Công việc P6: Nhân sự Cấp cao
Cụm từ “nhân sự cao cấp” hiện nay đã được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhân sự cao cấp chỉ chiếm bình quân...
Cụm từ “nhân sự cao cấp” hiện nay đã được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhân sự cao cấp chỉ chiếm bình quân không quá 10% số lượng lao động trong các doanh nghiệp nhưng họ đem lại 90% lợi nhuận của doanh nghiệp đó.
Tiếp theo chủ đề Công việc
Thị trường hiện nay
Việt Nam đối diện với thách thức thiếu nhân sự cấp cao | Doanh nghiệp-Doanh nhân
(DĐDN) - Báo cáo về “Những thách thức trong việc tuyển dụng và giữ chân nhân sự cấp trung và cấp cao người Việt tại các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam” của Navigos Search đã cho thấy hiện Việt Nam đang phải đối diện với thách thức thiếu nhenternews.vn
(DĐDN) - Báo cáo về “Những thách thức trong việc tuyển dụng và giữ chân nhân sự cấp trung và cấp cao người Việt tại các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam” của Navigos Search đã cho thấy hiện Việt Nam đang phải đối diện với thách thức thiếu nhenternews.vn
Báo cáo về “Những thách thức trong việc tuyển dụng và giữ chân nhân sự cấp trung và cấp cao người Việt tại các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam” của Navigos Search đã cho thấy hiện Việt Nam đang phải đối diện với thách thức thiếu nhân sự cấp cao.
Khảo sát này được thực hiện tại Việt Nam, sau khi những khảo sát tương tự đã được thực hiện tại Nhật Bản, Thái Lan và Singapore do En world Japan K.K (tập đoàn mẹ của Navigos Search) tiến hành vào tháng 8/2015.
Nhân sự cấp trung và cấp cao khan hiếm
Có 41% người tham gia khảo sát tại Việt Nam cho biết trong vòng 12 tháng qua, họ không tìm được đủ nhân sự cấp trung và cấp cao người Việt cho doanh nghiệp mình. Đây không chỉ là “bài toán” khó ở riêng thị trường Việt Nam, mà tại hai nước láng giềng là Thái Lan và Singapore, tình trạng này cũng diễn ra tương tự với hơn một nửa những người tham gia khảo sát tại hai nước này đều cho biết họ khó khăn trong việc tìm đủ nhân sự.
Bên cạnh đó, 56% ý kiến tham gia khảo sát tại Việt Nam cho rằng họ đang gặp phải thách thức lớn nhất đến từ sự cạnh tranh gay gắt về mức lương, thưởng tốt hơn từ các công ty cùng ngành. Hai thị trường Thái Lan và Singapore, mức độ này còn gay gắt hơn khi có đến 84% ý kiến ở Thái Lan và 82% ý kiến ở Singapore cho thấy đây chính là khó khăn lớn nhất đối với họ khi giữ chân nhân sự cấp quản lý.
Tiếng Anh vẫn là một trở ngại lớn đối với nhân sự quản lý người Việt
Các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam vẫn phải đưa tiếng Anh vào trong Top 3 các yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao. Trong khi đó, tại Singapore, tiếng Anh được coi là kỹ năng thành thạo đương nhiên đối với đội ngũ nhân sự này. Chỉ có 2% người tham gia tại Singapore cho rằng tiếng Anh là yếu tố quan trọng đối với họ khi đưa ra quyết định tuyển dụng, trong khi tỷ lệ này tại Việt Nam là 31%. Thậm chí tại Nhật, một đất nước vẫn bị coi là hạn chế trong việc sử dụng ngoại ngữ thì tiếng Anh lại nhận được sự hài lòng cao của các doanh nghiệp nước ngoài đối với nhân sự quản lý người Nhật, với 61% người tham gia hài lòng về kỹ năng này.
Việc vẫn phải đưa yếu tố tiếng Anh vào trong các quyết định tuyển dụng nhân sự quản lý người Việt tại các công ty nước ngoài cho thấy, kỹ năng thành thạo tiếng Anh ở đội ngũ này vẫn đang là một trở ngại trong việc hòa nhập với môi trường làm việc đa quốc gia. Đến cuối tháng 12 năm nay, Cộng đồng Kinh tế Đông Nam Á (AEC) được thành lập sẽ cho phép sự tự do luân chuyển lao động tại cả 10 nước Asean, trước mắt trong 8 ngành nghề, sẽ đặt đội ngũ quản lý người Việt trước một thách thức không nhỏ khi phải cạnh tranh với đội ngũ nhân sự tương tự đến từ các nước láng giềng, vốn có thế mạnh về tiếng Anh như Singapore, Philipines, Thái Lan…
Đội ngũ quản lý người Việt còn thiếu kỹ năng lãnh đạo
Chỉ có 9% những người tham gia khảo sát hài lòng về Kỹ năng lãnh đạo của nhân sự cấp trung, cấp cao người Việt trong các công ty nước ngoài và biến đây là kỹ năng nhận được sự hài lòng thấp nhất. Đội ngũ quản lý người Singapore cũng nhận được chỉ số hài lòng thấp nhất về kỹ năng này, trong khi kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tương tự của đội ngũ quản lý người Thái bị đánh giá thấp, mặc dù đây lại là yếu tố quan trọng nhất khi đưa ra quyết định tuyển dụng đối với các doanh nghiệp nước ngoài tại Thái Lan.
Tính sáng tạo và tính trung thành với công ty cũng nhận được sự hài lòng thấp nhất đối với đội ngũ nhân sự tại cả 3 nước Đông Nam Á.
Đào tạo vẫn là giải pháp hàng đầu
Cả bốn nước tiến hành khảo sát đều chọn nội dung liên quan đến kỹ năng lãnh đạo để đưa vào chương trình đào tạo dành cho đội ngũ này tại doanh nghiệp mình. Nội dung này nhận được 78% sự đồng tình từ những người tham gia khảo sát tại Singapore, 74% từ Thái Lan, 60% từ Nhật Bản và 48% từ Việt Nam.
Vừa học, vừa làm dưới sự giám sát của quản lý là hình thức đào tạo phổ biến nhất tại cả 3 nước khảo sát với mức đồng tình lên tới 90% từ những người tham gia tại Singapore, 82% từ Thái Lan và 57% từ Việt Nam. Singapore là nước duy nhất đưa chương trình Hỗ trợ tài chính (Đồng tài trợ) cho việc tự đào tạo của đội ngũ quản lý vào trong Top 3 hình thức đào tạo phổ biến nhất, theo ý kiến của những người tham gia khảo sát tại nước này, cùng với hình thức vừa học vừa làm và đào tạo tăng cường trong nội bộ.
Những điểm sáng của đội ngũ nhân sự quản lý
Nhân sự cấp trung và cấp cao tại cả bốn nước được khảo sát đều có những điểm mạnh tương đồng cũng như riêng biệt. Trong khi người Việt và người Singapore đều được nhận xét có điểm mạnh chung là tinh thần sẵn sàng học hỏi và làm việc chăm chỉ, thì người Thái và người Nhật được nhận xét là có động lực phát triển tự thân rất cao. Người Nhật và người Việt Nam cũng đều nhận được đánh giá cao về khả năng giao tiếp. Trong số những điểm mạnh riêng biệt của đội ngũ quản lý của từng nước, nổi bật có đội ngũ người Singapore được đánh giá cao về tính liêm chính và có điểm mạnh về tư duy logic. Người Thái Lan nhận được mức độ hài lòng cao về độ tin cậy. Người Nhật mạnh về kỹ năng liên quan đến kỹ thuật và người Việt được đánh giá cao về tinh thần trách nhiệm và khả năng học hỏi nhanh.
Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc điều hành Navigos Search khẳng định: “Việc thiếu nhân sự cấp trung và cấp cao của các công ty nước ngoài tại Việt Nam từ lâu đã trở thành một bài toán chưa có lời giải. Không chỉ diễn ra tại Việt Nam, mà qua khảo sát này chúng ta cũng có thể thấy được đây là vấn đề mang tính khu vực. Theo quan điểm của chúng tôi, các doanh nghiệp cần tiếp tục xây dựng các chương trình liên quan đến “Thương hiệu nhà tuyển dụng và “Gắn kết nhân viên”, trong đó bao gồm các giải pháp có liên quan đến con người, không phân biệt giới tính và địa lý, vốn là nguồn lực quý giá nhất trong việc xây dựng một doanh nghiệp thành công và phát triển lâu dài trong nền kinh tế có sự thách thức lớn về nguồn lực như hiện nay”.
P1: Thế nào là một nhân sự cao cấp?
Cụm từ “nhân sự cao cấp” hiện nay đã được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhân sự cao cấp chỉ chiếm bình quân không quá 10% số lượng lao động trong các doanh nghiệp nhưng họ đem lại 90% lợi nhuận của doanh nghiệp đó.
Vậy nhân sự cao cấp là những người như thế nào và có những tố chất gì? Ông Trần Việt Dũng, Tổng Giám đốc Công ty GUIDEA đã “bật mí” cho các nhà tuyển dụng những yếu tố quan trọng để đánh giá một nhân sự cao cấp:
Tố chất của một nhân sự cao cấp, theo tôi, cần đánh giá dựa trên ba yếu tố: Kiến thức (knowledge), Kỹ năng (Skill) và Thái độ của họ đối với môi trường kinh doanh (Attitude).
Những nhân sự cao cấp thường có kiến thức chuyên môn và xã hội phong phú. Những kiến thức này họ không chỉ học tại các trường Đào tạo quản trị kinh doanh mà còn là do sự tự tích luỹ của mỗi người trong quá trình tương tác với môi trường sống.
Nhân sự cao cấp là những người luôn có khuynh hướng sử dụng dữ liệu một cách triệt để nhằm quy hoạch thành những “luồng” thông tin bổ ích phục vụ cho việc nâng cao kiến thức trên nhiều khía cạnh của họ.
Trong thực tế chúng ta đã từng có nhiều cơ hội đối thoại với những nhân sự cao cấp. Họ không chỉ có kiến thức chuyên môn giỏi mà còn có kiến thức uyên thâm về văn hoá - xã hội - chính trị… Có lẽ chính những kiến thức “nền” đó đã giúp họ giải quyết các vấn đề một cách hệ thống và hiệu quả hơn các nhân sự khác.
Nhân sự cao cấp thường hội đủ các kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề một cách độc lập cũng như trong quá trình làm việc nhóm. Tuy nhiên, họ bộc lộ rõ các tố chất lãnh đạo và quản lý thông qua việc sử dụng nhuần nhuyễn các kỹ năng “mềm” như kỹ năng đàm phán và ra quyết định, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng giải quyết khủng hoảng và vượt qua các trở ngại văn hoá, lối sống…
Những nhân sự cao cấp hiểu rất rõ “chi phí cơ hội” đối với cuộc đời của họ. Do đó, càng ngày họ càng tự nâng cao và hoàn thiện các kỹ năng làm việc của mình.
Những nhân sự cao cấp tại các tổ chức thường là những người có thái độ tích cực đối với công việc. Ở họ sự lạc quan và bình tĩnh cần thiết (thường được bộc lộ rõ thông qua việc giải quyết các tình huống mà doanh nghiệp hay phải đối mặt trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt). Những nhân sự cao cấp thường luôn cố gắng vượt qua các rào cản để tương tác tốt hơn với các bên liên quan (stakeholders) nhằm đạt tới mục tiêu là hoàn thành nhiệm vụ.
Khi làm việc với những nhân sự cao cấp tại các doanh nghiệp chúng ta thường thấy họ có thái độ phù hợp với môi trường kinh doanh cũng như là môi trường văn hoá của doanh nghiệp họ.
Trên thực tế, sẽ vô cùng khó nếu chúng ta cố gắng “vẽ” ra chân dung của nhân sự cao cấp bởi vì mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp thường có các tiêu chí khác nhau trong việc đánh giá kết quả công việc cũng như tiềm năng phát triển của mỗi nhân sự.
Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu: Nhân sự cao cấp là người có kiến thức, kỹ năng và thái độ đủ để hoàn thành suất xắc các công việc chủ yếu, mang tính chiến lược của tổ chức. Và cuối cùng, nhân sự cao cấp phải là những người đã đạt được thành tích nhất định trong bản đánh giá lịch sử công việc của chính họ. (Theo Dân Trí)
Vậy nhân sự cao cấp là những người như thế nào và có những tố chất gì? Ông Trần Việt Dũng, Tổng Giám đốc Công ty GUIDEA đã “bật mí” cho các nhà tuyển dụng những yếu tố quan trọng để đánh giá một nhân sự cao cấp:
Tố chất của một nhân sự cao cấp, theo tôi, cần đánh giá dựa trên ba yếu tố: Kiến thức (knowledge), Kỹ năng (Skill) và Thái độ của họ đối với môi trường kinh doanh (Attitude).
Những nhân sự cao cấp thường có kiến thức chuyên môn và xã hội phong phú. Những kiến thức này họ không chỉ học tại các trường Đào tạo quản trị kinh doanh mà còn là do sự tự tích luỹ của mỗi người trong quá trình tương tác với môi trường sống.
Nhân sự cao cấp là những người luôn có khuynh hướng sử dụng dữ liệu một cách triệt để nhằm quy hoạch thành những “luồng” thông tin bổ ích phục vụ cho việc nâng cao kiến thức trên nhiều khía cạnh của họ.
Trong thực tế chúng ta đã từng có nhiều cơ hội đối thoại với những nhân sự cao cấp. Họ không chỉ có kiến thức chuyên môn giỏi mà còn có kiến thức uyên thâm về văn hoá - xã hội - chính trị… Có lẽ chính những kiến thức “nền” đó đã giúp họ giải quyết các vấn đề một cách hệ thống và hiệu quả hơn các nhân sự khác.
Nhân sự cao cấp thường hội đủ các kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề một cách độc lập cũng như trong quá trình làm việc nhóm. Tuy nhiên, họ bộc lộ rõ các tố chất lãnh đạo và quản lý thông qua việc sử dụng nhuần nhuyễn các kỹ năng “mềm” như kỹ năng đàm phán và ra quyết định, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng giải quyết khủng hoảng và vượt qua các trở ngại văn hoá, lối sống…
Những nhân sự cao cấp hiểu rất rõ “chi phí cơ hội” đối với cuộc đời của họ. Do đó, càng ngày họ càng tự nâng cao và hoàn thiện các kỹ năng làm việc của mình.
Những nhân sự cao cấp tại các tổ chức thường là những người có thái độ tích cực đối với công việc. Ở họ sự lạc quan và bình tĩnh cần thiết (thường được bộc lộ rõ thông qua việc giải quyết các tình huống mà doanh nghiệp hay phải đối mặt trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt). Những nhân sự cao cấp thường luôn cố gắng vượt qua các rào cản để tương tác tốt hơn với các bên liên quan (stakeholders) nhằm đạt tới mục tiêu là hoàn thành nhiệm vụ.
Khi làm việc với những nhân sự cao cấp tại các doanh nghiệp chúng ta thường thấy họ có thái độ phù hợp với môi trường kinh doanh cũng như là môi trường văn hoá của doanh nghiệp họ.
Trên thực tế, sẽ vô cùng khó nếu chúng ta cố gắng “vẽ” ra chân dung của nhân sự cao cấp bởi vì mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp thường có các tiêu chí khác nhau trong việc đánh giá kết quả công việc cũng như tiềm năng phát triển của mỗi nhân sự.
Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu: Nhân sự cao cấp là người có kiến thức, kỹ năng và thái độ đủ để hoàn thành suất xắc các công việc chủ yếu, mang tính chiến lược của tổ chức. Và cuối cùng, nhân sự cao cấp phải là những người đã đạt được thành tích nhất định trong bản đánh giá lịch sử công việc của chính họ. (Theo Dân Trí)
Nhân sự cao cấp đang trở thành một trong những yếu tố sống còn đối với sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Thế nhưng, lại có một thực tế rằng, các doanh nghiệp vẫn thường “kêu cứu” vì tình trạng thiếu hụt nhân sự cao cấp. Vậy nhân sự cao cấp là gì? Những ai được gọi là nhân sự cao cấp và họ cần có những phẩm chất gì.
Nhân sự cao cấp – số ít quan trọng
Trong một doanh nghiệp, người ta thường chia ra một cách tương đối như sau: staff (nhân viên), manager (quản lý), leader – director (lãnh đạo). Vậy thì nhân sự cao cấp từ cấp manager trở lên, tức là từ trưởng phòng đến giám đốc marketting, giám đốc điều hành (CEO), giám đốc kinh doanh... ở các công ty, tổng công ty hoặc một tập đoàn lớn.
Trong một doanh nghiệp, người ta thường chia ra một cách tương đối như sau: staff (nhân viên), manager (quản lý), leader – director (lãnh đạo). Vậy thì nhân sự cao cấp từ cấp manager trở lên, tức là từ trưởng phòng đến giám đốc marketting, giám đốc điều hành (CEO), giám đốc kinh doanh... ở các công ty, tổng công ty hoặc một tập đoàn lớn.
Nói đến nhân sự cao cấp là nói đến số ít người, chiếm phần trăm khá nhỏ nhưng lại có khả năng đem lại lợi nhuận và hiệu quả sản xuất, kinh doanh lớn cho doanh nghiệp. Họ là những người có trình độ thực hiện những công việc khó mang tính chiến lược, là những bộ óc luôn đề xuất ra những ý tưởng mới đóng góp vào toàn bộ hoạt động và sự vận hành của doanh nghiệp, đồng thời là người có kỹ năng quản lý.
Các tiêu chuẩn để xác định nhân sự cao cấp
Nắm giữ những vị trí cực kỳ quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả của toàn bộ doanh nghiệp, nên họ là những người có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển, thậm chí đến sự “sống còn” của doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập, những "key person" như vậy được coi như "vật báu", nắm định hướng chiến lược và vạch ra tầm nhìn để chèo lái con tàu doanh nghiệp trụ vững và vượt qua sóng gió thương trường. Họ trước hết là những người tài, người quản lý, lãnh đạo. Vậy đâu là những tiêu chuẩn để xác định họ với tư cách là một nhân sự cao cấp?
Sẽ là rất khó nếu như chúng ta cố tìm ra một tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp ở các ngành nghề khác nhau. Lại càng khó hơn nếu như cố tìm ra chân dung hoàn hảo của một nhân sự cao cấp bởi các doanh nghiệp ở quy mô, phạm vi khác nhau, cũng có những tiêu chí cao - thấp khác nhau.
Nhân sự cao cấp cần phải là những người chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn, trình độ quản trị doanh nghiệp và các kỹ năng xử lý các tình huống, tình thế cần giải quyết. Ngoài ra, mức độ chuyên nghiệp còn được đánh giá bởi thái độ làm việc, sự đam mê và dám đối đầu với thách thức mà công việc mang lại.
Trên thực tế, nhân sự cao cấp là những người ra quyết định tương đối nhiều, có thể nói là hàng ngày. Do đó, người làm nghề điều hành không chỉ cần có trình độ cơ bản vững mà phải là những người dám ra quyết định, biết ra quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình. Về mặt ứng xử, nhân sự cao cấp "phải là người biết đối nội, đối ngoại, biết nhìn trước nhìn sau, nhìn trên nhìn dưới, nhìn phải nhìn trái".
Khi tuyển dụng, để đánh giá khả năng nguồn nhân lực cao cấp cần dựa vào các yếu tố sau:
- Thứ nhất là kinh nghiệm làm việc (đã từng có kinh nghiệm làm việc trước đó hay không? Nếu có, người quản lý cũ đánh giá họ thế nào).
- Thứ hai là trình độ học vấn (học tại Việt Nam hay nước ngoài? Bằng cấp gì? Bằng cấp đó có phù hợp với vị trí dự tuyển hay không?).
- Thứ ba, nếu vị trí dự tuyển yêu cầu có trình độ tiếng Anh thì họ có trình độ nào và thứ tư là đánh giá qua phỏng vấn xem họ có kỹ năng trả lời câu hỏi không".
Rõ ràng là tùy theo từng doanh nghiệp, từng vị trí tuyển dụng sẽ có những yêu cầu khác nhau. Do vậy, để tìm được nhân sự cao cấp vừa ý, chắc chắn không hề đơn giản.
P2: Tuyển dụng Nhân sự Cấp cao
Xu hướng trong tuyển dụng nhân sự cao cấp. Gerry Crispin được biết đến như là ông chủ của Công ty tư vấn nổi tiếng thế giới CareerXroads đồng thời là tác giả của nhiều cuốn sách chuyên về đề tài tuyển dụng nhân sự trực tuyến, một chuyên gia với hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản trị nhân sự, săn đầu người cao cấp và quảng cáo tuyển dụng. | |
1. Khan hiếm nhân sự cấp quản lý – căn bệnh trầm kha mang tính chất toàn cầu: Việt Nam mở cửa với thế giới khoảng 20 năm trở lại đây và trên thực tế, các công ty lớn do người Việt Nam làm chủ hay các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng chỉ thực sự hoạt động trên dưới 10 năm nay. Và đương nhiên, nhân sự cấp quản lý được tiếp cận với phong cách làm việc bài bản trong các công ty đa quốc gia này cũng chỉ có chừng đó thâm niên làm việc. Và con số các ứng viên giỏi có kiến thức và kỹ năng quản lý chuyên nghiệp thực sự là không nhiều. Tuy nhiên, chuyện thất nghiệp, trình độ tay nghề kém của người lao động không liên quan gì với việc khan hiếm nhân tài. Thậm chí, các quốc gia có tỷ lệ lao động thất nghiệp cao cũng lâm vào cảnh thiếu trầm trọng nhân sự giỏi có tay nghề và kỹ năng làm việc. Và đó chính là căn bệnh trầm kha mang tính chất toàn cầu. Ví dụ, ở Ấn Độ có rất nhiều người thất nghiệp, nhưng ngành công nghệ thông tin vẫn thiếu chuyên gia có trình độ giỏi. Và như vậy, doanh nghiệp cần phải làm gì đó để thu hút được những người hội đủ kiến thức cũng như khả năng đảm đương công việc. Trong tình huống này, kẻ chiến thắng trong cuộc chiến giành nhân tài chính là những doanh nghiệp biết vạch ra cho mình những bước đi đúng đắn để thu hút nhân tài và giữ chân họ. c. Phân tích nhân viên: Phân tích một cách cẩn thận, kỹ lưỡng nguồn tuyển dụng nhân sự cũng phương pháp đào tạo họ. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải sử dụng các công cụ trực tuyến cần thiết, đặc biệt là các trang web về nhân lực nhằm thu thập thông tin và nghiên cứu thị trường hoặc tìm kiếm, đánh giá các ứng viên tiềm năng. Ở Mỹ hiện nay, trung bình có khoảng 25% các vị trí tuyển dụng được thực hiện thông qua hình thức tuyển dụng trực tuyến. Tại Việt Nam, hình thức tuyển dụng trực tuyến đang được người lao động đánh giá cao. Khá nhiều trang web tuyển dụng trực tuyến đang họat động hiệu quả nhưwww.vietnamworks.com, www.kiemviec.com.... Các trang web này đã đáp ứng nhu cầu tìm việc của đông đảo người lao động thời @ vì tính tiện dụng và hiệu quả của nó. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự cao cấp thì có lẽ trang của công ty tư vấn nhân sự Nhân Việt mới thực sự là trang web tiên phong. Đây là trang web chuyên dành cho các ứng viên “cổ cồn trắng” có mức lương hấp dẫn và cạnh tranh: các giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, giám đốc sản xuất, giám đốc nhân sự, chuyên gia quảng cáo, chuyên gia tiếp thị… Có thể nói, lần đầu tiên tại Việt xuất hiện công cụ tìm kiếm việc làm dành cho các ứng viên cao cấp. Mặc dù mới bắt đầu hoạt động vào giữa tháng 11/2006, song trang web này đã được các ứng viên thuộc hàng “sao” đánh giá cao. Và đây chính là cầu nối giữa ứng viên cao cấp với các nhà tuyển dụng tiềm năng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thông qua , nhân sự cao cấp có thể tìm thấy những cơ hội nghề nghiệp mới nhất từ các nhà tuyển dụng hàng đầu và cả các nhà đầu tư mới vào Việt . Hơn thế nữa, các nhà đầu tư và chuyên gia tuyển dụng sẽ có điều kiện giới thiệu, quảng bá về các chính sách thu hút người tài cũng như tìm được cho mình những nhân sự phù hợp một cách nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Trong một số trường hợp, các công ty chuyên cung cấp dịch vụ Executive Search chỉ thực hiện chức năng thu thập cơ sở dữ liệu và việc này chỉ có thể giúp họ vạch ra các yêu cầu khẩn cấp của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn nhân sự chủ chốt. Còn một chuyên gia nhân sự nội bộ của doanh nghiệp chỉ có thể đảm nhận chức năng giúp Ban điều hành lựa chọn công ty săn đầu người thích hợp và chịu trách nhiệm về việc giữ liên lạc giữa công ty và ứng viên. Bởi vậy, để việc tuyển dụng nhân tài tỏ ra có hiệu quả hơn, các công ty có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực thường thích tìm kiếm các chuyên gia lành nghề trong lĩnh vực Executive Search và giao cho họ nhiệm vụ săn tìm nhân tài, thậm chí cả việc áp dụng chính sách lôi kéo ứng viên giỏi từ các công ty đối thủ. Nhiều doanh nghiệp đã cử các nhân viên, cộng sự tài giỏi nhất của mình tham gia vào các họat động của tổ chức/hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang quan tâm. Các cộng sự này được “học” cách tạo mối quan hệ tốt với các “ngôi sao” sáng giá của tổ chức/hiệp hội đó để từ đó tìm cách tiếp cận “con mồi”, kết thân với họ để dần dần lôi kéo họ về cho doanh nghiệp mình. Vì thế, tại các hội thảo, triển lãm lớn chuyên về một chuyên ngành hay lĩnh vực nào đó, người ta chẳng lạ gì khi thấy lượng khách VIP - những ngôi “sao khuê lấp lánh” có khi còn ít hơn số “điệp viên” trong vai các khách mời lịch sự hào hoa kia. Có khi các “điệp viên” này lại chính là những cô gái xinh đẹp với cặp kính trí thức, bộ vest công sở lịch thiệp, trang nhã, giọng nói truyền cảm, quyến rũ. Với vài cử chỉ làm như vô tình, họ có thể nhanh chóng tiếp cận đối tượng. Thế rồi, có thể không đầy vài tháng sau, những ngôi sao kia đã làm cuộc đổi ngôi ngoạn mục. Một vài chiêu ra tay của mỹ nhân đã khiến không ít vị anh hùng gục ngã. Trong mấy năm trở lại đây, tại Việt , Recruitment Advertising bắt đầu được áp dụng, đặc biệt là trong tuyển dụng nguồn nhân lực cao cấp. Không phải nhà tuyển dụng nào cũng có cách nhìn rõ ràng về thị trường truyền thông, bởi vậy, nhiều khi họ đã ném tiền qua cửa sổ khi cho đăng quảng cáo tuyển dụng trên những tờ báo/tạp chí dành cho giới bình dân. Để thu hút khách hàng – nhà tuyển dụng, một số các hãng săn đầu người đã mở ra loại hình dịch vụ tư vấn giúp các doanh nghiệp lựa chọn chiến lược truyền thông và đây cũng là một trong những cách để họ giữ mối quan hệ “đôi bên cùng có lợi” với khách hàng trong điều kiện cạnh tranh càng ngày càng diễn ra khốc liệt và gay gắt. |
P3: Làm thế nào tuyển dụng được người tài ở vị trí quản lý cao cấp?
Làm thế nào tuyển dụng được người tài ở vị trí quản lý cao cấp? | Tư vấn nghề nghiệp - Tìm việc làm - Tuyển dụng trực tuyến tại JobsVietnam.vn
Làm thế nào tuyển dụng được người tài ở vị trí quản lý cao cấp? | СЕО và các nhà quản lý cấp cao của Enron, WorldCom cùng một loạt các công ty tai tiếng khác đã trở thành mục tiêu bàn tán của giới truyền thông ngay sau khi vụ tai tiếng xảy ra. Tuy nhiên, còn một vấn đề khác gay go hơn nhiều lại đang được bưng bít trong bóng tối. | Website việc làm, tuyển dụng, dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp caojobsvietnam.vn
Làm thế nào tuyển dụng được người tài ở vị trí quản lý cao cấp? | СЕО và các nhà quản lý cấp cao của Enron, WorldCom cùng một loạt các công ty tai tiếng khác đã trở thành mục tiêu bàn tán của giới truyền thông ngay sau khi vụ tai tiếng xảy ra. Tuy nhiên, còn một vấn đề khác gay go hơn nhiều lại đang được bưng bít trong bóng tối. | Website việc làm, tuyển dụng, dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp caojobsvietnam.vn
СЕО và các nhà quản lý cấp cao của Enron, WorldCom cùng một loạt các công ty tai tiếng khác đã trở thành mục tiêu bàn tán của giới truyền thông ngay sau khi vụ tai tiếng xảy ra. Tuy nhiên, còn một vấn đề khác gay go hơn nhiều lại đang được bưng bít trong bóng tối. | |
Đó chính là việc các ông chủ doanh nghiệp đã sai lầm khi chọn lựa “nhân tài”: họ đã không biết đánh giá nguồn nhân lực của mình trước khi quyết định bổ nhiệm nhân sự, đặc biệt là các ứng viên vào chức vụ quản lý. Sai một ly, đi một dặm – nhiều doanh nghiệp đã phải trả giá đắt, thậm chí lâm vào cảnh khánh gia bại sản chỉ vì thiếu cân nhắc khi lựa chọn người chèo lái con thuyền doanh nghiệp của mình. Claudio Fernandez-Araoz – một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực tư vấn và săn tìm nhân sự cao cấp của công ty Egon Zehnder International đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về hiệu quả công việc của các CEO tại nhiều công ty trên thế giới. Cùng với các đồng nghiệp của mình, Claudio Fernandez-Araoz đã đưa ra kết luận rằng, chỉ một số ít những chuyên gia quản lý của các công ty lớn có uy tín và danh tiếng mới thật sự là những người có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cũng như quản lý, đồng thời tạo ra được sự kính trọng từ phía cấp dưới cũng như các cộng sự. Việc tuyển nhầm người hoặc bổ nhiệm các ứng viên có năng lực kém vào vị trí quản lý không có gì khiến ta ngạc nhiên, bởi đánh giá được khả năng của một con người trong khoảng thời gian ngắn là một việc không hề đơn giản. Nhiều khi, các quyết định quan trọng này lại chỉ dựa hoàn toàn vào cảm tính. Những chiếc bẫy tâm lý Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý đã chỉ ra rằng, chính sự thay đổi, biến động trong xã hội hiện đại ngày hôm nay đã tác động mạnh mẽ đến quá trình ra quyết định lựa chọn nhân sự. Kết quả là các quyết định tuyển dụng thường ít nhiều chịu ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, đúng như những gì mà William Poundstone nhận xét về “hai giây nhìn nhận đầu tiên” trong cuốn sách nổi tiếng “Làm thế nào dịch chuyển núi Phú Sĩ? điều mà ngay cả các chuyên gia tuyển dụng nhân tài của Microsoft vẫn thường mắc phải khi phỏng vấn. Thứ nhất, khi đưa ra các quyết định mang tính hệ trọng, con người ta thường có xu hướng băn khoăn, ngập ngừng. Chỉ khi nào doanh nghiệp thật sự đối mặt với sự khủng hoảng, người ta mới chịu ra quyết định thay thế vị trí điều hành. Thứ hai, các ông chủ doanh nghiệp thường có tâm lý cho rằng, những người mà họ tuyển chọn hoặc bổ nhiệm vào vị trí cao cấp bao giờ cũng là những người có khả năng quản lý tốt hơn mình. Điều này có thể được phân tích theo hai tình huống sau đây:
Thứ tư, người ta thường có xu hướng không muốn chấp nhận rủi ro khi chọn người quản lý là dân “ngoại đạo”. Các ông chủ doanh nghiệp thường cho rằng, an toàn nhất là tiến cử những nhân viên lâu năm của mình vào vị trí quản lý bởi họ không cần phải mất thời gian thẩm định đối tượng, và điều này mang lại cho họ cảm giác an toàn hơn khi quyết định “chọn mặt, gửi vàng”. Thậm chí dù ứng viên là dân bên ngoài công ty, thì khi tuyển chọn, các ông chủ vẫn thích đặt ra điều kiện: ứng viên phải là người quen biết hoặc được cộng sự thân tín bảo lãnh, giới thiệu. Đành rằng sự quen biết thường tạo ra cảm giác an toàn hơn cho ông chủ doanh nghiệp, song điều này cũng khá nguy hiểm đối với các doanh nghiệp đang cần lột xác để phát triển. Làm thế nào để tuyển được đúng người tài? Đây là câu hỏi mà phần lớn các ông chủ doanh nghiệp đều rất quan tâm. Tuy nhiên, rất ít người hiểu được rằng, với một quyết định tuyển dụng sai lầm, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với nguy cơ phá sản. “Một quyết định từ chối sai tất nhiên là không tốt” - Joel Spolsky nhận xét trong cuốn “Làm thế nào dịch chuyển núi Phú Sĩ?”( Phỏng vấn trí tuệ với sự thành công của Microsoft ) “nhưng nó không có hại cho công ty. Còn quyết định tiếp nhận sai sẽ làm hại cho Tập đoàn và đương nhiên phải mất nhiều công sức mới có thể sửa chữa được”. Còn David Pritchard, Giám đốc bộ phận tuyển dụng của Microsoft thì cho rằng, “món quà tốt nhất dành tặng cho các đối thủ cạch tranh của chúng ta chính là các quyết định tuyển nhân sự sai lầm. Nếu tôi thu nhận một lũ vô tích sự thì hiển nhiên điều này sẽ gây thiệt hại lớn cho Tập đoàn, bởi chúng ta sẽ phải mất không ít thời gian cho việc sửa chữa sai lầm đó. Những kẻ bất tài đó, khi đã thâm nhập vào cơ cấu của Tập đoàn, sẽ lại nhận tiếp những ứng viên na ná như họ”. (Làm thế nào dịch chuyển núi Phú Sĩ?, NXB Tri Thức, 2006, tr. 105). Khi tuyển ứng viên vào vị trí quản lý cao cấp, các ông chủ doanh nghiệp phải tính đến những khả năng xấu nhất mà với quyết định tiếp nhận của mình, bởi họ có thể sẽ khánh gia bại sản vì “kiếm củi ba năm thiêu một giờ”. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tìm ra ứng viên tốt nhất, cần thiết nhất? - Xác định rõ mục đích tuyển dụng. Nhiều công ty sai lầm ngay từ bước đầu tìm kiếm ứng viên. Họ mời ứng viên đến phỏng vấn mà chẳng hề biết mình sẽ tuyển chọn ứng viên theo tiêu chí nào. - Mở rộng lĩnh vực tìm kiếm. Nhiều ông chủ doanh nghiệp chỉ đơn thuần cho rằng, nếu doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm thì chỉ nên tìm kiếm ứng viên trong lĩnh vực này mà chẳng cần tốn sức để ý đến lĩnh vực khác. Trên thực tế, quan điểm này không hoàn toàn đúng. Thực tế cho thấy rằng, ứng viên cao cấp thường là rất hiếm, và với một ứng viên giỏi, anh ta có thể đảm đương tốt trọng trách của mình ngay cả khi không hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà nhà tuyển dụng yêu cầu. - Nên đánh giá ứng viên theo cùng tiêu chí. Đây là điều tưởng chừng như đơn giản nhưng khá nhiều doanh nghiệp bỏ qua nội dung này. Thường thì các chuyên gia tuyển dụng đưa ra các câu hỏi phỏng vấn truyền thống theo một mẫu “an toàn” nào đó và đánh giá ứng viên theo kiểu “thích/không thích”, “có khả năng/không có khả năng”… Để cuộc phỏng vấn có hiệu quả nhất , nhà tuyển dụng nên xác định các tiêu chí tuyển dụng và lập thành bảng mẫu, trong đó các tiêu chí tuyển dụng được chia ra thành mục, ví dụ: Học vấn; Kinh nghiệm làm việc; Những nơi làm việc; Khả năng quản lý; Khả năng làm việc dưới áp lực cao; Khả năng ngọai ngữ… - Kiểm tra thông tin về ứng viên. Không nên hoàn toàn tin tưởng vào những lời nói của ứng viên hoặc thông tin mà ứngv iên cung cấp. Nhà tuyển dụng nên thu thập thông tin về ứng viên thông qua nhiều kênh khác nhau (chủ các doanh nghiệp trước đây ứng viên đã từng làm việc, các trung tâm cung cấp nguồn nhân lực cao cấp, người quen…). Có thể các ông chủ doanh nghiệp sẽ nhận được những lời nhận xét vô thưởng vô phạt từ những nơi như thế này, và bởi vậy, nhiệm vụ chính của doanh gnhiệp là phải xác minh các thông tin về ứng viên xem thử có đáng tin cậy hay không. - Kiên định với lập luận của mình. Claudio Fernandez-Araoz đã đưa ra ví dụ cụ thể của một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ. Trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, khi doanh thu sụt giảm, thị phần rơi vào tay đối thủ, HĐQT của công ty đặt ra nhiệm vụ tìm kiếm giám đốc điều hành mới. Vị Chủ tịch HĐQT nhận thấy rằng, xuất phát từ tình hình thực tế, không nhất thiết phải tuyển dụng ứng viên có kinh nghiệm về kinh doanh bán lẻ. Tuy nhiên, không ít người lại phản đối quan điểm này và cho rằng, họ cần một người có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực bán lẻ và người đó phải được chọn lựa từ trong công ty chứ không thể là người ngoài. Vị Chủ tịch HĐQT đã thuyết phục tất cả các cộng sự của mình rằng, trong thời điểm hiện tại, công ty không cần đến ứng viên có kinh nghiệm về kinh doanh bán lẻ. Điều họ cần bây giờ là làm sao tìm được một ứng viên có kiến thức và kinh nghiệm về tài chính, có tầm nhìn tốt, biết họach định chiến lược dài hạn cho công ty, có khả năng thu hút và giữ chân người giỏi và có khả năng quản lý một tập đoàn đa ngành nghề. Cuối cùng thì công ty này cũng tìm được đúng người mình cần. - Đừng quên rằng, các nhà quản lý cấp cao vừa được tuyển vào cũng chỉ là lính mới. Nhiều ông chủ doanh nghiệp đã sai lầm khi nghĩ rằng, một ứng viên cao cấp bao giờ cũng là người có khả năng đảm đương trọng trách của mình ngay từ những buổi đầu nhận việc. Trên thực tế, các ứng viên này cũng cần có thời gian để “học việc” và để làm quen với văn hóa công ty. Lời kết Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm do Claudio Fernandez-Araoz đúc kết, và những điều này cũng chỉ là một số gợi ý mà doanh nghiệp có thể tham khảo. Tại các nước phương Tây, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính hoặc công nghệ cao ưa thích sử dụng phương pháp phỏng vấn gây căng thẳng hoặc gây sốc nhằm nhận diện các ứng viên của mình, đặc biệt là khi cần nhận diện ứng viên vào vị trí quản lý cao cấp – những người có khả năng kiểm soát bản thân trước mọi tình huống thử thách, trước áp lực của công việc cũng như các tình huống khó khăn… Tại Việt Nam, điều này dường như còn lạ lẫm, mới mẻ đối với phần lớn các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng sản phẩm/dịch vụ trên thương trường, các ông chủ doanh nghiệp phải biết tìm kiếm cho mình cách tiếp cận vấn đề để có thể nhận diện những ứng viên cừ khôi nhất. |
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất