Toxic productivity - luôn giả vờ rằng mình bận rộn
Văn hóa về việc luôn tỏ ra mình bận rộn, việc ngủ ít lại để làm việc nhiều hơn ??? Và phản biện về những hình mẫu thành công.
Chẳng biết tự bao giờ, việc làm việc từ 6 giờ sáng đến 2, 3 giờ sáng hôm sau lại là một điều đáng tự hào và được mọi người tung hô. Dẫu có hại sức khỏe và giờ giấc sinh hoạt như thế có không lành mạnh đi chăng nữa thì con người ta vẫn nhắc về nó như một cuộc sống đáng ao ước. Bởi vì hành động ấy biểu hiện cho tình yêu nghề, sự siêng năng, một lòng cống hiến cho mọi người- toàn là những điều tốt đẹp mà ai cũng mong muốn.
Thế nhưng có vẽ hình ảnh về một làm việc không ngừng nghỉ và thông điệp sau nó đang bị hiểu sai. Thay vì dùng những tấm gương tận tụy cho công việc làm động lực để ta nỗ lực hơn, con người ta lại lấy nó để kinh thường người nhìn có vẻ là thảnh thơi.
Để rồi từ đó, con người ta luôn khoác lên mình vẻ bận rộn dẫu đáng lẽ ra bản thân đã có thời gian dành cho bạn thân và điều gì đó ý nghĩa hơn.
Để rồi từ đó, con người ta luôn khoác lên mình vẻ bận rộn dẫu đáng lẽ ra bản thân đã có thời gian dành cho bạn thân và điều gì đó ý nghĩa hơn.
Để rồi từ đó, ta sẽ có cảm giác bị bỏ lại phía sau, thấy bản thân thật lạc loài nếu như không đăng kí hàng chục lớp học Ielts, kĩ năng đầu tư,.... dù thật lòng việc đó không cần thiết.
Việc học hỏi, khám phá những điểu mới thay vì xuất phác từ sự tò mò rất đỗi tự nhiên giờ đây lại trở thành một vỏ bọc đẹp đẽ để chứng minh rằng tôi cũng đang làm việc rất nỗ lực. Một vỏ bọc để phù hợp với định kiến của mọi người.
Đó chính xác là định nghĩa của "Toxic Productivity" hay còn biết đến với Hustle Culture. Chính văn hóa này khiến ta cảm giac1 tự ti nếu như mình không thể làm 80 tiếng một tuần và cảm giác bản thân thật thất bại nếu như dành thời gian để nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân.
Văn hóa này đến từ những cuốn sách self-help về productivity, từ phát ngôn như: "Nếu trong khoảng thời gian giãn cách này, bạn không học điều gì mới thì bạn đang phí phạm thanh xuân của mình" và ngay cả những tấm gương cho sự thành công
Dẫu biết rằng việc tận tụy với công việc và học hỏi là tốt.
Thế nhưng việc ta học hỏi phải đến từ chính khát khao muốn khám phá thế giới chứ không phải vì một ai đó, vì một hình mẫu của xã hội.
Chính từ văn hóa "Toxic productivity", con người ta dễ dằn vặt về những việc bản thân không hoàn thành như kế hoạch, ta dễ trách móc, dày vò bản thân vì đã lỡ ngủ lố giờ...
Trong khoảng thời gian rảnh như khi lock down, trước những hình ảnh hào nhoáng mà mọi người thể hiện trên mạng xã hội, ta bắt đầu tự ti và trách móc rằng họ đã làm được biết bao thứ vậy mà mình chỉ ngồi đây. Và từ đó, ta bắt đầu tìm cách để lấp vào những khoảng thời gian rảnh của mình bằng những khóa học mà bản thân cũng không thật sự cần nó. Ta học chỉ vì ta muốn tránh đi cảm giác mình là một người thất bại chứ không phải vì hứng thú của bản thân. Bên cạnh học tiếng Anh, ta bắt đầu lo học những ngôn ngữ như tiếng Nhật dù thật lòng, ta biết rằng chúng chả có ít gì.
Và hơn thế nữa, việc thúc ép bản thân và lấp đầy thời gian trống trong ngày dễ khiến ta gặp vấn đề về sức khỏe hay người ta có cụm từ nổi tiếng là "Burn out"
Và vì ta luôn nghĩ rằng thay vì dành thời gian đi chơi với bạn bè thì mình tận dùng thời gian ấy để học tập thêm những điều mới. Việc này khiến bạn không còn tận hưởng được những buổi du lịch hay gặp gỡ gia đình, bạn bè. Bởi lẽ trong đầu bạn luôn có trong mình giả định, nếu không ngồi đây làm việc này thì mình sẽ làm được bao việc có ít hơn. Thế nên "Toxic productivity" rất ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn.
Những ảnh hưởng của Hustle Culture
Từ những cuốn self-help như "Đắc nhân tâm", .... đến việc lấp đầy thời gian trống với những khóa học, ta luôn cảm giác mình đang tốt hơn mỗi ngày dù thực tế là ngược lại. Thế nhưng đó là sự ảo tưởng về sự tiến bộ của bản thân. Mấy ai đọc xong nhưng cuốn sách đó, nghe biết bao lời hay ý đẹp, truyền động lực rồi bắt tay vào hành động, ta chỉ tìm đến những quyển sách, những khóa học để thỏa mãn bản thân và tự nói với mình rằng bản thân đang tiến bộ. Điều đó khiến Hustle Culture rất cuốn hút và phổ biến.
Không những thế, giữa những bài viết về sự thành công, những người trẻ mới 18 tuổi đã có nhà lầu xe hơi, mới 17 tuổi đã chạy giữ án này, gọi vốn ở bên kia, ta luôn cảm giác bản thân thật tệ hại và kể cả khi đạt được những thành công mà ta muốn, ta vẫn cảm giác có điều gì đó không trọn vẹn. Đó chính là khi ta bắt đầu mơ về những điều mà mọi người muốn chứ không phải là khát khao rất chân thật của bản thân.
Tôi có người anh ở dưới quê và ước mơ của anh là có vợ và có một mảnh ruộng để có thể canh tác và tận hưởng không khí dân quê. Thế nhưng nếu nói ước mơ của anh với những người trong văn hóa "Hustle culture" thì có lẽ, anh sẽ bị họ khinh bị nhất. Điều đáng sợ nhất là khi ta cố gắng đạt một điều mà bản thân mình không muốn chỉ để cho giống mọi người.
Tóm lại, văn hóa "Hustle Culture" đã vô tình khiến ta cảm giác tồi tề về bản thân và ước mơ chân thật của mình. Và khiến ta ngó lơ những điều bình dị trong cuộc sống mà luôn phải gòng mình cho những điều được cho là "lớn lao".
GIẢI PHÁP
Đầu tiên, nằm ở việc phân bổ thời gian của chính mình.
Hãy thực tế và thẳng thắn về khả năng làm việc của bạn. Nếu bình thường bạn chỉ là được 5 việc thì hãy cố gắng xây dựng thời gian biểu cho đủ 5 việc thôi. Đừng cố gắng nâng khối lương công việc lên.
Đồng thời, ta cũng nên chia công việc ra thành những công việc bắt buộc phải làm, những công việc tốt hơn cho mình nếu làm và những lúc giải trí. Ta phải tách bạch rõ ràng khoảng thời gian giải trí và làm việc.
Quan trọng là ta không được quá hà khắc với bản thân hay dày vò mình vì chưa xong công việc. Điều đó chả giúp ít được gì ngoài khiến bản thân bực dọc, khó chịu. Điều quan trọng là bạn phải lắng nghe cơ thể của mình, hãy để ý biết rằng mình có bị kiệt sức với khối lượng công việc hiện tại.
Dù là còn trẻ, sức khỏe còn nhiều nhưng ta vẫn luôn quan tâm đến sức khỏe không chỉ thể chất mà còn về tinh thần. Việc ham công việc mà khiến giờ giấc sinh hoạt mất cân bằng là việc làm rất ngu ngốc.
Cảm ơn các bạn. Tôi luôn quý trọng những người ham học hỏi thế nhưng tôi mong bạn hiểu bản thân học hỏi vì chính mình hay vì lo sợ mình không bằng người khác.
Silent B
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất