Tuần vừa rồi mình được nhận lời khen từ các bạn trong lớp học nhảy dành cho “Starter” - lớp học nhảy dành cho người chưa tiếp xúc với nhảy. Trộm vía là mình có thể nhảy theo bài của "thầy" (biên đạo) khá là nhanh và “đẹp” (so với khả năng của những người mới học nhảy). Đợt này thầy mình chọn là 1 người thích biên đạo bài có "tính nữ" nhiều, mọi người có thể hình dung là nó có hơi hướng của sexy dance, mà trước giờ mình toàn tập tạ, chạy bộ, đạp xe,... 😂
Trung bình các lớp học nhảy level Starter :)
Bất ngờ lắm chứ, vì cùng lắm mình cũng chỉ “hơn” mọi người 2 tháng học lớp “Starter”, cơ thể mình cũng chưa thể dẻo dai và linh hoạt như 1 bạn đi nhảy thường xuyên nữa. 
GIF này được cắt ra từ lần biểu diễn ở lớp trước :>
GIF này được cắt ra từ lần biểu diễn ở lớp trước :>
Về nhà, mình tự hỏi mình đã làm gì, trong khi mình cũng bắt đầu không khác gì mọi người. 
Mình nhận ra quá trình tập nhảy của mình liên quan nhiều đến việc nhận thức được chuyển động của cơ thể và điều chỉnh lại, cũng giống như việc “nhận thức về bản thân” (self-awareness) mà mình từng biết trước đây.

Hiểu nhanh về “Self-awareness”

Đây là kết quả ChatGPT tổng hợp giúp mình về khái niệm “self-awareness”
Đây là kết quả ChatGPT tổng hợp giúp mình về khái niệm “self-awareness”
Trước đây với mình, self-awareness là việc nhận thức được đam mê, hệ giá trị của bản thân, điểm yếu và điểm mạnh (phần lớn là trong công việc, môi trường làm việc, không gian làm việc),...
Khi mình tham gia nhiều hơn vào các hoạt động thể chất, mình nhận ra...

“Bản thân” trong “nhận thức về bản thân” còn là CƠ THỂ của mình

Lần đầu tiên mình nhận ra điều này có lẽ là khi cơ thể mình chạm tới 1 giới hạn mà bản thân mình chưa từng trải qua trước đó đó là chuyến đạp xe xuyên Việt vào năm 2022
Khi mà bản thân mình chưa làm quen được cường độ đạp và quãng đường đạp xe mỗi ngày. Không phải vì đoàn chạy nhanh, mà do địa hình ở miền Bắc và miền Trung yêu cầu tụi mình phải đạp qua rất nhiều dốc và đèo. Mình nhận ra chỉ cần đạp 10-12km là cơ thể mình đã muốn nghỉ mệt, nhưng đoàn thì chạy tối thiểu 15km thì mới nghỉ 1 lần. 
Bằng việc hiểu bản thân - nhìn nhận cách làm trong quá trình đạp xe chưa hiệu quả (cụ thể là cách đạp xe, cách tạo năng lượng và việc hồi sức), mình đã tự điều chỉnh bản thân để thích nghi với chuyến đi, cũng như tăng thể lực của mình trong quá trình đạp. 
Vậy cho nên, ngoài những hoạt động mang tính chất "chữa lành", thiền,...thì “self-awareness” cũng có thể diễn ra ở cơ thể và trong lúc vận động cơ thể. Đây là biểu hiện của việc “lắng nghe cơ thể” của mình.
Khi đó, mình cảm nhận cơ thể của mình một cách tốt hơn. 
Mình biết nó cảm giác “đã”, “toxic”, mệt, mỏi ở bộ phận này, đau ở các nhóm cơ kia,...mà để cảm nhận được tất cả những thứ này đều cần 1 sự chú ý và tập trung cao độ vào cơ thể.

Tập luyện thể chất cũng là một quá trình “trải và nghiệm”

Câu chuyện ở lớp học nhảy

Khi nhận được lời khen từ mọi người trong lớp và thấy sự tiến bộ của bản thân, chính mình cũng bất ngờ vì điều đó. 
Cách của mình để “theo kịp” lớp nhảy đó là mình đã không để cơ thể nhảy theo bản năng, mà sẽ luôn muốn làm sao để nhảy giống giáo viên và tự nhiên hết mức có thể.
Tự tập ở nhà - nhận ra động tác mình làm chưa đúng - xem lại cách làm đúng - tự làm lại nhiều lần.
Chân nên bước thế nào? Trong lúc tay này làm động tác này thì tay còn lại để ở đâu? Làm sao để nối từ 1 nhóm động tác này sang 1 nhóm động tác khác?…
Trước khi đi học, mình thường dành khoảng 20-30 phút để tự nhảy, phát hiện những điểm chưa hoàn hảo rồi xem lại clip nhảy của lớp. Nếu làm chưa được thì vào lớp nhìn lại động tác đúng hoặc hỏi “thầy”.
Nguổn ảnh: Pinterest
Nguổn ảnh: Pinterest
Nhìn lại cách làm này, mình thấy mình cũng đã và đang làm như một thói quen giống như khi tự tập các bài Cardio / Strength trên Youtube tại nhà. Với Cardio / Strength mà tập không đúng thì bài tập sẽ không phát huy tác dụng, thậm chí dẫn đến chấn thương. Mình bắt buộc phải để ý vào từng chuyển động của cơ thể / các bộ phận trên cơ thể, thậm chí là các nhóm cơ của bài tập. Sau đó cũng là quá trình quan sát - tự làm - so sánh với cái chuẩn - điều chỉnh bản thân.
Quy trình này làm mình nhớ đến Chu trình ORJI của Edgar H. Schein:
Còn đây là những gì đã giúp mình đã có thể theo kịp đoàn trong chuyến đi đạp xe xuyên Việt:
Xin phép cap lại nội dung mình từng viết trên Facebook 😂
Xin phép cap lại nội dung mình từng viết trên Facebook 😂

“Self-awareness” là hành trình của “trải và nghiệm”

Chúng ta sẽ không hiểu được bản thân hay phát triển bản thân nếu chọn ngồi yên.
Lấy câu chuyện tìm ra công việc phù hợp của mình làm ví dụ.
Khi còn là học sinh, sinh viên, mình chưa biết bản thân phù hợp với công việc nào, mình làm tất cả công việc mình có thể làm. Nhờ làm nhiều công việc khác nhau, mình biết được giá trị mình muốn tạo ra khi đi làm là gì. Từ đó, mình tự "khoanh vùng" được 1 số ngành / nghề / công việc mình cảm thấy phù hợp với giá trị đó. 
Đi làm nhiều hơn cũng như trau dồi nhiều hơn, mình biết được khả năng / công việc mà người khác thường tin tưởng giao cho mình làm hay sẵn sàng trả tiền để mình làm. Và mình lại tiếp tục biết công việc nào phù hợp với mình một cách rõ ràng hơn nữa.
Vì vậy mà nếu chưa tìm ra được công việc nào mình vừa thích vừa giỏi, thì theo mình, cứ làm tất cả mọi thứ bạn có thể làm. Nếu “trải” xong mà vẫn chưa “nghiệm” ra mình thích cái gì, thì ít nhất mình đã biết mình không thích cái gì rồi.
Thầy, khóa học, tài liệu hướng dẫn,...vẫn quan trọng, nhưng quan trọng hơn là "trải" và "nghiệm" trong hành trình “nhận thức về bản thân” và phát triển bản thân thôi 🥰
Bài viết thuộc thử thách Viết Đều và Hay của Writing On The Net Alumni.
#wotn #vietdeuvahay