Bộ phim tài liệu mới tinh của Netflix về những mặt trái của mạng xã hội – điều vẫn đang gây nhiều bàn cãi lâu nay.
Bộ phim tập trung chủ yếu vào hai nội dung chính: Mạng xã hội tìm cách thao túng (manipulate) người dùng như thế nào và cách tin giả (fake news) ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của con người cũng như các vấn đề khác của xã hội.
Mạng xã hội gây nghiện. Đó là điều không thể bàn cãi, từ Facebook, Instagram, Twitter, Youtube, TikTok…bất kỳ ai trong thế giới hiện đại đều sở hữu một hoặc nhiều tài khoản mạng xã hội. Mỗi ngày bạn dùng chúng bao nhiêu tiếng? Liệu chúng ta có thực sự kiểm soát được những gì mình xem mỗi ngày, chúng ta lựa chọn chúng theo ý muốn của chính chúng ta (intentionally) hay chúng ta xem những gì mạng xã hội gợi ý cho mình?
Source: Google

Đọc thêm:

Bạn có tin những ông lớn như Facebook, Google hiểu chúng ta hơn chính chúng ta?
Có thể lắm chứ. Bởi mỗi ngày họ vẫn đang thu thập toàn bộ tất cả những thông tin/hành vi chúng ta sử dụng trên mạng xã hội. Từ like, comment, share đến thời gian chúng ta xem một bức ảnh hay video. Mạng xã hội đang thao túng người dùng theo cách chúng ta không hề nghĩ đến…với mục tiêu để chúng ta sử dụng chúng lâu hơn và nhờ đó họ có thể kiểm được tiền nhiều hơn từ quảng cáo.
Mạng xã hội được tạo ra với mục đích tốt đẹp. Như ông chủ Facebook từng nói, mục đích tạo ra Facebook của Mark là để kết nối con người với nhau hơn, kết nối những người cùng sở thích và mối quan tâm lại với nhau. Thế nhưng, điều gì sẽ xảy ra nếu như những nhóm người ấy có cùng mối quan tâm lệch lạc và sai trái?
À, Facebook không quan tâm điều này. Điều họ làm là cố gắng kết nối càng nhiều càng tốt những người có cùng mối quan tâm lại với nhau. Đó là lý do hội anti-vaccine hoạt động ngày càng mạnh mẽ và một người đàn ông đã cầm súng để giải cứu vụ bắt cóc trẻ em ở tầng hầm của một quán pizza – vốn không hề tồn tại, vì trót tin vào thuyết âm mưu pizzagatte như rất nhiều người khác.
Đây cũng chính là sự mập mờ giữa fake news và true news. Ngập tràn mạng xã hội là hàng triệu tin tức mới mỗi ngày. Làm sao để người dùng có thể phân biệt được đâu là tin thật và đâu là tin giả? Chính các ông lớn công nghệ cũng không thể làm được điều đó, hay nói đúng hơn là kiểm soát chúng.
“Một tin giả được lan truyền với tốc độ nhanh  gấp sáu lần tin thật”.
Như một chuyên gia trong The social dilemma phát biểu: “Chỉ có hai ngành công nghiệp gọi khách hàng là người dùng: ma túy và phần mềm”.
Ngày nay tất cả chúng ta đều đang trở thành người dùng (user) của tất cả các ông lớn công nghệ.
Làm thế nào để kiểm soát cách chúng ta dùng chúng?
Đây là một bài toán khó – đặt giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội, tắt tất cả các thông báo, xóa bớt một vài ứng dụng trên điện thoại….
Mạng xã hội có thực sự kết nối? Có, ở mức độ nào đó. Nhưng chúng ta có thực sự được quyền lựa chọn kết nối với ai và hội nhóm nào không? Đây thực sự là một câu hỏi rất khó trả lời. Chúng ta nghĩ mình được quyền lựa chọn nhưng thực chất chúng ta đang lựa chọn thứ mạng xã hội cho chúng ta lựa chọn.
Ngày hôm nay bạn có thể unfriend với bạn cùng nhà, cùng lớp, cùng công ty…vì những mâu thuẫn bất đồng, nhưng ngày mai, liệu khi gặp họ ở lớp học, ở bếp ăn…liệu bạn có thể tiếp tục ‘unfriend’ họ?
The social dilemma không đặt ra một vấn đề mới mẻ nhưng sẽ vẫn là bộ phim tài liệu bạn nên giành thời gian để xem và tự trả lời cho mình một vài câu hỏi ở trên.

Đọc thêm: