Social media bị đổ lỗi cho rất nhiều vấn đề xã hội ngày nay, nhưng điều này chỉ nhằm phục vụ cho việc bảo vệ ta khỏi hiện thực khắc nghiệt là chúng ta mới là người gây ra lỗi lầm.
Khi tôi còn là một cậu nhóc, đã có các cuộc thảo luận nghiêm túc trong nhà thờ, trường học và trước mặt Quốc hội về việc liệu âm nhạc mà bạn tôi và tôi nghe có ảnh hưởng xấu đến chúng tôi hay không.
Tôi nhớ mẹ của bạn tôi buộc cậu ta ném tất cả cuộn băng về ban nhạc Metallica của cậu ấy. Tôi còn nhớ việc mình dấu các nhãn cảnh báo cha mẹ khi đòi mẹ mua album mới của Pantera. Tôi vẫn còn nhớ việc cha tôi bẻ chiếc CD của Bone Thugs-N-Harmony làm đôi khi ông ấy nhận thấy cái đĩa CD đó phun ra nhiều F-Bombs hơn cả Nixion nói về Campuchia.
Trong trường hợp ai đó hỏi, đây là album dẫn đến sự sụp đổ của văn minh nhân loại
Trong trường hợp ai đó hỏi, đây là album dẫn đến sự sụp đổ của văn minh nhân loại
Qua thời gian và tôi đến tuổi vị thành niên, những người trưởng thành đã chuyền từ âm nhạc gây chướng tai gai mắc và bắt đầu cơn kích động của họ trước ảnh hưởng xấu của video game bạo lực. Thảm sát Columbine năm 1999 là đỉnh cao của giải trí bạo lực. Trở lại ngày nay, xả súng ở trường học vẫn là sự kiện hiếm khi xuất hiện. Và nó chỉ là sự điều chỉnh kiểu như hành động khó hiểu được giải thích bằng một khuôn mẫu mới và khó hiểu của giải trí.
Xin lỗi. Tôi xin đính chính lại. Video game này là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của văn minh nhân loại
Xin lỗi. Tôi xin đính chính lại. Video game này là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của văn minh nhân loại
Ngày nay, chúng ta cười khúc khích về mái tóc của các ban nhạc metal cuối thập niên 80 như niềm vui đơn thuần nào đó và trong khi đó, hip hop gây shock đầu thập niên 90 phát triển và trở thành nền tảng cho văn hoá hiện đại của chúng ta. Và sau hàng trăm nghiên cứu xuyên suốt nhiều thập kỷ, American Psychological Association báo cáo rằng họ vẫn không tìm thấy bất kì bằng chứng nào cho thấy rằng video games thúc đẩy con người đến với bạo lực.
Thời gian đã giải quyết nỗi lo lắng chung của chúng ta. Các thứ mới mẻ dần trở nên cũ kĩ, những sự việc gây shock trở thành điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta lại thấy bản thân mình trong sự kìm kẹp của sự hoang mang về mặt đạo đức khác - thời gian này xoay quanh social media.

1

Thủ phạm mới

Các nhạc khí thay đổi nhưng bài hát thì vẫn thế, "Có phải điện thoại thông minh huỷ hoại cả một thế hệ?" đọc một tiêu đề trên The Atlantic. "Social Media có thể đánh cắp thời thơ ấu của bọn nhỏ" đọc một tiêu đề khác trên Bloomberg Businessweek. Author Jaron Lanier thể hiện sự lo lắng trong cuốn sách của ông ấy, 10 lý do vì sao nên xoá các tài khoản Social Media của bạn ngay bây giờ, "Chúng ta bị thôi miên bởi các kỹ thuật nho nhỏ mà ta không thể nhìn thấy được, vì mục đích gì thì ta cũng không rõ luôn. Giờ đây, chúng ta đều là các con vật được thử nghiệm." Trong cuốn sách nằm trong danh sách bán chạy nhất của New York Times, Digital Minimalism(tạm dịch Chủ nghĩa tối giản kỹ thuật số) của Cal Newport, tác giả viết về năng suất và là giáo sư của Đại học Georgetown thậm chí còn đi xa hơn, tuyên bố rằng các công ty công nghệ lớn là "các nông dân trồng cây thuốc lá trong bộ áo thun, bán các sản phẩm gây nghiện đến với trẻ nhỏ."
Không và không nhé, okay... Đây là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của văn minh nhân loại. Lần này tôi nghiêm túc đó.
Không và không nhé, okay... Đây là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của văn minh nhân loại. Lần này tôi nghiêm túc đó.
Nhưng không thứ gì và không ai có thể đạt mức độ quá khích kiểu "trời sụp" như bộ phim của Netflix gần đây, The Social Dilemma. Tôi sẽ gọi nó là một bộ phim tài liệu ngoại trừ sự biến mất đáng ngờ của bất kì dữ liệu hay các bằng chứng khoa học thực tế nào trong bộ phim đó. Thay vào đó, chúng ta được thiết đãi với những cảnh tái hiện hư cấu về những cảnh báo lặp đi lặp lại được đưa ra bởi "các chuyên gia" trong ngành công nghệ, tất cả bọn họ đơn giản lặp đi lặp lại và củng cố ý kiến của nhau trong 94 phút.
Như một bài phát biểu của Donald Trump, The Social Dilemma buộc tội những người khác làm chính xác những gì nó vốn là, xấu hổ vì thực hiện điều đó. Bộ phim là buồng vang(echo chamber) thông tin cho những người chia sẻ cùng chung quan điểm nhưng lại không có bất cứ sự bất đồng nào được thể hiện. Tác giả công nghệ và người bảo vệ social media, Nir Eyal từng nói với tôi rằng toàn bộ cuộc phỏng vấn 3 tiếng của anh ấy bị lượt bỏ ra khỏi bộ phim, tất cả ngoại trừ 10 giây của cuộc phỏng vấn với một người hoài nghi về những lời chỉ trích dành cho social media khác, Jonathan Haidt.
...nói về bộ phim được quảng bá rầm rồ trên Netflix, một nền tảng có một thuật toán gây ảnh hưởng đến ý kiến và việc đưa ra quyết định của chúng ta...
...nói về bộ phim được quảng bá rầm rồ trên Netflix, một nền tảng có một thuật toán gây ảnh hưởng đến ý kiến và việc đưa ra quyết định của chúng ta...
Nhưng gạc qua một bên sự bất đồng ngầm, bộ phim chìm đắm trong một hình ảnh tưởng tượng méo mó về việc social media có thể làm sai lệch đi gia đình Mỹ theo chuẩn thông thường như thế nào. Nó cho ta thấy một chàng trai không may mắn, xem một vài video trên Youtube rồi dần trở nên trầm cảm và có các niềm tin chính trị cực đoan. Cô con gái cảm thấy khó chịu bởi các vấn đề về hình ảnh bản thân và tự ti do một ứng dụng như Instagram. Một gia đình không thể nói chuyện hay ở cùng nhau do sự gián đoạn liên tục từ điện thoại của họ. Và một siêu thuật toán quỷ quyệt, cười điên dại như thể nó xác định được việc nên hiển thị quảng cáo gì đến từng người.
Và tại sao bộ phim sử dụng tất cả những trò lố bịch ngớ ngẩn và những tuyên bố phóng đại? Bạn đoán đúng rồi đó, để giành được sự chú ý của bạn và duy trì điều đó bằng việc tạo ra những lời khẳng định quá khích, bất tín về một vài thứ xấu xa nào đó đang ở ngoài kia để chiếm lấy bạn.
Nghe quen chứ?
Carl Jung từng nói chúng ta phán xét người khác về những điều mà chúng ta ghét nhất ở bản thân mình. Và không gì mỉa mai hơn Netflix, ông vua của các thuật toán gây nghiện, tài trợ cho bộ phim tài liệu để phê phán tất cả các thuật toán gây nghiện khác, đi cùng với khẳng định chúng xấu xa.
Social media là cái bao đấm yêu thích của tất cả vấn đề của xã hội ta những ngày này. Và nhìn xem, tôi hiểu ra rồi. Tất cả điều kiện cần là khoảng 6 phút trên Facebook để khám phá ra rằng bạn căm ghét tột độ loài người trong cái cách mà bạn không bao giờ nghĩ đến. Tôi cũng vậy, từng bị xúi giục trong quá khứ để tham gia vào chiến dịch anti social media và tất cả những phán xét cay nghiệt về các công ty công nghệ lớn làm tôi cảm thấy sung sướng trong lòng.
Vấn đề là ở dữ liệu.
Để xem nào, ở đó có các nghiên cứu về social media và ảnh hưởng của nó đến mọi người. Rất nhiều nghiên cứu. Họ thực hiện nghiên cứu về việc social media tác động đến người lớn như thế nào, tác động lên trẻ nhỏ như thế nào, ảnh hưởng đến chính trị, cảm xúc, sự tự trọng và hạnh phúc như thế nào.
Và kết quả có thể sẽ làm bạn ngạc nhiên. Social media không phải là vấn đề.
Chúng ta mới là vấn đề.

2

Ba phán xét phổ biến về việc vì sao social media không tốt

Phán xét đầu tiên: Social Media gây hại cho sức khoẻ tinh thần

Đúng là trải qua hai thập kỉ, chúng ta xem ra đang lo lắng cho sự gia tăng tỷ lệ tự tử, trầm cảm và lo âu, đặc biệt ở người trẻ. Nhưng việc social media là nguyên nhân vẫn không rõ ràng lắm.
Rất nhiều nghiên cứu mang đến sự sợ hãi cho việc sử dụng social media là các nghiên cứu tương quan. Điều đó có nghĩa là các nhà nghiên cứu đơn giản nhìn vào việc mọi người dành bao nhiêu thời gian cho social media và sau đó họ nhìn vào những người đó xem họ có lo âu và/hay trầm cảm hay không. Rồi họ xem thử nếu cùng một người đó doomscrolling(thuật ngữ mới đề cập đến xu hướng tiếp tục lướt (đọc) những tin tức xấu, mặc dù tin tức đó khiến người tiếp nhận chúng phiền muộn, chán nản hoặc trầm cảm) Facebook cả ngày có phải là những người cảm thấy lo âu và trầm cảm. Phần lớn kết quả được tìm thấy củng cố cho điều trên.
Ví dụ, một nghiên cứu năm 2018 tìm thấy một sự tương quan giữa thời gian sử dụng social media và sự gia tăng các dấu hiệu trầm cảm và nổ lực tự sát. Đây chỉ là một trong nhiều nghiên cứu tương quan tìm thấy cùng một kết quả: sử dụng social media nhiều = rất nhiều thanh thiếu niên trầm cảm.
Nghe có vẻ tệ phải không?
Vấn đề đối với các nghiên cứu như thế này là tình huống con gà và quả trứng. Có phải social media là nguyên nhân làm cho trẻ nhỏ cảm thấy chán chường nhiều hơn? Hay thực sự những đứa trẻ cảm thấy chán chường thì nhiều khả năng sử dụng social media?
Đó là hạn chế của các nghiên cứu tương quan. Họ đơn giản cho bạn thấy rằng hai thứ xuất hiện tại cùng một thời điểm. Họ không nói cho bạn nếu hai thứ có liên quan hay là không. Ví dụ, tỉ lệ ly hôn ở ban Maine cao tương quan với việc tiêu thụ margarine. Nhưng rõ ràng, không ai nghĩ margarine là nguyên nhân hàng đầu của ly hôn.
Sự thật là các nghiên cứu tương quan khá tệ. Chúng thật ra đơn giản và kết quả không hữu ích lắm. Thế thì tại sao các nhà nghiên cứu lại thực hiện chúng?
Vâng, các nhà nghiên cứu làm chúng bởi chúng dễ. Rất là dễ để tập hợp vài trăm đứa trẻ, hỏi về việc chúng sử dụng social media như thế nào rồi hỏi xem liệu chúng có cảm thấy lo lắng hay chán chường hay không, và tạo ra một bảng tính. Sẽ khó hơn rất nhiều để tập hợp hàng ngàn đứa trẻ, theo dõi chúng qua một thập kỉ và tính toán bất kì sự xê dịch hay thay đổi trong việc sử dụng social media đã thực sự tác động đến sức khoẻ tinh thần qua nhiều năm như thế nào. Điều đó sẽ yêu cầu rất nhiều thời gian, tiền bạc và nhà nghiên cứu. Nhưng đó là cách để bạn thực sự biết nếu social media dẫn đến các vấn đề sức khoẻ tinh thần như thế nào.
Vâng, các nhà nghiên cứu với rất nhiều thời gian và tiền bạc mà họ đã thực hiện các nghiên cứu có chiều sâu đó và kết quả là:
- Các nhà nghiên cứu tại Đại học Brigham Young đã theo dõi việc sử dụng social media và sức khoẻ tinh thần của 500 đối tượng, tuổi từ 13 đến 20, từ 2009 đến 2017. Quá nửa đối tượng sử dụng social media hàng ngày trong suốt quá trình đó. Nhiều trong số họ sử dụng nó ít nhất một giờ mỗi ngày. Sau 8 năm, các nhà nghiên cứu không tìm thấy bất kì liên hệ nào giữa trầm cảm/lo âu và việc sử dụng social media.
- Nghiên cứu tương tự được hoàn thành ở Phần Lan, thực hiện việc theo dõi 2891 thanh thiếu niên từ 2014 đến 2020. Một lần nữa, họ không tìm thấy bất kì liên kết nhân quả nào giữa việc sử dụng social media và các dấu hiệu của trầm cảm/lo âu.
- Một phiên bản khác của nghiên cứu này được hoàn thành với 600 học sinh trung học và đại học ở Canada. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng việc sử dụng social media không thể dự đoán được các dấu hiệu trầm cảm.
Nhưng FOMO thì sao? Việc Facebook theo dõi người dùng thì sao? Việc ghen tỵ khi thấy cuộc sống tuyệt vời ông mặt trời của bạn bè ta thì sao?
Một nghiên cứu ở Đức theo dõi 514 người trong hơn 1 năm tìm thấy rằng người sử dụng social media mà bản thân họ cảm thấy chán nản hay lo âu thì càng có khả năng họ "xoi mói" người dùng khác hoặc ghen tị với cuộc sống của người khác. Nghiên cứu tương tự ở Canada đề cập ở trên cũng thấy rằng các dấu hiệu trầm cảm ở các cô gái dự đoán được việc sử dụng social media của họ. Do đó, các nhà nghiên cứu tiến đến việc kết luận rằng chính lo âu và trầm cảm mới chèo lái chúng ta đến việc sử dụng social media theo những cách tệ hại - không phải ngược lại.
Cơ bản là: quả trứng có trước. Càng lo âu/trầm cảm thì càng làm cho sự đố kị và việc sử dụng social media theo những cách không lành mạnh tăng lên. Càng nhiều sự lo âu/trầm cảm gây huyên náo trong đầu bạn, thì bạn càng có khả năng ngồi đó và nhìn chằm chằm vào bài đăng hết sức vị kỉ mới nhất, tuyệt vời nhất về tấm ảnh selfie trên biển của họ trên feed của bạn.
Và rồi, đó là các nghiên cứu bạn chưa từng được nghe. Như một nghiên cứu từ 2012 tìm thấy rằng các trạng thái cập nhật của bài đăng làm giảm cảm giác cô đơn. Hay một nghiên cứu đầu năm nay tìm thấy hoạt động trên Twitter có tiềm năng tăng cường hạnh phúc. Hay như một nghiên cứu tìm thấy việc sử dụng social media thực sự giảm các triệu chứng của trầm cảm và lo âu.
Nhiều người trong số chúng ta ở đâu đó vào năm 2004 có thể nhớ lại tại sao ngay từ đầu social media là kiểu một cái gì đó rất lớn lao - nó kết nối bạn với mọi người trong cuộc sống của bạn theo cái cách đơn giản mà không thể làm được trước đó. Và những lợi ích ban đầu đó của social media là có thể thấy ngay được và hết sức rõ ràng đến nỗi chúng ta trở dần nên thân thuộc với chúng và sử dụng chúng vì những điều hiển nhiên đó.
Đặc biệt bởi trong 10 năm qua, chính trị biến đổi trong quá trình đó...

Phán xét thứ 2: Social Media dẫn đến sự cực đoan chính trị hay sự quá khích

Thập kỉ qua chứng kiến sự nổi lên của phong trào dân tuý khắp nơi trên thế giới. Do đó cũng chứng kiến các cuộc biểu tình công khai lớn hơn và thường xuyên hơn, sự chấp nhận các thuyết âm mưu dòng chính và các lập luận cực kì khó chịu trên Twitter. Xem xét việc các cuộc thảo luận chính trị xuất hiện ngày càng nhiều trên social media là lý do hợp lý để nhận định rằng social media có thể là nguyên nhân của mọi rắc rối mà ta gặp phải.
Nhưng ba thực tế về việc social media không có khả năng là thủ phạm:
1. Các nghiên cứu cho thấy rằng sự phân cực chính trị tăng lên phần lớn giữa các thế hệ lớn tuổi, những người sử dụng social media ít nhất. Các thế hệ trẻ hơn, những người chủ động hơn trên social media thì có quan điểm chính trị mang khuynh hướng trung lập hơn.
2. Sự phân cực đã lan rộng ở Mỹ và nhiều quốc gia khác từ năm 1970s, kéo dài trước khi có sự xuất hiện của Internet.
3. Sự phân cực không xuất hiện phổ biến khắp nơi trên thế giới. Trên thực tế, một số quốc gia đang trải qua ít phân cực hơn so với những thập kỷ trước.
Có rất nhiều lời giải thích cho việc gia tăng sự phân cực chính trị và chủ nghĩa dân tuý mà không liên quan gì đến social media. Sự gia tăng bất bình đẳng trong thu nhập là giải thích rõ ràng nhất. Sự khác biệt về trình độ học vấn ở các nhóm tuổi khác nhau. Sự gia tăng của người nhập cư và đa văn hoá. Các làn sóng toàn cầu hoá và trì trệ. Và nhiều thứ khác nữa.
Nhưng còn về tin giả và các thuyết âm mưu thì sao?
Vâng, nghiên cứu chỉ ra rằng bất chấp sự gia tăng nhanh chóng của "tin giả", phần lớn mọi người không suy sụp vì nó. Thực tế, phần lớn tin giả được chia sẻ không phải bởi mọi người tin nó đúng mà đơn giản bởi nó giúp họ ghi điểm với bạn bè trên social media của họ.
(Vâng...con người tệ thật)
Không chỉ như thế, nghiên cứu còn cho thấy rằng phần lớn tin giả không khởi nguồn từ social media mà thực ra bắt nguồn từ các tin trên truyền hình.
Điều này thực sự dễ hiểu thôi. Tin giả khó mà có thứ gì đó mới mẻ. Trở lại thế kỉ thứ 18 và 19, mọi người sẽ xuất bản một cách ẩn danh các tờ báo và tờ rơi nhằm lan truyền các tin đồn khủng khiếp về các đối thủ chính trị của họ. Vào những năm 1790, một tờ báo, được tài trợ bí mật bởi Thomas Jefferson đã viết về vụ vu khống, đòi George Washington tuyên bố ông ta thành vua của nền cộng hoà mới. Trong suốt nội chiến Mỹ, các tờ báo phái nam đòi Abraham Lincoln không chỉ xoá bỏ chế độ nô lệ mà còn buộc người da trắng và người da đen lấy nhau.
Đối với sự cực đoan chính trị, bạn không phải đọc nhiều về lịch sử để khám phá sự cực đoan chính trị là các luật lệ, và không có ngoại lệ. Chúng ta đã quên nhanh như thế nào về “Red Scare” McCarthyism vào những năm 1950 hay vụ ném bom được thực hịện bởi những nhà cách mạng cánh tả nhằm tàn phá các công trình chính phủ và trường đại học vào những năm 1970, hay những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội bị tống giam vì niềm tin của họ vào những năm 1910.
Không có thứ gì trong những thứ đó mới cả.

Phán xét thứ 3: Các công ty công nghệ lớn thu lợi từ sự hỗn loạn

Từ các bà mẹ mê bóng đá đến các chính trị gia, Cardi B, các công ty công nghệ lớn của thung lũng Silicon trở thành cái bao đấm yêu thích của mọi người. Mark Zuckerberg được gọi đối chất với Quốc hội 4 lần trong một vài năm trước đó để trả lời cho câu hỏi ... vâng, tôi vẫn không chắc chính xác thứ đó là gì. Nhà điều hành cấp cao từ Twitter, Google, Apple, và Microsoft cũng được gọi tới Washington để bị trừng phạt một cách thích đáng nhằm làm hài lòng công chúng.
Giả định ở đây là social media phá huỷ cơ cấu xã hội và các công ty công nghệ lớn thì vui sướng bởi việc thu lợi trên chính điều đó.
Nhưng social media không phá huỷ xã hội và thậm chí nếu điều đó xảy ra, các công ty công nghệ lớn không muốn thổi bùng lên ngọn lửa đó. Họ thực sự dành rất nhiều tiền để cố gắng loại bỏ điều đó.
Các công ty đó dành hàng tỷ đô la nhằm nỗ lực chống lại tin giả và thuyết âm mưu. Một nghiên cứu gần đây cho thấy nếu thuật toán của Google xúc tiến cho các nội dung cánh hữu cực đoan thì lại tìm thấy điều ngược lại: thuật toán Youtube xem ra đi ngoài con đường đó nhằm đẩy mạnh trào lưu, các trang tin tức được thành lập thường xuyên hơn nhiều so với các con số điên rồ ngoài rìa của nó.
Tương tự, năm trước Facebook cấm cửa 10.000 nhóm với các thuyết âm mưu và khủng bố. Điều này là một phần của chiến dịch đang diễn ra nhằm làm trong sạch nền tảng của họ. Họ thuê hơn 10.000 nhân viên mới trong hai năm qua để duyệt các nội dung trên các trang vì tin giả và bạo lực. Họ cũng trở thành hà khắc hơn trong việc cấm các tài khoản quảng cáo trong năm qua. Dẫn đến cuộc bầu cử, hàng trăm, nếu không nói là hàng ngàn công việc kinh doanh hợp pháp nhìn các tài khoản quảng cáo của họ dừng hoạt động với không một lời giải thích.
Không chỉ là Facebook không thu lợi nhuận từ tin giả, họ chắc chắn mất rất nhiều tiền khi cố gắng làm trong sạch Facebook. Bất kể bạn đồng ý với chính sách hay tính kiên quyết trong quan điểm của họ, bạn không thể tranh cãi rằng họ không làm gì cả.

3

Nhưng rõ ràng có một thứ gì không đúng ... vậy đó là gì?

Khi tôi đang học trung học, tại buổi lễ tạ ơn, chú của tôi James không chịu im lặng về một thứ gọi là "Y2K". Chú ấy giải thích vì một lý do nào đó, tất cả các máy tính trên thế giới này không được lập trình chính xác để xử lý ngày tháng mà không bắt đầu với "19xx" và do đó khi năm 2000 tới, điều này nhất định sẽ trở thành một vấn đề. Yada, do đó, vì một lý do nào đó, tất cả các thiết bị điện toán - hệ thống đường dây điện, hệ thống ngân hàng, các máy tính của chính phủ, mọi thứ - đều sẽ dừng hoạt động vào cùng chính xác một thời điểm ở tiệc năm mới và thế giới sẽ đến ngày tận thế. Một armageddon thuần tuý.
Gia đình tôi ngồi đó nhìn chằm chằm vào ông ấy, một cách đầy kinh hãi. Một vài thành viên lịch sử hỏi vài câu. Phần lớn chúng ta chỉ thấy bối rối. Chú ấy cho ra đời một danh sách hết sức nghiêm túc về các việc cần làm, những việc mà gia đình tôi phải làm trong 5 tuần đó cho đến Y2K: mua hàng ngàn đô la thức ăn đóng hộp và nước đóng chai. Trước hết, mua hay thuê một mảnh đất để ẩn nấp bên dưới. Mua súng và đạn. Các thỏi vàng. Xây một thùng chứa hay làm bạn với một người nào đó đã có những thứ đó.
Cuối cùng, lần lượt từng thành viên trong gia đình tiến tới nói với chú của tôi rằng ông ấy điên thật rồi. Ông ấy tức giận. Khỏi nói ông ấy lo lắng cho sự an toàn của chúng tôi. Nhưng sau đó, những người lớn ở tại bàn thay đổi chủ đề và chúng tôi bắt đầu nói về công thức nước sốt hay một thứ gì đó.
Chúng tôi không bao giờ nghe về Y2K một lần nào nữa và theo hiểu biết của tôi, không ai(bao gồm cả chú của tôi) mua thức ăn đóng hộp, nước uống đóng chai hay đào cho bản thân họ một chỗ trú bom ở giữa đồi tại miển quê Texas. Ở đó là các lỗi liên quan đến niên đại của phần mềm máy tính, nhưng phần lớn được sửa chữa rất tốt trước khi đồng hồ chạy đến nửa đêm. Không gì xảy ra cả. Mọi người mở tiệc như bất kì buổi tiệc năm mới nào trước đó. Và bây giờ Y2K không gì hơn là một sự châm biếm cho những ai trong chúng ta khi nhớ về nó.
Trở lại những năm 90, các thuyết âm mưu như của chú tôi cũng phổ biến như chúng ngày nay. Sự khác biệt là chúng ít gây hại hơn bởi các mạng xã hội tồn tại ở thời điểm đó đã mạnh tay cắt bỏ chúng ngay tại nơi nó được sinh ra. Cái đêm ở buổi ăn tối lễ tạ ơn, các thành viên gia đình tôi dừng chú tôi lại, bác bỏ khả năng ông ấy lan truyền ý tưởng của mình.
Nhưng ngày nay, một ai đó như chú của tôi lên mạng, tìm thấy một diễn đàn hay một nhóm trên Facebook hoặc một phòng Clubhouse và tất cả các Y2K nhỏ bé tụ họp lại, dành thời gian của họ xã giao và công nhận lẫn nhau dựa trên việc chia sẻ giả định rằng thế giờ sắp lụi tàn.
Facebook không tạo ra những Y2K ngu xuẩn. Nó đơn giản cho bọn họ cơ hội để tìm thấy nhau và kết nối - bởi, bất kể tốt hơn hay tệ hơn, Facebook cho mọi người cơ hội để tìm thấy nhau và kết nối.
Một khi những người đó tìm thấy được nhau và kết nối, và bởi việc chia sẻ niềm tin của họ về tận thế hay bất kể thứ gì, họ bắt đầu có nhiều động lực hơn để đăng lên và hấp dẫn những người khác về các ý tưởng điên rồ của họ. Hãy nghĩ về nó đi, không ai nghĩ năm mới vào năm 1999 sẽ ổn thoả, cảm thấy có bất kì lý do gì để nói bất kì thứ gì tại đêm đó. Nó chỉ là chú của tôi không chịu ngậm mồm lại và chiếm trọn cuộc trò chuyện trong những giờ sau đó.
Sự bất cân đối trong niềm tin này là quan trọng, bởi càng nhiều sự cực độ và tiêu cực trong niềm tin thì một người càng có nhiều động lực để chia sẻ nó với người khác. Và khi bạn xây dựng nên một nền tảng khổng lồ dựa trên việc chia sẻ... thì nhiều thứ sẽ dần trở nên xấu xí hơn thôi.

4

Nguyên lý 90/9/1

Tôi trước đó từng viết về một thứ gọi là Nguyên lý Pareto hay Nguyên lý 80/20. "Nguyên lý" này phát biểu rằng 80% kết quả đến từ 20% quá trình. Ví dụ, 80% thu nhập của công ty sẽ thường đến từ 20% khách hàng của họ, 80% cuộc sống xã hội của bạn có thể dành cho 20% bạn bè của bạn, 80% tai nạn giao thông đến từ 20% lái xe, 80% vụ phạm tội được thực hiện bởi 20% tội phạm, vân vân.
(Lưu ý: Nguyên lý 80/20 không phải luôn chính xác 80/20 mọi lúc, nhưng nguyên tắc cần nắm - phần lớn kết quả được tạo nên bởi một lượng nhỏ đầu vào)
Những người nghiên cứu về mạng xã hội và cộng đồng mạng tìm thấy một nguyên lý tương tự để mô tả thông tin chia sẻ trên internet. Họ đặt cho nó cái tên "Nguyên lý 90/9/1"
Nguyên lý 90/9/1 tìm thấy rằng trong bất kì mạng xã hội hay cộng đồng mạng nào, 1% người dùng tạo ta 90% nội dung, 9% người dùng dùng tạo ra 10% nội dung và 90% người dùng khác, phần lớn chỉ im lặng quan sát.
Hãy gọi 1% làm ra 90% nội dung là những người sáng tạo. Chúng ta sẽ gọi 9% là những người tham gia - phần lớn nội dung của họ là tương tác với những gì mà 1% người sáng tạo đang tạo ra - và 90% người dùng đơn thuần quan sát, chúng ta sẽ quy họ như những người ẩn nấp.
Nghiên cứu về việc sử dụng social media cho thấy rằng mọi người có xu hướng chỉ đăng những thứ họ cực kì quan tâm. Những thứ như đám cưới, lễ tốt nghiệp, ngày sinh nhật của con cái, và các thuyết âm mưu mang tính toàn cầu, thứ sẽ huỷ diệt thế giới này. Điều đó nghĩa là phần lớn người sáng tạo hoặc là cực kì đam mê về nội dung hoặc là nội dung phần nhiều là về cuộc sống của họ.
Những người tham gia có xu hướng tập hợp xung quanh những người sáng tạo mà họ đồng cảm và yêu mến. Điều này là bởi những người sáng tạo yêu thích của họ(hoặc, tôi đoán nhé "influencers") thể hiện các ý tưởng và giá trị của họ tốt hơn bản thân họ có thể thể hiện chúng cho chính bản thân mình. Những người tham gia là những người ước họ có thể nói những thứ mà người sáng tạo đang nói nhưng không có thời gian/năng lượng/sự can đảm/tài năng để làm được điều đó. Cho nên các bộ lạc nho nhỏ đó của người tham gia tụ họp lại quanh những người sáng tạo, nơi họ được công nhận, hỗ trợ và bảo vệ bản thân chống lại các mối đe doạ có thể nhận biết được.
Người ẩn nấp là những con người bận rộn. Họ là những người có những hoài nghi, không chắc chắn hoặc có sự nghi ngờ. Người ẩn nấp không thèm bận tâm để phản hồi với bình luận của bạn bởi họ có một cái tả lót phải thay hay nấu buổi tối và ngoài ra, họ quan tâm nếu Illuminati lên kế hoạch cho ngày 9/11? Không thực sự thay đổi điều gì cả.
Kết quả là động lực của mạng xã hội đến từ việc phản chiếu bài ca ai oán xưa cổ của Bertrand Russell: "Toàn bộ vấn đề đối với thế giới này là những thằng ngốc và kẻ cuồng tín thì luôn chắc chắn về bản thân trong khi những người thông thái thì luôn nghi ngờ về điều đó."
Phần lớn những người sáng tạo là những kẻ khờ dại và cuồng tín, những người có một sự chắc chắn về bản thân họ. Họ là những người như chú của tôi James đăng bài về sự diệt vong của thế giới. Họ không hẳn là những kẻ ngông nghênh, kẻ răn dạy người khác và kẻ tiên đoán về tận thế. Điều đó không nhất thiết các thuật toán của nền tảng ủng hộ những người cuồng tín đó - đó là tâm lý con người ủng hộ những kẻ ngu ngốc và cuồng tín đó và các thuật toán đơn giản phản chiếu tâm lý của chúng ta ngược lại chính bản thân mình.
Trong khi, những người ẩn nấp - 90% - là những người nhiều hay ít biết điều. Và bởi họ nhiều hay ít biết điều, họ không thấy có ý nghĩa gì cho việc dành buổi chiều của họ tranh luận trên Facebook. Họ không chắc về niềm tin của chính mình và vẫn cởi mở cho sự thay đổi. Và bởi họ cởi mở cho sự thay đổi, họ lưỡng lự trong việc đăng công khai một thứ gì đó mà họ không hoàn toàn tin tưởng.
Và kết quả, phần lớn niềm tin của mọi người bị ngó lơ và có rất ít ảnh hưởng đến toàn bộ câu chuyện về văn hoá.
Điều này là lý do tại sao internet chuyển thành thế giới kỳ quái như thế này, nơi thực tế bị bóp méo và đảo lộn.
- Các vấn đề quan trọng đối với một nhóm nhỏ thiểu sổ nhưng ồn ào lại có ảnh hưởng đến các cuộc thảo luận của đa số. Năm trước, cuộc tranh luận về phòng tắm cho người chuyển giới chi phối Twitter và chiếm rất nhiều thời gian lên sóng trên truyền hình, kết quả của việc "tẩy chay" dành cho J.K.Rowling. Điều này bất chấp thực tế là xấp xỉ 0.5% dân số Mỹ được xem như người chuyển giới. Trong khi đó, các cuộc thảo luận về vấn đề có tác động đến phần lớn dân số, như cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khoẻ, người vô gia cư, sức khoẻ tinh thần, vân vân thì vẫn cứ dai dẳng lại bị bỏ qua.
- Bởi các quan điểm cực đoan và khác thường dẫn đến một tác động bất cân đối trên mạng, chúng được nhìn nhận một cách sai lầm như những điều phổ biến và quy ước. Phần lớn người Mỹ tuân thủ việc đeo khẩu trang trong suốt đại dịch, tuy nhiên quan điểm phổ biến ở nhiều nơi tại Mỹ là hầu hết mọi người không. Tương tự, một quan điểm cho rằng phần nhiều thế hệ trẻ "thức tỉnh" và ủng hộ thuyết phân biệt chủng tộc(Critical Race Theory), trong khi đó việc thăm dò ý kiến bằng bỏ phiếu liên tục cho thấy những quan điểm này không được phổ biến một cách đáng kinh ngạc, ở tất cả các thành phần xã hội.
- Mọi người phát triển các cấp độ bi quan cực độ và phi lý. Bởi những người sáng tạo nội dung trực tuyến có xu hướng trở thành những người tiên đoán về thảm hoạ và có quan điểm quá khích, quan điểm tổng thể về tình trạng của thế giới lệch về hướng gia tăng tiêu cực. Dữ liệu dựa trên bỏ phiếu cho thấy sự lạc quan ở nhiều quốc gia phát triển đang thấp kỷ lục bất chấp thực tế gần như mọi đánh giá về mặt thống kê - sự giàu có, tuổi thọ, hoà bình, giáo dục, sự bình đẳng, công nghệ,... chúng ta sống trong thời kì tuyệt vời nhất của lịch sử nhân loại và nó còn kéo dài.
Nhiều trong số những điều này có thể tóm tắt trong một câu đơn giản: social media không phản chiếu chính xác ưu tiên của xã hội.
Nhìn bên ngoài điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng tôi thấy phần lớn chúng ta quên điều này hết lần này đến lần khác. Chúng ta cho rằng câu chuyện tin tức kinh khủng được lan truyền trên Facebook là thật. Chúng ta thấy những dòng bình luận kinh khủng bên dưới và tự suy nghĩ, "Con người thật tệ hại". Chúng ta xem một video clip của một thằng ngốc nào đó nói với một thằng ngốc khác rằng trừ khi chúng ghét mọi thứ của một người nào đó và rồi chúng phải ghét hết mọi kiểu người khác.
Nhưng điều này không phải thực tế. Social media không phản chiếu thực tại. Social media phản chiếu một ngôi nhà gương cười của xã hội, một thứ được kéo dài ra và cường điệu hoá những thứ điên rồ và phi thường, trong khi đó tối thiểu hoá và nén lại sự lành mạnh và những điều bình dị.
Kết quả là chúng ta có một câu chuyện sai trái về những gì đang diễn ra trên thế giới này. Thế giới xem ra đang trong trạng thái liên tục của quasi-armageddon(cuộc chiến đấu ác liệt giữa thiện và ác) - nhưng bạn nhìn ra ngoài cửa sổ, dắt chó đi dạo, gọi cho mẹ của mình và mọi thứ trông rất ổn.

5

Tối ưu cho việc tranh luận và sự đồng lòng.

Nhưng có một nhóm người mà cuộc sống của họ bị huỷ hoại hoàn toàn bởi social media: những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông và giải trí.
Nhìn xem, nếu bạn là một nhà báo, nhà sản xuất phim hay phát thanh viên trên sóng radio, social media rõ ràng là làm công việc của bạn chao đảo. Trong 15 năm ngắn ngủi, nó chuyển đổi nghề nghiệp, công ty, sự nghiệp của bạn và do đó, cuộc sống của bạn đảo lộn.
Tại sao điều này quan trọng?
Bởi 99% thông tin chúng ta nhận được đến từ những người làm việc trong ngành truyền thông và giải trí.
Mọi người làm việc tại các tờ báo, tạp chí hay trên một show truyền hình hoàn thành công việc của họ trên những nền tảng mới đó. Do đó, họ bắt đầu có những giả định sai lầm rằng mọi người có những sự quan tâm trên những nền tảng đó và họ đi đến việc viết về nó như thể nó đúng vậy.
Nhưng thật sự, hỏi chính bản thân bạn đi, cuộc sống trần tục của bạn thực sự đã thay đổi nhiều như thế nào kể từ khi bạn hoạt động trên Facebook hay Youtube? Với mong đợi là xem TV ít hơn hay xem ít bộ phim hơn thì có lẽ không nhiều lắm.
Sự thật là trừ khi bạn là một phần của tầng lớp 1% những nhà sáng tạo, những thứ đó không có nhiều khác biệt lắm. Thứ thay đổi, đơn giản là nơi bạn thu lượm thông tin và giải trí, và dĩ nhiên ai đưa chúng đến cho bạn.
Một vài thế hệ trước, chỉ có một vài kênh truyền hình, một vài đài radio và một vài dịch vụ tin tức quốc tế. Bởi các kênh thông tin là giới hạn, mọi người nhiều hay ít có được thông tin và giải trí từ cùng hai hay ba nguồn giống nhau.
Bởi vậy, nếu bạn chịu trách nhiệm một trong số ít các kênh thông tin thì thành ra sự hứng thú của bạn là điều cần thiết để sản xuất các nội dung nhằm hấp dẫn nhiều người nhất có thể.
Walter Cronkite, nhà báo truyền hình ở Mỹ trong thời kì chiến tranh lạnh, được nhiều người xem là người đàn ông đáng tin tưởng nhất ở Mỹ.
Walter Cronkite, nhà báo truyền hình ở Mỹ trong thời kì chiến tranh lạnh, được nhiều người xem là người đàn ông đáng tin tưởng nhất ở Mỹ.
Cho nên những gì chúng ta từng xem là traditional media ở thế kỉ 20 mà phần lớn theo đuổi việc sản xuất các nội dung tập trung vào sự đồng thuận. Tin tức được truyền tải theo cái cách mà mọi người có thể đồng tình. Các TV show dựa trên các khuôn mẫu gia đình nhiều nhất có thể. Các talk show tập trung vào các chủ đề mà mọi người có thể liên hệ được.
Nhưng với internet, nguồn cung cấp thông tin bùng nổ. Đột nhiên mọi người sở hữu 500 kênh TV, hàng tá các đài radio và một số lượng không giới hạn các trang web để chọn.
Do đó, chiến lược sinh lời nhất trong truyền thông và giải trí là dừng sự đồng thuận và thay vào đó là các cuộc tranh luận.
Nếu mọi người có 500 lựa chọn, cách để bạn làm cho họ gắn bó với bạn không phải bằng việc đối xử với họ như mọi người - mà là đối xử với họ khác mọi người.
Sự tối ưu này dành cho sự nhỏ giọt từng chút một của việc tranh luận, tất cả từ các chính trị gia, kênh truyền thông lớn đến các influencer nổi bật trên social media. Cách dễ nhất để thu hút chú ý trong những ngày này không phải là đăng một thứ gì sâu sắc hay sáng suốt mà là phê phán một cách cay nghiệt sự sâu sắc và sáng suốt của người khác.
Các chính trị gia mà quan điểm càng cực đoan chừng nào thì càng có nhiều follower chừng đó và rõ ràng nhiều hơn hẳn so với các chính trị gia ôn hoà. Bài diễn thuyết chính trị, bản thân nó ngày càng phân cực qua thời gian và lại một lần nữa, điều này xuất hiện mang ơn của một phần rất nhỏ người dùng nhưng có một lượng rất lớn follower, người mà tạo ra ngày càng nhiều các nội dung phân cực hơn trung bình người dùng -ví dụ, 1% người sáng tạo.
Kết quả của điều này là phiên bản ngôi nhà gương cười của thực tại, nơi bạn lên mạng(hay bật tin tức trên truyền hình cáp) và cảm giác như thế giới sụp đổ quanh bạn nhưng thực tế không phải vậy.
Và phiên bản ngôi nhà gương cười của thực tại không phải do social media mà căn nguyên do lợi nhuận khuyến khích truyền thông/giải trí trong một môi trường mà ở đó càng ngày càng nhiều nguồn cung cấp nội dung hơn nhu cầu. Nơi đó ngày càng nhiều nguồn cung cấp tin tức và thông tin hơn thời gian để tiêu thụ chúng. Nơi xu hướng tự nhiên của con người tập trung nhiều sự chú ý hơn vào một vụ động xe hơn hàng trăm người lái xe xuống đường bình an, vui vẻ.

6

Sự im lặng của số đông

Những gì chúng ta nhận được là một môi trường văn hoá trông như thế này:
Social media không thay đổi văn hoá của chúng ta. Nó chuyền sự nhận thức văn hoá của ta sang sự cực độ của dải quang phổ. Và cho đến khi chúng ta nhận ra điều này, thật là bất khả thi để có cuộc trò chuyện nghiêm túc về việc làm gì hay làm như thế nào để tiến đến việc thay đổi.
Bạn có thể tác động lên văn hoá đơn giản bằng việc thay đổi nhận thức của mọi người về một chủ đề nhất định. Cơn cuồng loạn trên các phương tiện truyền thông về sự không thích đáng của chúng đẩy văn hoá của chúng ta đến một nơi mà chúng ta đánh giá quá cao social media và đánh giá quá thấp tâm lý của chính bản thân mình.
Thay vào đó, chúng ta phải đẩy sự nhận thức của chính mình trở về với sự hiểu biết thực tế và chín chắn hơn về social media và mạng xã hội. Để làm điều này, điều quan trọng cho mỗi cá nhân là hiểu được các khái niệm như The Attention Diet (tạm dịch Thực đơn cho sự chú ý) và The Attention Economy (tạm dịch Nền kinh tế dành cho sự chú ý), chúng ta học cách để cắt bớt việc tiêu thụ phần lớn tin tức và có thể dành nhiều thời gian hơn cho thế giới bên ngoài.
Sự hoang mang về mặt đạo đức phán xét một kẻ vô tội nhằm đổ lỗi cho những thứ chúng ta ghét phải thừa nhận về chính bản thân mình. Cha mẹ tôi và bạn bè của họ không hỏi tại sao trẻ con bị hút vào các thể loại âm nhạc mang tính công kích và tục tĩu. Họ sợ nó có thể tiết lộ một thứ gì đó về bản thân họ. Thay vào đó, họ đơn giản đổ lỗi cho các nhạc sĩ và video game.
Tương tự, thay vì chấp nhận thực tế rằng xu hướng trên mạng đó là một phần của thứ xác định ta là ai - rằng đó là điểm yếu xấu xí của xã hội chúng ta đã tồn tại và cứ dai dẳng qua nhiều thế hệ - chúng ta thay vào đó đổ lỗi cho các nền tảng social media cho việc phản chiếu chính xác bản thân mình trở lại chính chúng ta.
Nhà viết tiểu sử lỗi lạc Robert Caro từng nói, "Quyền lực không phải lúc nào cũng đồi bại nhưng quyền lực thì luôn bộc lộ ra". Có lẽ điều tương tự đúng với mạng lưới quyền lực nhất trong lịch sử loài người.
Social media không làm vấy bẩn chúng ta, nó đơn thuần tiết lộ chúng ta vốn dĩ là ai.
Nguồn: Social Media Isn’t the Problem… We Are https://markmanson.net/social-media-isnt-the-problem