CS:GO 2018 đã xong rồi mà phải chờ đến tầm cuối tháng 1 mới có giải đáng kể tiếp theo nên mình nghĩ tổng kết lại năm vừa rồi đôi chút cũng chả vội gì :D
Tiêu chí chọn lựa thì khá đơn giản:
- Mỗi team, player góp mặt trong danh sách này đều đã tham dự ít nhất 5 sự kiện lớn năm vừa rồi (trừ mục player đáng xem). Danh sách các giải đấu được coi là lớn có thể check từ đây:
- Bắn nhau ở mấy giải lớn như trên thì sure vl có sức nặng hơn đi farm giải cỏ.
TEAM XUẤT SẮC NHẤT – Astralis
Những ai xem CS:GO năm nay đều biết lựa chọn này nó đương nhiên quá nên thay lời muốn nói, mình screenshot lại thống kê của Striker về Astralis 2018:
Runner-up: Natus Vincere
Credit ảnh: HLTV.org
Sự cạnh tranh cho vị trí thứ hai xoay quanh ba cái tên: Natus Vincere, FaZe Clan và Team Liquid, tuy nhiên với việc FaZe tụt lại phía sau vào những tháng cuối cùng, chỉ còn Na`Vi và Liquid đấu nhau vì ngôi nhì. Cả hai team đều khá tương đồng ở điểm đáy phong độ lẫn khả năng thua chung kết, tuy nhiên với việc thành tích chung của s1mple và đồng đội nhỉnh hơn với 3 danh hiệu lớn bỏ túi trong khi Liquid bỏ lỡ tất cả những cơ hội mà họ có, Na`Vi đã vượt lên để giành ghế á quân lần này.
PLAYER XUẤT SẮC NHẤT – s1mple (Natus Vincere)
Credit ảnh: HLTV.org
Cứ tưởng s1mple 2017 đã là quái vật lắm rồi, s1mple 2018 còn đẩy khả năng của bản thân lên một tầm cao mới, cao đến độ mà có gọi anh là GOD cũng chả ngoa. Thay vì tán dương thêm nữa, đây là vài thống kê tiêu biểu của siêu sao Ukraine tại các sự kiện lớn:
- 1.34 rating (#1)
- +1107 chênh lệch kill – death (#1)
- 0.87 KPR (#1)
- 87.4 ADR (#1)
- 76% KAST (#1)
- Thắng 64.9% opening duel (#1)
- 0.14 opening kill mỗi round (#2)
- Thắng 75 tình huống clutch 1vsX (#2)
Điều mà ít người biết đến hơn là bản thân s1mple còn đóng vai trò second caller của Na`Vi khi cần thiết, đơn cử như trận bán kết căng thẳng với Astralis tại ESL One Cologne. Vậy còn gì cản được đường đi của s1mple nữa? Mechanical skill tởm, bắn đa năng, output cao, in-game IQ còn ngon vl thế này không No.1 hơi phí.
Runner-up: NiKo (FaZe Clan)
Credit ảnh: HLTV.org
Luận về thành tích, NiKo không bì được với s1mple hay các player của Astralis, nhưng nếu chỉ xét màn trình diễn cá nhân, mức độ ổn định lẫn sức ảnh hưởng lên lối chơi và kết quả của cả team, chẳng có ai năm nay đủ sức đú nổi với NiKo ngoại trừ s1mple. Với những thông số quan trọng như rating trung bình 1.25, 86.7 ADR, 0.82 KPR và 79,2% map đạt rating 1+ ở các sự kiện lớn đều thuộc dạng dưới một người trên vạn người, kèm theo điểm mạnh vốn có từ trước là sự đa năng lẫn khả năng bắn nhau cực khỏe mà không cần team hầu quá nhiều, siêu sao người Bosnia là hard carry quá quý giá mà FaZe đang sở hữu, đặc biệt ở khoảng giữa năm khi olof tạm nghỉ game và line-up đa quốc tịch này phải xài stand-in liên tục.
AWPER XUẤT SẮC NHẤT – device (Astralis)
Credit ảnh: HLTV.org
Khi mà những AWPer thuần chất không có ai thi đấu nổi bật và ổn định hẳn lên, các player mang xu hướng hybrid lên ngôi và chiếm hai vị trí dẫn đầu cho vị trí best AWPer 2018. Cạnh tranh là gắt, nhưng cuối cùng thì device đã nhích lên và đứng thứ nhất hạng mục này. Là sniper chủ lực của Astralis, device không sở hữu điểm mạnh vào những tình huống bắn khó tưởng như các combat AWPer trứ danh khác (s1mple, GuardiaN, oskar, v.v…), nhưng lối chơi cá nhân và cả lối chơi mà Astralis xây dựng xung quanh khẩu AWP của anh đề cao tính cơ động và hiệu quả đến mức tối đa nhất có thể mà đặc biệt là bên CT-side trứ danh của họ. Bên phía T-side, device không thường xuyên xài sniper rifle nhiều, nhưng nó không ảnh hưởng gì lắm đến thứ hạng ở đây.
Runner-up: s1mple (Natus Vincere)
Credit ảnh: HLTV.org
Với bộ skill bố đời của mình, s1mple bắn cái gì cũng được, và dù cho anh không cầm awp theo phong cách cẩn thận mang tính cơ động cao như device, sức bùng nổ mãnh liệt của anh là quá đủ để bù vào cho mối nguy tiềm tàng của lối chơi mạo hiểm hơn đó. Thậm chí cái bộ skill quá đáng của anh còn đảm bảo mức độ ổn định cao để đồng đội luôn đặt niềm tin vào s1mple trong các tình huống khó khăn, đơn cử như những lúc Zeus hay Edward cần người gánh mình khi bắn CT site chẳng hạn.
IN-GAME LEADER XUẤT SẮC NHẤT – gla1ve (Astralis)
Credit ảnh: HLTV.org
Lý thuyết mà nói, IGL là role in-game được fan bơm phồng nhiều nhất và đồng thời cũng bị fan chửi nhiều nhất vì chẳng ai từ bên ngoài biết chuyện gì đang diễn ra trong teamspeak. Tuy nhiên riêng năm nay, kể cả có nhắm mắt cũng pick được ai thắng cái này. Đồng ý là bản thân Astralis còn có 4 player + 1 HLV xuất sắc để công việc của gla1ve nhẹ bớt phần nào, nhưng cũng phải thừa nhận khả năng ứng biến để giành lợi thế của những người Đan Mạch tởm vl, điển hình như khi họ bắn nuke, khả năng chi phối rotation và đánh lừa đối phương của Astralis là số 1 thế giới mà yếu tố đóng góp khá lớn là các tình huống chuyển hướng mid-round cực kỳ chính xác. Đấy chỉ là ví dụ hiển hiện nhất chứ nhìn sang 6 map kia thì sự outplay về lối chơi của Astralis cũng chả khác gì. 
Runner-up: ???
Ba chấm hỏi vì mình nghĩ chẳng có ai stand out đủ nhiều trong số những IGL còn lại. 
PLAYER CÓ TIẾN BỘ NHẤT – electronic (Natus Vincere)
Credit ảnh: HLTV.org
Hồi mới gia nhập, electronic thực sự vật lộn rất nhiều để tìm chỗ đứng của bản thân khi mà anh phải bắn không ít shit role và chính Na`Vi cũng chẳng định hình ra nổi lối chơi hợp lí. Tuy nhiên, từ khoảng tháng 3-4 lúc flamie hi sinh để nhường đất diễn cho electronic, chàng trai trẻ người Nga đã không bỏ lỡ thời cơ và phát tiết cực kỳ mạnh để trở thành cánh tay đắc lực của s1mple trong việc gánh Na`Vi đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Mặc dù anh dư sức đảm nhiệm những vai trò khó nhằn ví dụ như entry, điểm mạnh mà electronic thể hiện trong năm vừa rồi nằm ở khả năng bắn late round (thắng 64 tình huống clutch 1vsX ở các sự kiện lớn) và độ ổn định có lẽ chỉ kém mỗi s1mple và NiKo (76.1% map LAN với rating 1+).
Runner-up: Twistzz (Team Liquid)
Credit ảnh: HLTV.org
Mặc dù giai đoạn đầu năm của Twistzz không quá ấn tượng khi anh vẫn phải đứng sau NAF và EliGE xét về màn trình cá nhân, chàng trai trẻ 18 tuổi này vụt sáng mạnh mẽ trong giai đoạn nửa cuối tháng 7 – đầu tháng 11 khi 1.23 rating tại các sự kiện lớn của anh chỉ thua kém mỗi ba ông kẹ mà ai cũng biết. Và cũng giống hai người đồng đội mới được nhắc đến ở trên, chàng trai Canada không cần phải gò bó vào một role cụ thể nào mới quẩy được, ngược lại lối chơi của Liquid cho phép anh luân chuyển vai trò với các player khác theo từng tình huống một cách nhịp nhàng mà hiệu quả.
HUẤN LUYỆN VIÊN XUẤT SẮC NHẤT – zonic (Astralis)
Credit ảnh: HLTV.org
Thực tế là rất khó để đánh giá chính xác tầm ảnh hưởng của một vị HLV đến sức mạnh của toàn đội là như nào vì hầu hết những gì mà chúng ta biết mới chỉ dừng lại ở các câu trả lời phỏng vấn của bản thân họ và các player trong team. Kể cả vậy, có lí do mà rất nhiều người trong cuộc dành rất nhiều những lời có cánh dành cho zonic. Ông không chỉ hợp với gla1ve thành bộ đôi não to chủ lực của Astralis trong khâu chuẩn bị trước trận đấu (ví dụ như việc cải thiện khả năng dùng nade vốn được tung hê cực kỳ nhiều trong năm vừa qua của những người Đan Mạch), zonic còn đóng vai trò người truyền lửa cho các thành viên trong team khi liên tục cổ vũ tình thần cho từng người không kể thắng hay thua – yếu tố không nhỏ giúp cho ông chẳng khác gì father figure của cả team vậy.
Runner-up: Kane (Natus Vincere)                           
Credit ảnh: HLTV.org
Lựa chọn nhìn qua thì khá sốc nhưng thực chất nó không phải vậy. Xuyên suốt năm vừa rồi kane đóng vai trò quan trọng trong khâu chuẩn bị của Na`Vi (follow kênh youtube của thằn lằn vàng là thấy), nhưng nó không dừng lại ở đó. Như chính s1mple đã nói khi trả lời phỏng vấn, kane thậm chí còn thay Zeus làm nhiệm vụ call in-game trong một số trường hợp và chỉ dạy không ít cho các player khác trong team. Thậm chí flamie còn khẳng định nếu không có luật giới hạn coach của GabeN, kane mới chính là IGL của Born To Win – điều quá đủ để chứng minh sức ảnh hưởng của HLV người Ukraine.
PLAYER ĐÁNG XEM NHẤT 2019 – zywoo (Team Vitality)
Credit ảnh: HLTV.org
Bao năm qua, người Pháp luôn nổi tiếng với các vụ shuffle cực mạnh nhưng chủ yếu chỉ xoay quanh một nhóm player nhất định, chính vì thế khi mà các đại diện Baguette tuột dốc thảm hại trong 12 tháng vừa rồi, họ phải chuyển hướng hi vọng vào chàng trai trẻ zywoo. Mặc dù mới chỉ làm quen với mùi vị pro CS đẳng cấp cao chưa được lâu, zywoo đã thể hiện quá đủ trong gần ba tháng vừa rồi để người xem phải lác mắt nhìn: rating trung bình cực khủng bố 1.44 kèm theo 0.90 KPR, 94.1 ADR, 0.16 opening kill mỗi round và 42 tình huống clutch. Dấu ấn đậm nét của chàng trai 18 tuổi này là danh hiệu MVP từ DreamHack sau khi vô địch DH Winter, nhưng đáng chú ý hơn cả là màn bắn nhau ác liệt với mousesports tại vòng loại EU Minor – nơi mà màn trình diễn thượng hạng của anh là chưa đủ để giúp Vitality lách qua #5 HLTV hiện tại.
Runner-up: sergej (ENCE Esports)
Credit ảnh: HLTV.org
Cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của ENCE trong những tháng cuối năm, chàng thanh niên sergej cũng chuyển mình theo và xác lập rõ ràng vị thế của mình như là một trong những tài năng trẻ sáng giá nhất của CS:GO hiện tại. Top rating của ENCE ở cả 2 chức vô địch StarLadder S6 và DreamHack Winter kèm theo đó là màn debut LAN tier 1 ấn tượng ở ESL One Cologne (1.31 rating, #2 cả giải), sergej để lại dấu ấn với độ ổn định và điềm tĩnh đáng kinh ngạc cho một player mới chỉ 16 tuổi măng. Vẫn biết ENCE chưa đạt được sự lì đòn cần thiết để bớt đi những trận thua nhảm (kiểu như thua SuperJymy ở vòng loại WESG), đà đi lên chậm chắc của họ là đủ để sergej từ từ nâng cao level bản thân lên thêm những nấc mới.
DỰ ĐOÁN HLTV TOP 20 2018:
1, s1mple               2, device               3, NiKo                   4, electronic
5, dupreeh            6, Magisk             7, NAF                 8, gla1ve
9, KRIMZ               10, GuardiaN       11, Xyp9x             12, coldzera
13, Twistzz           14, suNny           15, EliGE             16, oskar
17, nahtE              18, valde               19, autimatic        20, rain
Một số player cũng có khả năng lọt top 20: Brehze, ropz, tabseN, flamie