Vài suy nghĩ vụn vặt (12): Một góc nhìn khá độc đáo về bản thể cá nhân - Personal Identity
Sự là mình vừa cày lại xong Sapiens. Dù là đọc lại, nhưng thực sự cái đoạn về trong cách mạng nông nghiệp, chính những cây lúa mì mới...
Sự là mình vừa cày lại xong Sapiens. Dù là đọc lại, nhưng cái đoạn tác giả bàn về việc trong cách mạng nông nghiệp, chính những cây lúa mì mới là thứ thuần hóa chúng ta, chứ không phải chúng ta thuần hóa chúng, thực sự vẫn là một ý tưởng đột phá và cực kỳ ấn tượng đối với mình.
"Chúng ta không thuần hóa lúa mì. Chính nó đã thuần hóa chúng ta. Từ 'thuần hóa' bắt nguồn từ tiếng Latin domus, nghĩa là 'ngôi nhà'. Ai là người đang sống trong một ngôi nhà? Không phải lúa mì, mà đó chính là con người" - Sapiens, lược sử loài người.

Phụ trách ảnh: Phạm Google
Ý tưởng ấy khiến mình phải ngồi nghĩ lại về tác động của những thứ thuộc về môi trường xung quanh đến cá nhân mỗi con người. Thực ra, đợt đọc cuốn Beyond freedom and dignity của B.F. Skinner, mình đã được mở mắt khi ông bàn rất sâu về những ảnh hưởng của môi trường xung quanh, từ màu sắc hình dạng các đồ vật vv. đến tâm trí và hành động của mỗi người. Dù cuốn ấy thực sự rất khó đọc và khó vào, nhưng mình vẫn nhớ được cái kết luận có thể nói là cực kỳ gắt của ông: Con người làm quái gì có tự do ý chí. Tự do ý chí chỉ là ảo tưởng mà chúng ta đưa ra đề hão huyền chính bản thân mình mà thôi (vì kết luận này, khi đến từ một người đã nghiên cứu sâu về vấn đề, cho thấy ảnh hưởng của môi trường là lớn đến mức nào).

Phụ trách ảnh: Phạm Google
Nhưng có lẽ tư tưởng mà mình cảm thấy hợp lý hơn đến từ Jose Ortega, mà mình học được từ một tập gần đây của Philosophize this - podcast yêu thích của mình:
Thực ra bản thể cá nhân (Personal Identity) của mỗi người không dừng lại ở thân xác anh ta, mà nó bao hàm cả một phần môi trường xung quanh - Jose Ortega
Càng nghĩ về cái định nghĩa này mình càng thấy nó đúng, và mình tin nó có thể cải thiện rất nhiều thái độ tiếp cận cuộc sống của mỗi người, trong việc cảm nhận, quan sát, và đánh giá về những hành động suy nghĩ của chính mình.
Đồng thời, có một điểm nữa cũng khá liên quan là cái cách nhận thức mở rộng bản thể này có thể phần nào khắc phục một trong những vấn đề lớn nhất của ngành triết học đạo đức (Ethics): hầu hết những tình huống ngành này xem xét và bàn luận đều dựa trên việc coi mỗi cá thể là độc lập, và vì vậy mà đi rất xa so với thực tế. Chính điều này đã khiến các vấn đề kinh điển như The trolley problem trở thành những vấn đề không lời giải thỏa đáng, khi bất cứ thông tin nào bạn thêm vào tình huống ấy sẽ cho bạn một cách giải quyết hoàn toàn khác biệt (mình đã bàn một chút về nó ở bài viết trước, tuy nhiên bạn cũng hoàn toàn có thể thử tưởng tượng thêm những dữ kiện khác, như sẽ thế nào nếu người đứng đơn độc đó là anh em ruột thịt con cái bạn trong khi 5 người kia chẳng liên quan, hay những dữ kiện tương tự).
P.s. Và đây có lẽ cũng là điểm khởi đầu cho một trường phái triết học đạo đức khác, có thể nói đã đóng góp khá nhiều cho ngành triết học đạo đức nói chung, đó là triết học đạo đức về sự quan tâm và liên đới của con người - Ethics of Care. Nhưng có lẽ cái này mình sẽ giới thiệu riêng ở một bài viết khác sau.
P.s2. Đính kèm chút nhạc của Ed, chúc các Nhện cuối tuần thư thái nhé!
A Dreamer

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này