Gen Z là gì mà ai cũng nhắc đến?
Khi thế hệ đi trước là Gen Y đã trưởng thành và đã có ít nhiều chỗ đứng trong xã hội. Lúc này cũng là lúc một thế hệ kế đang phát triển...
Khi thế hệ đi trước là Gen Y đã trưởng thành và đã có ít nhiều chỗ đứng trong xã hội. Lúc này cũng là lúc một thế hệ kế đang phát triển đó chính là Gen Z.
GenZ là một cộng đồng những bạn trẻ năng động, sáng tạo, nhiệt huyết và sôi nổi. Tuy nhiên, thế hệ mới này có phần nổi loạn hơn khiến cho thế hệ đi trước phải đau đầu. Đặc biệt là những bạn GenZ đang làm việc trong môi trường công sở. Cùng khám phá xem Gen Z là gì, và tại sao thế hệ này đặc biệt đến vậy nhé!
Gen Z là gì?
Gen Z là cụm từ dùng để chỉ thế hệ sau gen Y. Họ được sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2012. Gen Z là thế hệ trẻ ở giai đoạn trưởng thành trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21. Tuy nhiên có một số nhận định khác cho rằng GenZ sinh ra từ năm 1997 đến năm 2015.
Thế hệ Z còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như: hậu Millennials, Post Millennials, Homeland Generation, Founders, Neo-Digital Natives, Digital Natives, Gen Wii…
Thế hệ GenZ thường là hậu duệ của thế hệ X – những người sinh năm 1965 đến năm 1979. Theo thống kê hiện nay có khoảng hơn 2,5 tỷ người thuộc thế hệ GenZ. Bất ngờ hơn, Gen Z đang chiếm một nửa dân số trên thế giới. Nói riêng tại Việt Nam, GenZ chiếm khoảng 20% dân số Việt Nam; trong đó những cá nhân sinh từ 1996 đến 2006 chỉ chiếm khoảng 13%.
Thế hệ Gen Z là gì mà ai cũng nhắc đến
Thế hệ Z hoàn toàn khác biệt với các thế hệ đi trước ở việc tiếp cận công nghệ thông tin từ rất sớm. Họ có thể sử dụng công nghệ để tìm kiếm thông tin nhanh. Công nghệ đối với họ là một phần thân thuộc trong cuộc sống.
Gen Z cũng được gọi là người có 2 cuộc sống. Cuộc sống bên ngoài xã hội và cuộc sống trên không gian mạng. Ngoài ra, GenZ đang được hy vọng là người dẫn đầu trong công cuộc xây dựng và dẫn dắt thế giới phát triển trong tương lai.
Thế hệ Z được tiếp xúc và sử dụng công nghệ rất sớm. Họ có khả năng đón nhận những thay đổi công nghệ mới một cách dễ dàng. Đồng thời, họ biết nắm bắt cơ hội phát triển cá tính của mình trên phương tiện truyền thông như Google, Facebook, Instagram, TikTok,..
Gen Z lồi lõm trong mắt người khác
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Anphabe. Đây là đơn vị tư vấn tiên phong tại Châu Á về giải pháp nguồn nhân lực và thương hiệu nhà tuyển dụng. Họ nhận định rằng:
“Khác với các thế hệ trước, có tới 81% các bạn trẻ GenZ hiểu rõ bản thân, biết mình thích và không thích làm gì”
Một bài báo có tiêu đề khá hay “Đau đầu với GenZ: Con tôi học giỏi, nhưng suy nghĩ và hành động quái dị” được đăng trên báo Tuổi Trẻ. Nghe tiêu đề cũng phần nào hiểu được khó khăn của bậc phụ huynh trong việc dạy dỗ và định hướng tương lai cho thế hệ này.
Có thể nói, Thế hệ Z không đặt giới hạn cho bản thân, không nguyên tắc, khuôn khổ. Và khó lắng nghe định hướng của gia đình như thế hệ trước. Thế hệ Gen Z lại thích sự tự do và khả năng sáng tạo của bản thân hơn. Vì vậy họ lựa chọn con đường khởi nghiệp. Tuy nhiên, tư duy tự do và tự chủ này đôi khi cũng tạo ra những sự thoải mái quá đà.
Có thể liệt kê về thái độ làm việc của GenZ như: Không bao giờ nhận sai, cãi tay đôi với sếp để bảo vệ quan điểm của mình. Hoặc không quan tâm tới kinh nghiệm mà tự tin thái quá về năng lực của bản thân
Gương mặt vàng của sự “sáng tạo”
Gen Z thế hệ nói không với giới hạn. Họ không ngừng dịch chuyển, phát triển bản thân để mở ra những hành trình mới của riêng mình. Một số nghề nghiệp mới, chưa từng có trước đây được khai phá.
Khi thời đại công nghệ 4.0 ngày càng phát triển. Công nghệ và mạng xã hội bùng nổ cũng là lúc thế giới chứng kiến thế hệ Gen Z làm những điều “không thể”. Dường như họ làm việc xuyên suốt 365 ngày không ngừng nghỉ. Năng lực kiếm tiền của họ hơn hẳn thế hệ đi trước. Đặc biệt, từ sở thích của bản thân, Gen Z đã khiến sở thích trở thành nghề nghiệp thực thụ.
Gen Z vô cùng sáng tạo, họ định vị giá trị bản thân trong ngành công nghệ, sáng tạo, thiết kế và truyền thông. Gen Z thực sự là một thế hệ lãnh đạo tiềm năng trong nhiều lĩnh vực. Họ đã thay đổi hoàn toàn quan niệm của hội họa, phim ảnh, âm nhạc, thiết kế, báo chí, truyền thông, marketing.
Một trong những ứng dụng có thể kể đến như Tik Tok. Đang là nơi phát triển sự sáng tạo của Gen Z. Bởi sự sáng tạo không giới hạn dành cho công chúng ngay từ khi ra mắt năm 2017.
Đặc điểm của thế hệ Gen Z là gì
Được tiếp xúc với công nghệ từ sớm, vì thế Gen Z có tư duy khác biệt được hình thành từ khi còn nhỏ. Họ có những đặc điểm hoàn toàn khác biệt giúp bạn phân biệt được Gen Z trong xã hội ngày nay.
Tạo Trend
Gen Z đang đi đầu trong lĩnh vực sáng tạo, tạo xu hướng, tiên phong cho những trào lưu mới trong xã hội. Hầu hết các “Hot Trend” trong giới trẻ hiện nay đều xuất phát từ nhóm này mà ra.
Yêu thích đồ công nghệ
Gen Z được tiếp xúc với công nghệ từ sớm vì thế họ hứng thú với các món đồ công nghệ. Đặc biệt là Smartphone luôn nhận được một sự quan tâm của thế hệ này. Có tới 39% Gen Z ưu tiên sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thay vì phiên bản Web.
Thích các nội dung trực tuyến
Khác các thế hệ trước thích đọc báo, sách, xem truyền hình. Thì phần lớn các Gen Z hiện nay thích các nội dung trên các trang mạng xã hội hơn. Có thể kể đến như: xem Tik Tok để bình luận và chia sẻ cảm xúc. Thay vì chơi các Game Offline như thế hệ trước, họ chơi các game Online có khả năng tương tác với người chơi khác.
Khả năng tự học tập, tự sáng tạo
Gen Z được đánh giá có khả năng học tập tốt hơn hẳn so với gen Y, gen X do được tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu từ rất sớm. Đặc biệt là trong việc học ngoại ngữ. Bên cạnh đó, họ được đào tạo trong môi trường năng động, nhiều cái mới lại thêm khả năng lực học cao, kết hợp với khả năng tư duy sáng tạo nên có thể làm ra nội dung tốt, độc đáo.
3 điều cần lưu ý khi làm việc cùng Gen Z
Gen Z mang trong mình cá tính mạnh mẽ, thích cạnh tranh và thử thách bản thân để đối đầu với người khác. Điều này có thể mang lại tiêu cực khi làm việc. Tuy nhiên, mặt tích cực của sự cạnh tranh đó là giúp nhân viên có động lực làm việc lớn hơn. Phát huy được tiềm năng của bản thân. Hơn thế nữa, Gen Z không ngừng tìm kiếm những ý tưởng mới, tuy duy mới để phục vụ cho công việc. Tạo ra nhiều lợi ích hơn cho công ty.
Gen Z thích tự chủ trong công việc
Bản chất cạnh tranh của Gen Z góp phần khiến họ muốn tự kiểm soát công việc của mình và không dựa vào người khác để đạt được thành công cho bản thân. Cũng chính vì vậy mà các gen khác thường xuyên cảm thấy Gen Z tự cao trong giao tiếp và ngại lắng nghe những phê bình.
Gen Z họ thích tự thân vận động và không thích dựa dẫm vào người khác. Vì tính cách này nên nhiều người cho rằng GenZ tự cao trong giao tiếp và không chịu lắng nghe những lời góp ý. Vì thế thay vì góp ý cho họ thì bạn nên gợi ý để họ tự tìm hiểu.
Mặt tích cực khi nhìn theo một khía cạnh khác đó là thế hệ Z luôn chủ động tìm tòi những kiến thức mới. Vì vậy, họ luôn có những ý kiến riêng và muốn chúng được lắng nghe. Chính bởi phong cách làm việc đặc trưng nào của Gen Z, họ mong muốn được trao quyền tự quản lý công việc.
Gen Z mong muốn sự bình đẳng
GenZ luôn muốn có sự bình đẳng trong công việc, thế hệ này thích xây dựng mối quan hệ công bằng nhau. Thay vì một môi trường phân tầng xã hội. Gen Z muốn phá bỏ ranh giới xa cách giữa “sếp” và “nhân viên”. Họ tin rằng sự kết nối giữa con người với con người là không có giới hạn. Dù là thế hệ mang Gen công nghệ, nhưng GenZ vẫn muốn được kết nối trực tiếp với đồng nghiệp của mình.
Trong công việc, giao tiếp là một kỹ năng rất quan trọng đối với Gen Z. Họ luôn muốn bảo đảm công việc đạt được hiệu quả tốt nhất. Vì thế nếu Gen Z muốn trao đổi công việc với bạn, đừng từ chối, giúp họ cũng là giúp công việc của bạn trở nên tốt hơn.
Sự hòa nhập với mọi người trong doanh nghiệp,giúp cho nhân viên có thể trao đổi kiến thức với nhau. Sự đa dạng không chỉ khiến công ty của bạn trở nên hấp dẫn hơn đối với Gen Z mà còn là một phần quan trọng trong kế hoạch giữ chân nhân viên của bạn.
Thích được công nhận và khen ngợi
Gen Z mong muốn nhận được sự công nhận về kết quả và nỗ lực mà họ đã bỏ ra từ doanh nghiệp. Vì thế đừng ngại công nhận những kết quả tốt mà Gen Z tạo ra. Một trong những cách để thúc đẩy tinh thần làm việc và giữ chân Gen Z. Đó là tạo cho họ cảm giác được tôn trọng về ý kiến, ý tưởng đóng góp ở vai trò của họ, khuyến khích Gen Z đưa ra những giải pháp cho công việc.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất