). It situates the incest theme in both literary and cultural contexts, and offers many thought-provoking comparisons and contrasts to our own society in terms of gender relations, the power of patriarchy, the role of religious institutions in regulating morality, and the relationship between life and literature.books.google.com.vn