Nếu nhìn vào doto, có thể thấy 5 player được chia ra 5 role rất rõ ràng, nhưng chuyển sang CS:GO thì mọi chuyện lại không đơn giản như vậy. Ở thời điểm hiện tại, CS:GO rất đề cao sự đa năng và cơ động của các player, vì vậy việc họ hoán đổi vai trò cho nhau trong từng round đấu là điều dễ thấy. Nhưng dù có thay đi đổi lại bao nhiêu lần đi nữa, các role trong CS:GO gần như không khác biệt là mấy. Dưới đây mình sẽ điểm qua các role cơ bản nhất và nói ngắn gọn về những gì từng role phải làm khi thi đấu.

IN-GAME LEADER

nitr0 -  IGL bị underrated nhiều nhất hiện tại? (Ảnh: hltv)
Còn được gọi bằng những cách khác như caller hay strat caller, in-game leader (IGL) chính là bộ não của cả team: họ chịu trách nhiệm giữ cho team tập trung và tự tin, call team và ứng biến dựa theo tình huống. Thường thì họ là người quyết định tactic cho mỗi round đấu và không hiếm trường hợp các team sở hữu những second caller để hỗ trợ leader của họ. Một in-game leader cần đạt được sự tín nhiệm của đồng đội để có hiệu quả cao nhất khi call team, đồng thời họ cũng phải bỏ rất nhiều thời gian vào khâu chuẩn bị cho mỗi trận đấu (thường thì họ sẽ được coach hoặc/và analyst hỗ trợ).

ENTRY FRAGGER

apEX - hardcore entry fragger (Ảnh: hltv)
Đối với mình, entry fragger là role bị hiểu sai nhiều nhất trong CS:GO hiện tại. Entry fragger đúng là T-side player đầu tiên vào site, nhưng thực ra entry không cần thiết phải tay to và nhiệm vụ chính của họ cũng không phải kiếm first pick về cho team như nhiều người lầm tưởng (mặc dù những mạng mà họ có thực sự rất high-impact), trái lại điều quan trọng nhất của việc làm entry là bạn phải tạo được không gian cho những đồng đội phía sau có điều kiện thuận lợi để chiếm site được dễ dàng. Trong hầu hết các đợt tấn công, entry là những người không hề sợ hãi, giỏi xử lí dựa theo tình huống, đồng thời phải căn timing lao ra chính xác với timing ném nade của team. Thêm vào đó, entry cũng cần biết cách bait cho những đồng đội phía sau, ví dụ như khi họ đi qua những góc hẹp bị đối phương kê trước (A apt inferno, B apt mirage), rất thường xuyên entry là người NHẢY ra làm tốt thí hút đạn để đồng đội có thời cơ kiếm pick hoặc ít nhất là đổi mạng cho entry.

SUPPORT

Xyp9x - supportive role player (Ảnh: hltv)
Trong CS:GO, support không hẳn là một role đúng nghĩa, nó thiên về lối bắn nhiều hơn vì trên thực tế, cả năm player của một team đều ít nhiều là những “support” cho đồng đội tùy theo diễn biến round đấu. Việc đầu tiên được nhắc đến khi bàn về support đương nhiên là ném nade: pro player ở cái tầm này thì đều ném được nade dù ít hay nhiều, và đương nhiên một support thông minh hiểu rõ map đấu cùng khả năng thích ứng với các tình huống khác nhau sẽ là người có vai trò quan trọng trong những tình huống phối hợp vì thậm chí một quả flash hay một quả smoke đôi khi là quá đủ để tạo không gian và cơ hội cho đồng đội bắn nhau thoải mái. Nếu nói rộng hơn việc ném nade một chút, bên phía T, thậm chí entry fragger chính là một dạng “support” cho người second entry; ngược lại bên phía CT, một anchor cũng có thể xem là “support” cho team.

AWPer

GuardiaN of the galaxy (Ảnh: hltv)
Hiểu đơn giản là người cầm AWP chủ đạo của team chứ thực ra không có cái gì quá ghê gớm cả. Tất nhiên, một team có thể sở hữu một hoặc một vài player khác cũng bắn được AWP để lên double AWP nếu cần thiết.

ANCHOR

Star player thường không bắn anchor, nhưng NiKo thì khác (Ảnh: hltv)
Anchor là một vị trí đặc biệt chỉ dành cho phía CT và đồng thời cũng là role khó bắn nhất theo cảm nhận của mình. Khi mà đồng đội của bạn rotate về bombsite còn lại, bạn sẽ phải bắn solo trong site. Nếu bên T đánh vào site của một anchor, người đấy sẽ không đặt nhiều công sức vào việc kiếm kill, thay vào đó họ phải biết cách chọn vị trí và xử lí tình huống thông minh để giữ mạng sống hòng câu thời gian chờ đồng đội về hỗ trợ, nếu không bombsite sẽ mất rất dễ dàng. Nếu bên T đánh vào site còn lại, anchor sẽ chỉ rotate về một khi đồng đội trông thấy bom, điều này thường đặt anchor vào các tình huống retake, và mặc dù họ khó kiếm được nhiều mạng như đồng đội, tầm quan trọng của họ trong lối chơi thì không phải bàn.

PLAYMAKER

s1mple - World best playmaker? (Ảnh: hltv)
Như chính cái tên đã nói lên, playmaker là người make play và thường được thấy là player bắn aggressive để kiếm mạng đồng thời tìm info và tạo khoảng trống cơ hội về cho team để họ có thể thay đổi setup một cách phù hợp nhất. Với bản chất high risk của những tình huống bắn aggressive, một playmaker bắt buộc phải có timing và gamesense cực kì tốt, đồng thời có skill và kĩ năng xử lí chắc chắn nhằm đảm bảo họ luôn có ít nhiều lợi thế trong những tình huống bắn cương. Ngoài ra, playmaker cũng cần biết cách phối hợp và giao tiếp cho đồng đội rõ khi nào và ở đâu họ sẽ bắn cương, đồng thời tạo điều kiện để bản thân playmaker có được hỗ trợ tốt nhất nhằm lui về an toàn lúc cần thiết.

LURKER


coldzera - best lurker world (Ảnh: hltv)
Nếu xét về vị trí trong khi thi đấu, lurker là vai trò rất dễ phân biệt với phần còn lại. Nói nôm na thì lurker (hay còn gọi vui là baiter) là người bắn lén lén lút lút một mình chực chờ đâm sau lưng đội bạn, nhưng tất nhiên nhiệm vụ của họ không chỉ có thế. Lurker là mẫu player đi lang thang một mình với gamesense + khả năng chọn vị trí tốt và làm một trong hai việc: đảm bảo có kill hoặc ngăn chặn đối phương rotate về trong khi đợt tấn công chính đang diễn ra. Ngoài ra, một lurker cũng phải biết cách tìm kiếm thông tin và báo lại cho in-game leader để quyết định xem có nên thực hiện kế hoạch như đã bàn hay không. Như một điều tất yếu, lối chơi của một lurker đặt họ vào rất nhiều tình huống clutch và giữ bom, và do đó họ đóng vai trò cực kì lớn trong việc chốt hạ round đấu cho team mình.
KẾT: Ở đây mình chỉ liệt kê 7 role và cũng có bỏ qua một vài "role" ít người để ý đến như second entry hay rotator, tuy vậy, 7 role này có lẽ cũng là đủ để hiểu rõ sơ bộ về nhiệm vụ mà mỗi player đảm nhận trong CS:GO.
Đọc thêm: