Lời mở đầu:
Trong tác phẩm “Alice ở xứ sở thần tiên” của tác giả người Anh Lewis Carroll có một đoạn hội thoại khá thú vị giữa Alice và chú mèo Cheshire, tạm dịch như sau:
“… Alice: - Bạn làm ơn hãy cho tôi biết tôi nên đi theo con đường nào?
 - Điều đó còn phụ thuộc vào việc cô muốn đi đâu. – Chú mèo đáp
- Tôi không thực sự quan tâm, đi đâu cũng được. – Alice nói
- Vậy cô đi đường nào thì cũng đâu quan trọng. – Chú mèo trả lời…”
Có lẽ các bạn học sinh cuối cấp đang là những người đồng cảm với cô bé Alice nhất. Khi mà các bạn đang đứng trước những ngã rẽ, những sự lựa chọn về tương lai, về con đường sự nghiệp của mình. Sẽ có thời điểm nào đó các bạn cảm thấy hoang mang, mất định hướng hay căng thẳng thậm chí là buông xuôi, lựa chọn nào cũng được.
Cũng vì lẽ đó mà Future Me trân trọng gửi đến các bạn chuỗi bài viết liên quan đến chủ đề hướng nghiệp, với hi vọng có thể phần nào giúp các bạn lựa chọn và đưa ra được một quyết định sáng suốt. Chúng tôi luôn cảm thấy hân hạnh vì được đồng hành cùng bạn, nhìn nhận mọi thứ dưới góc nhìn của bạn, bởi chúng tôi cũng từng là học sinh giống như bạn. 

Đọc thêm:

Alice và chú mèo Cheshire (Ảnh: Google Image)

Phần 1: ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP VÀ MỘT SỐ HIỂU LẦM PHỔ BIẾN


1. Đánh đồng việc hướng nghiệp và chọn trường

Nếu so sánh chuyện xây dựng sự nghiệp như một hành trình dài, thì việc chọn trường đại học (hay các cơ sở giáo dục khác) chỉ như một chặng đường rất nhỏ trong chuyến hành trình này. Chặng đường này có ý nghĩa rất quan trọng, là phần cuối của quá trình đi học và là phần mở đầu cho quá trình đi làm. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà ta giới hạn việc lựa chọn nghề nghiệp vào việc chọn trường. Vì vậy, nên tránh cách suy nghĩ “Học trường này, ngành này sẽ làm được những công việc gì?”. Thay vào đó nên đặt câu hỏi: “Muốn làm tốt công việc này thì nên học ở đâu, lựa chọn nào là tốt nhất?”

2. Nhiều thông tin sẽ giúp lựa chọn chính xác hơn

Ngược lại, quá nhiều thông tin sẽ khiến ta càng khó lựa chọn, chưa kể việc thông tin đó có đáng tin cậy hay không, có chính xác hay không? Thông tin đó được phân loại như thế nào? Chỉ là cảm tính hay có con số cụ thể, ví dụ: “Ngành A đang hot” là một nhận xét định tính nhưng: “Ngành A có tỉ lệ xin được việc ngay sau khi tốt nghiệp lên đến 98% tại HN và TP HCM” thì lại là một nhận xét định lượng và đáng tin cậy hơn (vẫn cần sự xác thực).

Đọc thêm:

Vì vậy, cần một quá trình xử lí thông tin để đưa ra lựa chọn. Bao gồm: liệt kê, phân loại, lựa chọn, phân tích, tổng hợp và ra quyết định. Để tìm hiểu thêm về chủ đề này, xin mời đọc bài viết : “Lựa chọn nghề nghiệp một cách khoa học”.

3. Tin tưởng một cách tuyệt đối vào sự tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm của người khác

Cần ghi nhận những thông tin tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm hữu ích, nhưng đồng thời cũng cần đặt dấu hỏi trước mọi loại thông tin ta tiếp nhận. Bởi một số lí do:
• Thông tin đó có thể đúng ở thời điểm hiện tại nhưng chưa chắc đã đúng ở tương lai
• Kinh nghiệm hay câu chuyện thành công của người khác có thể đúng với cá nhân họ, hoàn cảnh của họ, tính cách con người họ nhưng không có nghĩa là nó sẽ đúng với bạn
• Thông tin có thể mang tính thiên vị và định kiến. Thử tưởng tượng bạn tham gia ngày hội hướng nghiệp tại trường X, do giảng viên/ sinh viên của chính trường X tư vấn. Điều đó có thể dẫn đến việc thông tin có mang mục đích và thiếu đi sự khách quan.
• Thông tin từ những người thân thiết, cha mẹ, gia đình. Tương tự như trên, mặc dù gia đình luôn muốn dành cho ta những gì tốt đẹp nhất, nhưng ở một số tình huống điều đó sẽ là sự giới hạn cho bạn khi muốn thử thách bản thân. Những từ ngữ như “nhàn”, “đỡ vất vả”, “gần nhà, gần bố mẹ”, “sau này có người A B C giúp” thường hay xuất hiện trong những lời tư vấn này.
• Thông tin từ bạn bè đồng trang lứa. Đây là loại thông tin cuối cùng mà bạn muốn tham khảo. Bởi đơn giản các bạn của bạn cũng ở hoàn cảnh giống như bạn, thậm chí họ còn nghiên cứu về chủ đề này ít hơn
Vì vậy, điều quan trọng là không tin tưởng một cách tuyệt đối vào bất kì nguồn thông tin nào mà chỉ coi nó như một sự tham khảo.

4. “Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đuổi theo bạn”

Một câu nói rất hay trong bộ phim “Ba chàng ngốc (3 idiots)”, tuy nhiên nó nên dừng lại ở sự truyền cảm hứng, và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đam mê trong công việc hay trong bất cứ hoạt động gì. Bởi đơn giản, đam mê hay sở thích thôi là không đủ. Sẽ ra sao nếu bạn đam mê nhưng không đủ giỏi? Hoặc bạn đủ giỏi và đam mê với một việc nhưng xã hội lại không cần việc đó? Hay thậm chí nếu bạn đủ giỏi, có đam mê, và xã hội cũng cần, nhưng công việc đó lại không mang lại thu nhập cho bạn?
Điều muốn nói ở đây đó là việc lựa chọn, định hướng nghề nghiệp sẽ dựa trên nhiều yếu tố chứ không dựa hoàn toàn trên một yếu tố cụ thể. Tất nhiên, vẫn sẽ có những người thành công chỉ nhờ vào một yếu tố duy nhất, nhưng điều đó không đúng và không dành cho số đông.

Đọc thêm:

(Ảnh: Google Image)
Tạm kết: Như đã nói trong mục 3, ngay cả bài viết này bạn cũng nên coi chỉ như một nguồn tin tham khảo. Hãy suy nghĩ, cân nhắc một cách cẩn thận trước những lời khuyên, nguồn thông tin của người khác. Bởi đây là về chính bản thân bạn, lựa chọn của bạn và cuộc sống của bạn trong tương lai.
“Your time is limited, so don't waste it living someone else's life.”
“Thời gian của bạn có giới hạn, vì thế đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của người khác.”
- Steve Jobs

Phần 2: Lựa chọn nghề nghiệp một cách khoa học

Đọc thêm: