"Bạn xuất trình giấy tờ và Bluezone cho tôi xem", anh cơ động yêu cầu sau khi tôi được tổ đội 141 bế vào chốt để kiểm tra hành chính.
Tối hôm đó, tại đường Thanh Niên hồ Tây, con đường lãng mạn bậc nhất Hà Nội, 1 góc nhỏ của nó như thành sân khấu điện ảnh với hàng loạt các "NSND" bất đắc dĩ - đa phần gồm thanh thiếu niên Hà Thành non choẹt lúng túng trước yêu cầu trên. Tại chốt, có bạn ngoan ngoãn đưa cạn ví, có bạn hốt hoảng gọi điện thoại cho người thân thậm chí diễn xuất, tuồng chèo cải lương, dùng nước mắt thay cho khả năng tài chính trước sự gây áp lực tối đa của "người bảo vệ trật tự".
Các anh như bánh kẹp xúc xích
Còn NSND Huu Duc Pham ứng phó thế nào? Tôi mang đầy đủ giấy tờ hành chính, còn Bluezone đã cài đặt nhưng không cho các anh kiểm tra. Bởi tôi hiểu rất rõ luật.
Theo Quyết định 2666 ngày 29/5/2021, việc cài ứng dụng trên "được coi như biện pháp phòng chống dịch". Việc xử phạt dựa trên tình hình dịch Covid-19 và điều kiện thực tế tại địa phương, theo Nghị định 117/2020 và quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Bộ Y tế đề nghị xử phạt người có Smartphone nhưng không cài đặt Bluezone và bật Bluetooth. Mức phạt có thể từ 1 đến 3 triệu đồng.
Bộ ra văn bản giải thích thêm hiện có 4 ứng dụng dùng để khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần: VHD, tokhaiyte.vn, Ncovi và Bluezone. Chỉ những ai thuộc diện cách ly y tế hoặc giám sát y tế sau cách ly có điện thoại thông minh mới phải cài đặt ứng dụng.
Tóm lại, "người bảo vệ trật tự" có 2 quyền để "bổ sung ngân sách nhà nước": Được người dân tự nguyện mở Smartphone cho xem app; hoặc kiểm tra điện thoại của công dân xem người đó có cài Bluezone hay không. Và để kiểm tra thì phải mở hoặc yêu cầu người dân mở điện thoại - nếu muốn kiểm tra người đó có Smartphone hay không, cơ quan chức năng phải khám xét hành lý và khám người.
Trong tình huống bất bình thường như "tham gia giao thông kết hợp chống dịch", những việc làm nào của cơ quan chấp pháp được chấp nhận và không được? Theo pháp luật, nhiều quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, với cộng đồng hay khẩn cấp, quyền lập pháp, tư pháp phải nhường cho hành pháp - quyền tổ chức thực hiện ý chí chung của quốc gia. Nghĩa là, 1 số quyền cá nhân bị hạn chế hơn bình thường nhưng cũng phải theo trình tự nhất định.
Từ đó, nước ta đã có Pháp lệnh tình trạng Khẩn cấp và Nghị định 71 năm 2000 quy định về tình trạng khẩn cấp do chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên, tình trạng khẩn cấp là trạng thái nhất thời. Hiện tại, kể cả đang dịch, tôi nghĩ Việt Nam chưa cần phải phát động như vậy hoặc thậm chí sau khi tuyên bố cũng không có điều khoản nào quy định về việc buộc sử dụng một dịch vụ hoặc ứng dụng.
Vậy cách để khám người Đức, kiểm tra điện thoại mà không vi phạm các quy định pháp luật là ban hành thêm quyết định về việc khám phương tiện, đồ vật theo thủ tục hành chính (Điều 128, Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Nhưng việc vẽ thêm luật trên lại tồn tại nhiều điểm bất cập chính.
Đầu tiên, trong điện thoại của công dân còn chứa nhiều thông tin riêng tư như tài liệu hay clip lạnh và clip nóng. Dù "người bảo vệ trật tự" chỉ kiểm tra điện thoại về việc có cài một app bắt buộc hay không, nó sẽ gây ra nhiều mâu thuẫn, khiếu nại giữa hai bên. Điều này gây hao tốn thêm nguồn lực, tài nguyên xã hội trong lúc ta đang dồn tài nguyên giã nát dịch. Thứ 2, Việc cài ứng dụng Bluezone hiện chỉ áp dụng được với những người đang sử dụng điện thoại thông minh. Còn những người già cả, trẻ em và rất nhiều người không có điều kiện sở hữu điện thoại thông minh thì sao cài đặt Bluezone được. Chưa kể, người dùng vẫn hoài nghi về tính minh bạch của ứng dụng. Đội ngũ phát triển phải mất thời gian để thuyết phục người dùng và khi mọi thứ đã rõ ràng, việc sử dụng lại vướng phải trở ngại từ phía người dùng bởi việc bật Bluetooth liên tục khá tốn pin, gây nóng máy, hao tổn năng suất.
Ta còn chưa nhắc đến văn bản Quyết định 2666 còn nhầm lẫn giữa câu mệnh lệnh và câu cầu khiến, những từ như "cần" và "nên" chỉ là lời khuyên. Khuyên thì ta có quyền nghe hoặc không: Khuyên đúng mà không nghe thì có thể bị lên án hay chê trách chứ không thể xử phạt.
Vậy nó có tính năng ưu việt cỡ nào cũng không thể dùng hành vi sử dụng hoặc không sử dụng một dịch vụ để xử phạt và "bổ sung ngân sách nhà nước". Nếu thi hành luật sẽ gây bất bình đẳng giữa người có và không có Smartphone; giữa ứng dụng của công ty này và công ty khác, vi phạm quy định bình đẳng trong kinh doanh,...
Đứng cạnh cả đội 141 được trang bị đầy đủ các thể loại súng, dùi cui như sẵn sàng triệt hạ mục tiêu ngay nếu nóng mắt, tôi - 1 thằng sinh viên năm 2 bình tĩnh tóm tắt những điều trên trong vài phút cho các anh nghe rằng Quyết định 2666 chỉ dành cho đối tượng đặc thù thực hiện, anh đáp "tra hỏi để mang tính chất nhắc nhở, cổ vũ tinh thần chống dịch" và thả tôi về. Đó là 1 câu trả lời rất thú vị, tưởng chừng vô hại vì biết đâu, sự "cổ vũ tinh thần chống dịch" dành cho những bạn sinh viên hoặc bất kì ai chưa am hiểu luật sẽ trực tiếp "bổ sung ngân sách nhà nước" thì sao nhỉ?
Huu Duc Pham

Tham khảo thêm: