Phải làm việc cật lực hay nên làm việc thông minh?
Bài viết này được 'ra đời' mà chưa có câu kết luận thực sự rõ ràng nào cả và được HelloWorld! viết ra dựa trên cảm hứng được truyền...
Bài viết này được 'ra đời' mà chưa có câu kết luận thực sự rõ ràng nào cả và được HelloWorld! viết ra dựa trên cảm hứng được truyền tải từ hai bài viết trên diễn đàn Spiderum này, một là bài của tác giả Đoản Tăng với tiêu đề 5h tôi đòi xách cặp về đấy: Rốt cuộc là tôi đi làm hay tôi đi nô dịch? tại đường dẫn: https://spiderum.com/bai-dang/5h-toi-doi-xach-cap-ve-day-Rot-cuoc-la-toi-di-lam-hay-toi-di-no-dich-abp, và hai là bài của tác giả Truê với tiêu đề 5h chiều xách cặp đi về hay cày cuốc như trâu: Sự cần cù quyết định địa vị xã hội của bạn tại đường dẫn: https://spiderum.com/bai-dang/5h-chieu-xach-cap-di-ve-hay-cay-cuoc-nhu-trau-Su-can-cu-quyet-dinh-dia-vi-xa-hoi-cua-ban-ae3.
Đã xong phần mở đầu, vào chủ đề chính thôi...
Thực sự những bài viết liên quan đến vấn đề mà cả hai tác giả Đoàn Tăng và tác giả Truê trình bày hay ngay cả bài viết này thì đều là "bình mới rượu cũ" mà thôi. HelloWorld! xin phép được cắt nghĩa câu "bình mới rượu cũ" một chút.
"Bình mới" ở trong câu phát biểu đó, theo cách hiểu của HelloWorld! thì là cách trình bày dưới góc nhìn mới của "rượu cũ".
"Rượu cũ" ở đây, vẫn theo luồng suy nghĩ và nhận định của HelloWorld! thì đó là đánh giá kết quả lao động dựa trên năng suất hay là dựa trên thời gian làm việc.
Hãy khoan kết luận vội vàng mà hãy thử có một góc nhìn khác thử xem sao...
Rồi, góc nhìn ấy là: Đặt 'bản thân mình' vào vị trí là một người 'làm nông (nghiệp)' đi. Liệu một người 'làm nông' thích được làm việc như thế nào? Thật khó để trả lời, với một người có 'năng suất lao động' cao thì họ được "người ta" ban-tặng cho danh hiệu là người làm "được việc" bởi vì họ hoàn thành "chỉ tiêu" được đề ra một cách vô tình hay cố ý nào đó trong một khoảng thời gian chưa có ai vượt qua được khoảng thời gian mà người làm nông đó vừa thiết lập. Như vậy thì thời gian "chơi" hay là "nghỉ ngơi" của họ được tăng lên một cách đáng kể.
Nhưng làm như vậy là có đủ với "người ta" chưa? Thật không may, một "người ta" khác khó tính hơn lại nói là người làm nông được cho là "làm được việc" lúc nãy là một người "thật là lười biếng vì lúc nào cũng thấy nó ngồi chơi không thôi mà chẳng làm việc gì nhiều cả". "Người ta" khó tính hơn đó là ai? Xin tạm cho người đó là người "chăm chỉ, cần mẫn làm việc" đi. Và người "chăm chỉ, cần mẫn làm việc" đó thì trái ngược lại một chút với người "làm được việc" vừa nêu ở trên là họ "lúc nào cũng thấy làm việc mà chẳng thấy nghỉ ngơi gì cả", cũng như hoàn thành "chỉ tiêu" được đề ra một cách cố ý hay vô tình gì gì đó trong khoảng thời gian mà có một số người vượt qua được khoảng thời gian mà người làm nông đó vừa thiết lập xong.
Tiếp tục so sánh về lợi nhuận được "người ta" thu lại được thì có khả năng cao là người "được việc" có phần áp đảo hơn so với người "chăm chỉ, cần mẫn".Lại tiếp tục so sánh về thiệt hại mà "người ta" phải gánh chịu về mặt thời gian thì người "chăm chỉ, cần mẫn" có phần lấn áp hơn so với người "được việc" khi người "chăm chỉ, cần mẫn" liên tục làm việc trong khoảng thời gian mà "người ta" đã vạch sẵn ra cho họ nên ngoài việc đó ra thì người "chăm chỉ, cần mẫn" hoàn toàn không làm thêm bất cứ điều gì khác nữa trong khi người "được việc" thì lại làm thêm một hay vài điều khác ngoài việc đã được giao trước đó nữa.
Tạm chốt lại thì HelloWorld! vẫn nghiêng về phía người "được việc" hơn mặc dù thấy có điều gì đó hơi sai sai trong bài viết này nhưng thôi để sửa sau vậy. Rất mong nhận được phản hồi của những người đã dành thời gian cho bài viết này để bài này được hoàn thiện hơn và dù nhận được ý kiến hay phản hồi như thế nào thì HelloWorld! cũng xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp và phản hồi đó...

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

N_g_ọ_t
Đồng quan điểm, "người được việc" vẫn hơn !
- Báo cáo

Công Thành Vũ
"người được việc vẫn hơn" có lẽ là xét trên góc nhìn của người sử dụng lao động? nếu xét trên góc nhìn của người chỉ đứng nhìn như t thì nói sao cũng có cái đúng cả
"người chăm chỉ" ns "người được việc" lười biếng chứ đâu có nói họ không đc việc hay ns mình đc việc hơn đâu. đây rõ ràng là 2 phương diện khác nhau của 2 cuộc sống khác nhau, làm sao mà so sánh đc

- Báo cáo

N_g_ọ_t
Thật khó để mà nói một nhân viên chăm chỉ là một nhân viên được việc hay một nhân viên được việc là một nhân viên chăm chỉ, cái này còn phụ thuộc vào từng ngành nghề lĩnh vực, tùy vào yêu cầu của Sếp ... vân vân và mây mây, nên ở đây tôi không nghĩ ai có thể đặt hai định nghĩ này lên bàn cân để so cả. Nhưng cả tôi và tác giả đếu đứng về phía "người được việc" hơn là "người chăm chỉ", vd người chăm chỉ làm việc suốt 8 tiếng đồng hồ để có được kết quả như ý, người được việc thì có thể sẽ cố gắng rút ngắn thời gian đó đi, thay vì 8 tiếng, họ cố gắng làm trong 5-6 tiếng miễn sao kết quả vẫn tốt và dành 2-3 dư dả đó để đọc báo online, tán gẫu với đồng nghiệp (tôi ko cho rằng việc tán gẫu hay làm việc riêng trong công ty là xấu, miễn bạn làm tốt và làm xong công việc của mình). Tôi nghĩ ở đây từ "chăm chỉ" nghiêng về khối lượng công việc, từ "được việc" nghiêng về hiệu quả công việc, cả tôi và tác giả đều đứng về "hiệu quả công việc" nên mới đồng quan điểm. Tôi cũng ko có ý nói người chăm chỉ thì làm việc ko hiệu quả hay người được việc ko cần phải chăm chỉ hơn, thật ra hai yếu tố này cũng đi đôi và bổ trợ nhau ... Cũng đều là quan điểm cá nhân thôi, nghe để biết thêm ! Cảm ơn vì đã đọc !
- Báo cáo

Công Thành Vũ
Ai cũng sẽ nói thích người được việc, bởi vì suy nghĩ mặc định là "được việc", là hoàn thành đc công việc được giao, và cìng với đó là suy nghĩ: chăm chỉ cũng chưa chắc hoàn thành được việc cần làm. Nên nếu chỉ bàn đến thế thì tôi cũng đồng ý là người được việc vẫn hơn. Thực ra bàn nữa, và nếu phải chọn thì tôi vẫn chọn người được việc.
Tuy nhiên, ý tôi muốn nói đến trong bình luận là việc so sánh giữa được việc và chăm chỉ k hợp lý lắm, vì đây là 2 khía cạnh, đặc điểm khác nhau. Mỗi người đều được việc ở 1 mức độ nào đó và chăm chỉ ở 1 mức độ nhất định.
Nếu so sánh hiệu quả công việc và khối lượng công việc thì tôi chọn...kết quả. :)))
- Báo cáo