The trolley problem
Tìm the trolley problem trên đây mà không thấy ai viết nên mình muốn thử The trolley problem là một thought experiment (thí nghiệm...
Tìm the trolley problem trên đây mà không thấy ai viết nên mình muốn thử
The trolley problem là một thought experiment (thí nghiệm tưởng tượng) bàn về đạo đức. Được cho là thể hiện va chạm giữa hai trường phái trong lí luận đạo đức, là Thuyết vị lợi và Nhiệm vụ luận.
Thuyết vị lợi: càng nhiều hạnh phúc cho càng nhiều người thì càng tốt
Nhiệm vụ luận: hành động đúng sai là phụ thuộc vào bản thân hành động chứ không phải hệ quả của nó
Đây là thí nghiệm đang nói tới (cái này cop từ wiki)
There is a runaway trolley barreling down the railway tracks. Ahead, on the tracks, there are five people tied up and unable to move. The trolley is headed straight for them. You are standing some distance off in the train yard, next to a lever. If you pull this lever, the trolley will switch to a different set of tracks. However, you notice that there is one person on the side track. You have two options:
- Do nothing and allow the trolley to kill the five people on the main track.
- Pull the lever, diverting the trolley onto the side track where it will kill one person.
Which is the more ethical option? Or, more simply: What is the right thing to do?
Về cơ bản là có một đoàn tàu mất phanh lao vun vút về phía 5 công nhân đường sắt. Còn bạn, hỡi con dân Đông Lào, đứng ở chỗ bẻ ghi và nhìn thấy toa tàu không người lái đang lao lại gần. Nếu bạn bẻ ghi, đoàn tàu sẽ rẽ sang nhánh khác và cứu được 5 mạng sống. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ, nếu toa tàu được lái sang nhánh khác thì nó sẽ đâm vào 1 công nhân đường sắt khác. Bạn có hai lựa chọn một là không làm gì cả và để cho đoàn tàu tông chết 5 người, hai là bẻ cái ghi chết tiệt và chuyển hướng cho đoàn tàu sang nhánh khác nơi mà nó sẽ cán nát bét 1 người.
Và câu hỏi là lựa chọn nào có đạo đức hơn? Hay đơn giản hơn, lựa chọn nào là đúng?
Câu hỏi này hay dạng câu hỏi này có nhiều tác giả lắm nhưng cái bà làm nó công chúng và phổ biến nhất là đây này
Cho đến nay đã có cả đống người đã tham gia trả lời cho câu hỏi:"Bạn sẽ làm gì?". Đại khái khoảng 90% cho rằng họ sẽ bẻ ghi. Nhưng nếu thí nghiệm được thay người phải hi sinh thành một người quen hay người bạn yêu quý thì có ít hơn rất nhiều người chấp nhận sự mất mát này.
Một thí nghiệm năm 2009, được in báo năm 2013, của David Bourget và David Chalmers cho thấy 69.9% các triết gia sẽ bẻ ghi, 8% sẽ không làm gì và 24% còn lại có ý tưởng khác hoặc không đưa ra câu trả lời.
Ví dụ này từng rất nổi tiếng và được nhắc đến trong hầu hết các khóa học về đạo đức hay tâm lí đại cương. Nhớ hồi xưa có một series online của Harvard về Chính nghĩa ( hay Justice) của Professor Michael Sandel, tác giả của cuốn Phải Trái đúng sai, vào khoảng năm 2009 nếu mình không nhầm. Ví dụ đầu tiên mà giáo sư đề cập chính là The trolley problem đây, và quả thật là nó rất thú vị.
Tuy là một công cụ tuyệt vời để khơi dậy sự tò mò và thích thú của sinh viên, ví dụ này dần dần mất đi giá trị do có quá nhiều phiên bản (mỗi phiên bản có một giả thuyết khác nhau, một số gần như là thách đố) đến nỗi bằng cách nào đấy trở thành lố bịch và mỉa mai. Nhưng trước khi giới thiệu những cặn bẩn thì mình thử xem mấy bản hẳn hoi của cái dilemma này nhé!
Gần nhất và hay được đem ra so sánh cùng bản gốc nhất là "The Fat Man":
Bây giờ bạn không đứng ở chỗ bẻ ghi mà đứng trên cầu chạy trên cao bắc ngang đường ray. Bạn tìm kiếm xung quanh vật gì đó để ngăn con tàu lại. Và bạn thấy một ông béo đang dựa bụng vào lan can, thành lan can không cao lắm. Tất cả những gì bạn phải làm là đẩy từ phía sau và trọng lượng lớn của ông ý sẽ ngăn con tàu lại và cứu được 5 người công nhân kia. Bạn sẽ làm gì?
Những người trả lời là sẽ bẻ ghi giảm từ 90% ở ví dụ 1 thành 17% ở ví dụ 2. Tại sao? Nếu nhìn từ quan điểm của thuyết vị lợi, không phải là kết quả đều có 1 người chết và 5 người sống sao? Con số vẫn u như kỹ, vậy thì đều gì khác biệt ở đây?
Là hành động của bạn. Ở ví dụ 1 bạn chấp nhận một người chết, ở ví dụ 2 bạn làm chết một người. Khác biệt kinh khủng đấy, kể cả mặt chủ quan (tâm lí) và mặt khách quan (hành vi). Hơn nữa, nếu ông béo đấy xấu tính, mất nết thì đã đành, nhỡ ông ý là một người dễ mến và tự ti thì sao? Làm sao tôi có thể vượt nổi cú sốc khi hủy đi mạng sống của một người như thế? Mà nếu đang chuẩn bị đẩy ổng quay đầu lại thì sao, thế ngại ngùng vãi?
Những người lính ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki cũng nghĩ thế, họ bị giày vò tinh thần cho đến cuối đời, nhưng người ra chỉ thị cho họ thì không có vẻ gì cắn rứt cho lắm. Có thể nói, hành vi dã man càng trừu tượng càng dễ tiến hành. Với ví dụ thứ nhất cũng vậy, cùng tính chất, dù bẻ ghi hay bấm nút, bạn đều không trực tiếp can thiệp vào quá trình triệt tiêu mạng sống của 1 người kia, bạn đóng vai trò của số phận và số phận thì không tội lỗi.
Trong bộ luật hình sự 2015, không hành động và cố ý hành động cũng được phân biệt rõ ràng. Ví dụ như cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp là khác nhau (Điều 10 và điều 11 nhé), hay việc không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng sẽ bị đi tù lâu hơn nếu bạn vô ý gây ra tình trạng đó (có vẻ không liên quan lắm:) khoản 2 điều 132 nhé). Mà không chỉ việt nam đâu, nước nào cũng có những quy định như thế này.
Ok, và đấy là ví dụ The Fat Man.
Còn một ví dụ nữa mà mình nghĩ là khá kinh điển mà cũng được giáo sư Sandell nhắc đến, Transplant.
Ý là có một bác sĩ phẫu thuật có 5 bệnh nhân, mỗi người trong số họ cần một bộ phận khác nhau và họ sẽ chết nếu không được hiến bộ phân ấy. Không may rằng, không có tạng để tiến hành phẫu thuật. Nhưng rồi, có một chàng trai đến kiểm tra định kì, trong lúc kiểm tra cho anh ta, vị bác sĩ phát hiện rằng nội tạng của chàng trai tương thích với tất cả 5 bệnh nhân kia. Chàng trai không phải người của thành phố này và giả như anh ta có biến mất thì cũng chẳng ai nghi ngờ vị bác sĩ cả. Bạn có ủng hộ vị bác sĩ giết anh chàng kia và lắp nội tạng của ảnh cho những bệnh nhân đang hấp hối kia?
Ví dụ này khác ở chỗ, bạn không còn là người trong cuộc nữa, bạn đóng vai trò của công chúng, một nhà phê bình. Câu hỏi là bạn có ủng hộ vị bác sĩ hành động không?
Lạy chúa viết một tí mà mệt vcl. Đây là lần đầu em viết về đạo đức, có sai sót gì xin mọi người đóng góp, em sẽ tiếp thu ạ.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất