Chúng ta đang sống trong một thế giời của người bận.
- Ê đi cafe không?
- Không đi đâu, tao bận lắm
- Mai đi xem phim không?
- Không mày ơi, mai tao chưa có xong việc
- Ê hay là…
- Không, tao còn nhiều thứ chưa làm xong
—-
Bạn đã từng như vậy chưa?
Với khối lượng công việc ngày càng nhiều, cộng thêm những áp lực rice shirt rice money, chúng ta sẽ đều dễ dàng rơi vào tình trạng bận tối mắt tối mũi như câu chuyện ở trên. Mình hiểu chứ, mình cũng đang đi kiếm tiền mà. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ việc lúc nào bản thân cũng bận rộn, đầu óc chỉ nghĩ đến công việc, là một điều tốt?
Là một bạn trẻ đã từng bị lôi vào vòng xoáy của Hustle Culture (Văn hóa hối hả), mình đã từng thấy nhiều người bạn bị căng thẳng, áp lực vì ôm quá nhiều thứ để làm cùng một lúc. Khi sáng đi học, chiều hoạt động clb và tối cày freelance. Và khi bạn sống trong một thế giới mà chỉ cần lên mạng là thấy bạn gen Z nào cũng một tháng kiếm được 8 chữ số từ năm nhất, thì việc bạn cố gắng lấp đầy thời gian để phát triển bản thân vì một tương lai ra trường lái mẹc đi thực tập là điều quá bình thường.
Có mục tiêu là tốt, nhưng lúc nào cũng trong trạng thái cần phải liên tục là việc, luôn suy nghĩ về deadline,... thì lại không tốt chút nào. Và đó chính là biểu hiện rõ rệt nhất của Tư duy năng suất độc hại (Toxic Productivity).
Nguồn: Vecteezy
Nguồn: Vecteezy

I/ KHÁI NIỆM

Toxic Productivity, ngược lại với Productivity (Năng suất) thông thường, là tư duy thôi thúc bản thân lúc nào cũng phải thật năng suất, phải làm thật nhiều việc, bất chấp điều đó phải đánh đổi bằng sức khỏe, thời gian, các mối quan hệ và đời sống cá nhân.
Và điều tệ nhất của việc bị hối thúc là bạn sẽ không thể làm việc một cách thoải mái và tận hưởng công việc. Bạn sẽ luôn lo lắng và tự hỏi bản thân: “Mình sẽ làm gì tiếp theo để lấp vào khoảng thời gian này?”

II/ TÁC HẠI

1/ SỨC KHỎE THỂ CHẤT VÀ TINH THẦN
Mình cũng từng nghĩ rằng nếu năng suất x1 thì làm được từng này việc rồi, thì chẳng phải nếu tăng năng suất lên x2, x3 lần sẽ hoàn thành thêm nhiều công việc hơn sao. Nhưng sau khi trải nghiệm một khoảng thời gian luôn vùi đầu vào công việc làm thêm, các hoạt động dành cho sinh viên,.. với mục đích tối ưu thời gian bản thân có mỗi ngày, thì mình chẳng thấy bản thân năng suất hơn, chỉ thấy ngày nào cũng kết thúc lúc 12h đêm với đống tab Google chưa đóng hết và thức dậy cùng sự thiếu ngủ lúc 7h sáng để đi học.
Nếu phần lớn thời gian trong ngày của bạn gắn liền với công việc, bạn sẽ phải đảm nhiệm cực kỳ nhiều tác vụ. Thời gian dành cho các hoạt động giải trí, lầm đầy bản thân như xem phim, đọc sách, giao lưu với bạn bè và người thân sẽ mất đi. Điều này ảnh hưởng cực nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Theo The Sleep Research Society, 4 yếu tố giúp bạn có một sức khỏe tốt chính là:
Exercise (Tập thể dục),
Nutrition (Dinh dưỡng),
Sleep (Ngủ)
Walking Rest (Đi bộ thư giãn)
Và bạn thấy đấy, không có yếu tố “làm việc” ở đây.
2/ HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC
Vì bạn sẽ rất cháy. Không, ý mình ở đây burnout, một cái khá tiêu cực, chứ không phải “lit”
Khái niệm “burnout” mà mình hay gọi vui là “cháy máy” là điều sẽ luôn xảy ra với những người bị toxic productivity.
Fyi: Theo WHO, chỉ riêng chứng trầm cảm và lo lắng đã tiêu tốn của nền kinh tế toàn cầu khoảng một nghìn tỷ đô la mỗi năm.
Hãy coi cơ thể bạn là một chiếc máy. Chiếc máy này có thể làm việc nhưng nó cũng cần nghỉ ngơi. Bạn cho điện thoại, tablet, máy tính được nghỉ ngơi xuyên suốt một ngày và nó có thể sử dụng đến ngày hôm nay. Nhưng liệu chính bạn có đang cho bản thân được nghỉ ngơi để nhiều năm nữa vẫn "xài tiếp" không? Và điều khiến chúng ta khác iPhone là iPhone có thể được sản xuất hàng loạt ^^
Bạn có thể sử dụng cơ thể này để đạt mức năng suất tối đa trong một thời gian ngắn, nhưng để đi đường dài, cơ thể của bạn cần được nghỉ ngơi và “sạc pin” từ những hoạt động giúp phục hồi. Nghỉ ngơi là điều cần thiết để bạn được năng suất, và nếu không có nó, thì thành quả đầu ra của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Liệu bạn có thể làm ra thứ gì thật sự giá trị nếu động cơ bị quá tải? Và rồi đến một thời điểm nào đó, bạn gần như sẽ không thể làm gì thật tốt.
Vậy chúng ta cần làm gì?

III/ VƯỢT QUA NĂNG SUẤT ĐỘC HẠI

Nếu tìm trên mạng thì bạn sẽ thấy rất nhiều cách để vượt qua toxic productivity. Tuy nhiên, mình thấy cách hiệu quả nhất chính là việc chúng đối diện với gốc rễ của vấn đề: bản thân chúng ta.
Bất ngờ phải không? Hóa ra thủ phạm khiến bạn đối diện với toxic productivity lai là chính bạn.
Nhưng bạn là người có quyền lựa chọn làm hay không làm mà.
Việc lựa chọn trở nên bận bịu tốt hơn hết nên hỗ trợ cho những mục tiêu sau này. Vậy nên, điều bạn cần làm là đặt ra những giới hạn để ngăn bản thân không bị chạy theo Hustle culture - một thứ văn hóa mà mình thấy đang dần trở nên độc hại (cho dù bản chất nó cũng khá tốt).
Đầu tiên, hãy tạo cho mình một khoảng thời gian mỗi ngày để thật sự tận hưởng cuộc sống, hoặc để bản thân được thư giãn, giải trí bằng sách, truyện, phim, âm nhạc. Hãy coi khoảng thời gian đó là một giới hạn mà bạn không muốn thời gian làm việc vượt qua. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt hơn khi lên kế hoạch, cũng như tạo động lực hoàn thành công việc trong khoảng thời gian nhất định.
Và trước khi xác định đảm nhiệm 1 việc gì đó, hãy tự hỏi bản thân liệu công việc này sẽ tiêu tốn của mình bao nhiêu thời gian, và quan trọng hơn là nó có hỗ trợ mục tiêu ngắn hay dài hạn của bản thân mình hay không? Nếu cả hai câu trả lời đều là “Không” thì bạn không nên làm điều này.
Trên đây là một vài quan điểm của mình về chủ đề Toxic Productivity. Mọi lời khuyên và giải pháp đều dựa trên trải nghiệm cá nhân nên hy vọng sẽ nhận được những ý kiến, đóng góp của các bạn về chủ đề này.
Mình là Việt, cảm ơn các bạn đã đọc đến đây.
---
Bài chia sẻ của tác giả Viet Hoang trong group Người trong muôn nghề, các bạn có thể đặt câu hỏi cho tác giả tại post này nhé ^^
Đọc thêm: