Những điều họ muốn che đậy chúng ta về bản chất thực sự của khủng hoảng kinh tế?
Mỗi lần Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) điều chỉnh lãi suất, kinh tế thế giới lại rung động Chỉ mới 10 ngày đầu năm 2016, 2.500 tỷ USD...
Mỗi lần Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) điều chỉnh lãi suất, kinh tế thế giới lại rung động
Chỉ mới 10 ngày đầu năm 2016, 2.500 tỷ USD đã “bốc hơi” khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu (riêng chứng khoán Trung Quốc là 1.800 tỷ USD). Nhiều nhà kinh tế đã lên tiếng cảnh báo, nền kinh tế thế giới đang tiến sát tới “bờ vực khủng hoảng”. Người ta đã gắn các cuộc khủng hoảng tài chính với chu kỳ tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED). Lần gần đây nhất với việc tăng lãi suất năm 2004 - 2006 đã làm rủi ro thị trường dưới chuẩn của Mỹ tăng lên, dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
1. Chu kỳ tăng lãi suất 1980 - 1982 – 1986
Tháng 06/1981, FED đã tăng lãi suất 20% và giảm phát hành từ 12,5% xuống 1,1% vào năm 1986. Lạm phát đã được đẩy lùi. Nhưng chính chu kỳ nâng lãi suất này đã gây ra cuộc khủng hoảng nợ công tại các quốc gia Mỹ Latinh những năm 1980 được xem là cuộc khủng hoảng nợ công đầu tiên trong lịch sử kinh tế hiện đại. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Mexico (1982) khi quốc gia này tuyên bố vỡ nợ, sau đó hầu hết các quốc gia trong khu vực cũng đều không tránh khỏi vòng xoáy này: Argentina (1982, 1989), Bolivia (1980, 1986, 1989), Brazil (1983, 1986, 1987) và Ecuador (1982, 1984). Nguyên nhân là do họ đã đi vay rất nhiều USD giá rẻ từ Mỹ. Khi FED tăng lãi suất thì các quốc gia đó trở thành vỡ nợ.
2. Chu kỳ tăng lãi suất 1994 – 1997
Chính sách tiền tệ nới lỏng (hạ lãi suất cho vay xuống thấp) và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nên cao quá mức. Các nhà đầu tư ở các trung tâm tiền tệ nói trên của thế giới tìm cách thay đổi danh mục tài sản của mình bằng cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài vì đầu tư ở trong nước nhận được mức lãi suất thấp. Trong khi đó, các nước châu Á lại thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển. Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á để hưởng mức lãi suất cao hơn. Trong giai đoạn 1990 - 1997, lượng vốn tư nhân chảy vào các nước đang phát triển tăng 5 lần, từ 42 tỷ USD lên 256 tỷ USD. Đông Á là nơi thu hút một lượng lớn dòng vốn này, chiếm tới 60% tổng vốn. Do thiếu các biện pháp kiểm soát, nhiều nền kinh tế châu Á đã rơi vào tình trạng quá phụ thuộc vào nguồn tài chính rất dễ biến động từ bên ngoài, đó là các khoản vay ngắn hạn. Cuối năm 1996, các nước Đông Á đã nợ các ngân hàng châu Âu 318 tỷ USD, ngân hàng Nhật Bản 260 tỷ USD và ngân hàng Mỹ 46 tỷ USD, đa số là dưới hình thức vay ngắn hạn - dưới một năm.
Đến năm 1994, FED đã tăng lãi suất lên gấp đôi: Từ 3% lên 6%/năm. Đến 1997, các nhà đầu cơ Mỹ đã thực hiện liệu pháp “bán khống” làm cho các thị trường chứng khoán từ Thái Lan đến Hàn Quốc, từ Indonesia đến Hongkong sụp đổ. Cuộc khủng hoảng đã làm châu Á thiệt hại khoảng 3.000 tỷ USD.
3. Chu kỳ tăng lãi suất 2004 – 2007
Sau cuộc khủng hoảng châu Á, FED đã duy trì lãi suất siêu thấp 1% khá dài. Trong thời gian đó, các nước đã vay nợ với mức độ khủng khiếp ước tính khoảng 55.000 tỷ USD. Dù vay ở Mỹ hay ở ngoài nước Mỹ đều được tính nợ bằng USD. Hiện tượng đô la hóa nợ càng làm cho FED có cơ hội phát hành đồng USD dồi dào, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên phạm vi toàn cầu. Đến năm 2002, FED bắt dầu tăng lãi suất lên 2,5% và đến năm 2004 lên đến 5,5%. Cuộc khủng hoảng tín dụng nhà dất dưới chuẩn bùng nổ. Cuộc khủng hoảng này ước tính thiệt hại khoảng 1.200 tỷ USD, nhưng FED đã in thêm 16.000 tỷ USD cùng với 4.000 tỷ USD ngân sách của các quốc gia được huy động để cứu trợ ngành ngân hàng.
Quá trình lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế tổng thể
Đến đây các bạn có thể đặt câu hỏi: Tại sao mỗi lần Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất lại gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế trên diện rộng? Quy luật cho các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là gì? Điều gì đằng sau cánh cửa lấp lánh của hệ thống tài chính trên toàn thế giới? Để giải thích được vấn đề này, chúng ta phải tìm hiểu cách thức vận hành của hệ thống tài chính. Các sự thật hiển nhiên được thừa nhận là:
Sự thật thứ nhất:
Toàn bộ hệ thống kinh tế của chúng ta dựa trên nợ. Không có nợ, có rất ít hoạt động kinh tế xảy ra. Chúng ta cần vay tiền để mua nhà của chúng ta, chúng ta cần vay tiền mua ô tô và cần thẻ tín dụng để mua sắm trong mùa lễ.
Sự thật thứ hai:
Vậy thì tất cả nợ nần đến từ đâu? Nó đến từ các ngân hàng. Các ngân hàng in các tờ tiền giấy ra để chúng ta vay nợ làm ăn kinh doanh, mà trong thuật ngữ của ngành ngân hàng được gọi là giấy bạc ngân hàng (bank note). Các bạn có thể nói rằng các ngân hàng lấy từ từ người này cho người khác vay. Nhưng sự thật là sau khi chế độ bản vị vàng – chế độ mà người dân có thể đem những tờ tiền giấy đến hệ thống ngân hàng để đổi lấy số vàng & bạc tương ứng được ghi – bị loại bỏ theo cam kết tại Hiệp định Bretton Woods vào năm 1971, thì gần như tất cả các đồng tiền trên hành tinh này đang vị kiểm soát bởi hệ thống ngân hàng trung ương. Nếu các bạn mạng một tờ tiền không do ngân hàng trung ương in ra đem đi thanh toán thì các bạn phạm tội in tiền giả và phải đi tù. Không có hành động in tiền giấy của hệ thống ngân hàng thì không hề có bất cứ đồng tiền nào trong lưu thông.
Dòng chữ Federal Reserve Note xuất hiện hầu hết trên các tờ tiền đô – la Mỹ
Hay dòng chữ “ngân hàng nhà nước Việt Nam” xuất hiện trên tờ 500.000
Sự thật thứ ba:
Chính sách phát triển kinh tế mà các nước thực hiện được “rao giảng” hằng ngày trên phương tiện truyền thông và trong các trường học là in tiền – hạ lãi suất cho vay xuống để người dân dễ dàng vay tiền kinh doanh làm ăn. Chuyên gia kinh tế Geoffrey Pike đưa ra con số cụ thể hơn khi đề cập đến việc lượng USD đang lưu chuyển trên thế giới không lý giải được nguồn gốc cụ thể đã lên tới 200.000 tỷ USD. Dĩ nhiên không có chuyện tiền được bơm miễn phí cho người dân mà người dân phải trả một khoản lãi suất được cho là chi phí hợp lý của việc đi vay tiền.
Chúng ta đã nhắc đến 3 sự thật hiển nhiên. Và bây giờ với 3 sự thật hiển nhiên này chúng ta sẽ đến với nghịch lý vĩ đại của hệ thống ngân hàng: lãi suất. Để nắm bắt được nghịch lý vĩ đại này, chúng ta hãy đến với quá trình lưu thông của một tờ giấy bạc ngân hàng (bank note) trong nền kinh tế tổng thể:
Bước 1: Giả dụ nguời dân đến ngân hàng vay một lượng tiền là 10 tỷ USD chẳng hạn. Ngân hàng in ra một lượng giấy bạc ngân hàng là 10 tỷ USD cho người dân vay với lãi suất 5% và người dân được yêu cầu hoàn trả cả gốc lẫn lãi trong một khoảng thời gian nhất định.
Bước 2: Người dân mang 10 tỷ USD giấy nợ ngân hàng đem vào lưu thông trao đổi mua bán hàng hóa. Những tờ giấy nợ ngân hàng hiện đang đi vào lưu thông, chuyển từ người đi vay ban đầu sang người khác, như trả lương cho lao động, để đổi lấy nguyên vật liệu, như thuế, … Vòng đi vòng lại, qua hết tay người này rồi đến người khác, nhưng 10 tỷ USD giấy nợ ngân hàng (bank note) vẫn là một khoản nợ mà người dân mắc nợ ngân hàng trung ương với lãi suất 5%.
Bước 3: Đến ngày trả nợ cả khoản tiền gốc 10 tỷ USD và khoản tiền lãi 10 tỷ USD × 5% = 500 triệu USD. Câu hỏi đặt ra là hệ thống ngân hàng chỉ in ra 10 tỷ USD giấy nợ ngân hàng, thì người dân lấy đâu ra khoản tiền 500 triệu USD để trả nợ ngân hàng?
Người dân lấy đâu ra 500 triệu đô – la để trả nợ khi hệ thống ngân hàng chỉ in ra 10 tỷ đô - la
Chỉ có 2 cách để người dân trả nợ. Một là họ đem vàng & bạc thật, hoặc những tờ tiền giấy nợ ngân hàng (bank note) mà trước đây có thể đem đến ngân hàng trung ương đổi lấy vàng & bạc thật tương ứng để trả nợ. Nhưng thực tế ngày nay không ai mang vàng & bạc hoặc những chứng chỉ vàng & bạc đi trả nợ ngân hàng nữa?
Câu trả lời đó là cách thứ hai: phải có một người nào đó vay 500 triệu đô – la từ hệ thống ngân hàng trung ương với lãi suất 5% để kinh doanh làm ăn, sau đó qua quá trình giao dịch mua bán đưa cho những người vay 10 tỷ đô – la khoản tiền 500 triệu đô - la này để trả nợ. Thực tế thì sẽ có nhiều người đến vay ngân hàng trung ương với các số tiền khác nhau và có thể nhiều hơn 500 triệu nhưng phải luôn có ai đó đến vay ngân hàng thì các khoản trả nợ lãi suất mới được thanh toán. Và đó chính là bản chất của hệ thống ngân hàng trung ương: không hề có đủ số tiền để tất toán toàn bộ các khoản nợ và người dân phải mắc những món nợ mới để trả những món nợ cũ tạo ra một quá trình nợ tái nợ không có điểm dừng.
Người dân phải đến hệ thống ngân hàng quốc doanh vay mượn tiếp để trả khoản nợ tạo ra quá trình nợ chồng nợ không có điểm dừng.
Đây không phải là điều bịa đặt. Vào ngày 21/05/2015, nhà kinh tế Michael Snyder đã đau đáu suy nghĩ cách làm sao Hoa Kỳ có thể trả được khoản nợ lên tới hơn 58 nghìn tỷ đô-la Mỹ và anh đã phát hiện ra một sự thật kinh hoàng: nước Mỹ không có đủ tiền để trả nợ vì tổng cung tiền M3 của Hoa Kỳ chỉ là khoảng 17 nghìn tỷ đô-la Mỹ. Số lượng tiền in ra luôn nhỏ hơn số tiền cần tương ứng để trả nợ - đó luôn là bản chất thực sự của hệ thống tài chính.
Theo báo cáo Giám sát nợ toàn cầu năm 2017 của Viện Tài chính Quốc tế - The Institute of International Finance (IIF), khối nợ toàn cầu đã đạt mức kỷ lục 217 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 3/2017, tương đương 327% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thế giới. Nói cách khác, chúng ta có thể nắm giữ không tiêu dùng từng sản phẩm và dịch vụ được sản xuất ra trên toàn bộ hành tinh trong năm nay, năm sau và năm sau nữa và vẫn không đủ để trả hết nợ! Đây là các khoản vay của các hộ gia đình, các chính phủ, các doanh nghiệp và các công ty tài chính. Hình thức đi vay của các quốc gia là phát hành trái phiếu chính phủ, của giới kinh tế tư nhân là vay nợ ngân hàng và phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Số nợ đã tăng từ mức 149 nghìn tỷ USD năm 2007 (tương đương 276% GDP) lên mức 217 nghìn tỷ USD thời điểm hiện tại!
Khối nợ toàn cầu đã đạt mức kỷ lục 217 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 3/2017, tương đương 327% tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thế giới.
Theo các bạn chúng ta có thể trả hết món nợ này không! Câu trả lời là không bao giờ! Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, tất cả đều được xây dựng trên cùng một nguyên tắc.
Cơ chế nới lỏng – siết chặt: bản chất thật sự của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
Đến đây chắc các bạn đã hiểu nguyên nhân xâu xa của các cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Đó là nằm ở cơ chế vận hành gồm 2 chính sách kế tiếp nhau - nới lỏng và siết chặt - tạo thành một vòng khâu, bắt đầu từ việc in tiền và kết thúc bằng cuộc khủng hoảng tài chính.
Bước 1: Hạ lãi suất
Với lý do kích thích nền kinh tế phát triển các ngân hàng trung ương hạ lãi suất cho vay – in tiền để người dân vay nợ kinh doanh làm ăn. Mọi người hồ hởi vay tiền giá rẻ mua bán mà quên đi gánh nặng phải trả nợ. Các giao dịch được thực hiện liên tục, nhu cầu mua bán cao hơn bình thường do lượng tiền dư thừa được tung ra làm giá cả hàng hóa tăng lên – điều mà chúng ta hay gọi là lạm phát, gây ra trạng thái bong bóng kinh tế.
Bước 2: Nâng lãi suất
Khi nền kinh tế rơi vào trạng thái bong bóng, với lý do kiềm chế lạm phát, ngân hàng trung ương thực hiện các biện pháp hút đồng tiền trong lưu thông về và nâng cao lãi suất. Các bạn nhớ cho rằng bản chất là không hề có đủ tiền để tất toán toàn bộ các khoản nợ và người dân phải mắc những món nợ mới để trả những món nợ cũ. Khi đó nếu lượng tiền mặt bị thiếu hụt và chi phí đi vay – lãi suất ở mức cao thì việc vỡ nợ và phá sản là đương nhiên. Ai được hưởng lợi trong quá trình này: chính là các ngân hàng vì trong điều kiện các khoản vay nếu người vay không trả được nợ anh ta phải thế chấp bằng một tài sản thật. Nhưng điều đáng buồn là việc anh ta không biết rằng việc vỡ nợ của anh ta là không hề tránh khỏi! Rốt cuộc, người chịu thiệt ở đây luôn là người dân khi phải sung tài sản cho các ông chủ nhà bằng!
Chúng ta hãy lấy ví dụ bằng chu kỳ tăng lãi suất 1980 - 1982 – 1986 của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED). Sau khi bãi bỏ chế độ bản vị vàng theo cam kết tại Hiệp định Bretton Woods vào năm 1971, đồng USD đã mất giá tới 50%. Với lý do kích thích nền kinh tế tăng trưởng bằng con đường xuất khẩu, FED đã thực hiện phá giá đồng USD bằng cách hạ lãi suất - in tiền để gây lạm phát. Giá hàng hóa xuất khẩu của Mỹ trở nên rẻ hơn so với Đức và Nhật Bản vào lúc đó.
Tuy nhiên, tháng 6/1981, FED đã tăng lãi suất 20% và điều này đã gây ra cuộc khủng hoảng nợ công tại các quốc gia Mỹ Latinh những năm 1980. Nguyên nhân là do họ đã đi vay rất nhiều USD giá rẻ từ Mỹ. Khi FED tăng lãi suất thì các quốc gia đó trở thành vỡ nợ. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Mexico (1982) khi quốc gia này tuyên bố vỡ nợ, sau đó hầu hết các quốc gia trong khu vực cũng đều không tránh khỏi vòng xoáy này: Argentina (1982, 1989), Bolivia (1980, 1986, 1989), Brazil (1983, 1986, 1987) và Ecuador (1982, 1984). Thực tế các quốc gia này không bao giờ có thể trả hết nợ, việc FED nâng lãi suất được ngụy trang bởi lợi ích kinh tế của Mỹ chỉ làm quá trình vỡ nợ của các quốc gia này nhanh hơn mà thôi.
Tôi đảm bảo với các bạn không có bất kỳ nhà kinh tế học hay giảng viên kinh tế nói về bản chất này với dân chúng và các sinh viên. Các sách giáo trình kinh tế hay các học thuyết chỉ giúp mọi người củng cố niềm tin hơn vào hệ thống kinh tế này như một dạng tẩy não có hệ thống.
Chúng ta thực sự là những con cừu bị dẫn dắt trong thế gian
Nhưng đây mới là thông tin rất đặc biệt mà tôi muốn nhắn gửi với các bạn. Cục dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) không phải là sở hữu của chính phủ Hoa Kỳ. FED đóng vai trò rất quan trọng trong việc loại bỏ bản vị vàng trên thế giới và nó thuộc sở hữu tư nhân (a corporation independent privately owned)! FED gồm 12 ngân hàng FED khu vực và mỗi ngân hàng đều thuộc sở hữu tư nhân.
Khi cả thế giới hỏi tại sao Mỹ lại sử dụng một tổ hợp ngân hàng tư nhân để in tiền thì lý do được dùng để biện minh là chính phủ không đủ khôn ngoan! Và nếu chính phủ được phép in tiền, họ sẽ tạo ra quá nhiều và gây bất ổn cho thị trường. Do đó FED sẽ gồm nhiều bên sở hữu để có thể kiểm tra “chéo nhau” trong việc in tiền. Tuy nhiên lời hứa của FED với thành tích in tiền vô tiền khoáng hậu của họ thì thật là mâu thuẫn với nhau. Đồng đô - la đã bị giảm giá trị tới 96% từ năm 1913 khi FED được thành lập. Tức là gần như sắp mất hết giá trị! Khoản tiền 2000 đô - la ngày nay chỉ mua được món đồ trị giá có 100 đô - la của năm 1913! Khoảng những năm 1990, cung tiền đô - la Mỹ là 7 tỷ đô - la, hiện nay cung tiền đô – la Mỹ là khoảng 13.291 tỷ đô – la! FED đúng là “phét”!
Sức mua của đồng đô-la Mỹ từ tháng 1/1913 đến nay.
Cổ đông lớn nhất của FED là ngân hàng Dự trữ Liên Bang của New York [53% cổ phần]. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ mà FED thực hiện sẽ chịu sự tác động lớn nhất của Ngân hàng Dự trữ Liên Bang New York, bởi FED chủ yếu giao dịch với các ngân hàng và định chế tài chính lớn tại New York. Ngân hàng Dự trữ Liên Bang New York được điều hành bởi một hội đồng quản trị và thống đốc do các cổ đông chứ không phải các chính trị gia bầu ra, mà những cổ đông này lại do các ngân hàng lớn ở New York kiểm soát (Citibank và J.P. Morgan Chase nắm đa số cổ phần). Kết quả là dường như có một “FED bên trong FED” do các ngân hàng ở New York khống chế và tuân theo các mục tiêu của họ, bao gồm cả việc cấp tín dụng dễ dàng cho các gói giải cứu khi cần thiết. FED được chi phối bởi các nhà tài phiệt phố Wall là hậu duệ của J.P.Morgan, Rockefeller, đại diện của gia tộc Rothschild...
Kể từ khi thành lập đến nay, FED chưa bao giờ bị chính phủ kiểm toán vì năm 1975 dự luật H.R.4316 cho phép chính phủ kiểm toán FED được đưa ra Quốc hội, nhưng dự luật không qua được vì không đủ số phiếu. Thậm chí CIA (Cục tình báo Trung ương Mỹ) cũng đã báo cáo rất ít về các hoạt động bí mật của FED trước Quốc hội Mỹ.
Vậy sau tất cả những thông tin có được các bạn có thể rút ra kết luận gì. Liệu có một nhóm người đang điều khiển kinh tế thế giới bằng việc kiểm soát hệ thống ngân hàng trung ương trên thế giới hay không? Có phải mục đích của họ chỉ nhằm bắt các người dân của từng quốc gia mắc vào món nợ không bao giờ có thể trả nổi không? Câu trả lời dành cho các bạn?
Liệu có một nhóm người đang kiểm soát nền kinh tế thế giới thông qua hệ thống ngân hàng trung ương ở các quốc gia?
Chu kỳ tăng lãi suất 2016 – 2020: dự báo một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới mới
Sau khủng hoảng tài chính 2007, FED đã duy trì lãi suất cơ bản siêu thấp ở mức 0%. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, số nợ nước ngoài của toàn bộ các quốc gia đang phát triển tăng từ 2,9 nghìn tỷ (2008) lên lên tới 7,4 nghìn tỷ USD (2016). Rõ ràng trong suốt một thập niên nới lỏng chính sách tiền tệ, FED đã “tiếp tay” cho các luồng vốn ồ ạt đổ vào những nền kinh tế có lãi suất cao hơn. Ngày 16/12/2015, FED bắt đầu công bố tăng lãi suất cơ bản 0,25% và chương trình tăng lên 3,25% đến năm 2020. Khác với các chu kỳ trước, FED kéo dài thời gian nâng lãi suất tới 4 năm. Đây là điềm báo cho một cuộc đổ vỡ nợ nần của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn 2016 – 2020.
Thực tế, tổng cộng 3 ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), NHTW châu Âu (ECB) và NHTW Nhật Bản (BoJ) đã bơm ra 13.000 tỷ USD kể từ năm 2008 và việc họ sắp sửa thực hiện các biện pháp tăng lãi suất, thu hẹp bảng cân đối sẽ tác động rất mạnh đến kinh tế thế giới.
Chủ nghĩa cộng sản
Thực tế những nghịch lý này từ lâu con người đã nhận ra, đặc biệt là các nhà lãnh đạo của những quốc gia chủ nghĩa cộng sản. Họ là những người phê bình thẳng thắn nhất về hệ thống ngân hàng của các Quốc gia Tây Âu. John Maynard Keynes viết trong cuốn sách The Economic Consequences of the Peace xuất bản năm 1919 rằng:
Lê-nin được cho đã tuyên bố cách tốt nhất để phá hủy Hệ thống Tư bản Chủ nghĩa chính là phá hủy hệ thống tiền tệ. Bằng việc gây ra quá trình lạm phát liên tục, các chính phủ chiếm đoạt một phần lớn của cải xã hội một cách bí mật và không bị người dân nhận ra. Bằng cách này, họ không chỉ chiếm đoạt , chiếm đoạt một cách tùy tiện mà còn khiến nhiều người bị nghèo đi để cho một số ít giàu có lên. Khi lạm phát hoành hành, giá trị thực của tiền tệ biến động dữ dội; và qua thời gian, tất cả mối quan hệ vốn có giữa con nợ và chủ nợ, quan hệ hình thành nên nền tảng cốt lõi của chủ nghĩa tư bản trở nên rối loạn đến mức gần như vô nghĩa, cùng với đó là việc làm giàu suy thoái thành một trò cờ bạc hay xổ số.
Tuy nhiên, lời nói không đi đôi với việc làm. Thực tế chứng mình trong tất cả các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản, hệ thống ngân hàng trung ương luôn hiện diện với quy mô khủng khiếp và nạn lạm phát luôn ở mức đáng báo động. Bản chất man trá của hệ thống đã được nhận ra nhưng họ không tiêu diệt nó mà dùng nó để làm lý do biện minh cho con đường cách mạng. .
Đặc trưng lối tư duy của chủ nghĩa cộng sản nói chung là tư tưởng của Karl Marx: chán ghét sự bất bình đẳng giữa công nhân và giới chủ công nghiệp và những người Bolshevik tin rằng sự hài hòa tuyệt đối chỉ có thể đạt được qua cuộc đấu tranh giai cấp, có nghĩa rằng có một nhóm người khác bị tiêu diệt.
Các giai cấp và chủng tộc quá yếu để thích ứng với điều kiện sống mới, nên họ phải nhường bước. Họ phải bị tiêu diệt trong cuộc thảm sát của cách mạng. (Karl Marx, People’s Paper, 16/04/1853)
Ông Vladimir Bukovsky- một nhà văn Liên xô, đồng thời là người chuyên nghiên cứu về tội ác của chính quyền cộng sản, kể lại trong “Câu chuyện Sô Viết”: Ban đầu, khi những người cộng sản lên nắm quyền thì xã hội không có vấn đề gì. Ngay cả ở Nga, Ba Lan, Cuba, Nicaragua, hoặc ở Trung quốc. Rồi họ bắt đầu giết khoảng 10% dân số, họ chọn lựa rất kỹ lưỡng. Họ làm việc này không chỉ để tiêu diệt kẻ thù. Họ giết người để thiết lập lại cơ cấu xã hội. Một phương pháp xây dựng xã hội. Tất cả trí thức, những công dân tốt nhất, các kỹ sư tốt nhất đều bị họ giết hết…và sau đó họ cố gắng xây dựng một xã hội mới.
Hiện trường vụ thảm sát Katyn – Josef Stalin ra lệnh cho cảnh sát sát hại 22 nghìn sĩ quan và công dân Ba Lan ở rừng Katyn, phía tây nước Nga, năm 1940
Từ năm 1917 – ở Liên Xô, Trung Quốc, Mông cổ, Đông Âu, Đông Dương, Phi châu, Afghanistan và nhiều nước châu Mỹ Latin – chủ nghĩa cộng sản đã làm thiệt mạng ít nhất 65 triệu người, theo nghiên cứu cẩn thận của các nhà dân số học. Những công cụ hủy diệt của chủ nghĩa cộng sản bao gồm việc trục xuất hàng loạt, các trại cưỡng bức lao động và sự khủng bố của nhà nước cảnh sát – một mô hình được lập ra bởi Lenin và đặc biệt là người kế tục ông là Joseph Stalin. Mô hình này được nhân rộng nhiều nơi. Dù chủ nghĩa cộng sản đã cố ý giết chết một lượng lớn người dân nhưng thậm chí còn nhiều nạn nhân hơn đã chết vì nạn đói – hậu quả của những dự án tàn bạo về cải tạo xã hội.
Với những tội ác mang “tầm sử thi” này, Lenin và Stalin phải chịu trách nhiệm cá nhân, cũng như Mao Trạch Đông ở Trung Quốc, Pol Pot ở Campuchia, gia tộc họ Kim ở Bắc Hàn và các nhà độc tài cộng sản khác ít tàn bạo hơn. Nhưng chúng ta đừng bỏ qua các ý tưởng đã thôi thúc những kẻ độc ác này tàn sát con người trên quy mô lớn như vậy, cũng đừng quên cái bối cảnh dân tộc thôi thúc họ đi theo các ý tưởng này. Sự nghiệp chống chủ nghĩa tư bản hấp dẫn họ do tính đúng đắn của chính nó và trong tâm trí họ, đó cũng là công cụ để các quốc gia chậm tiến nhảy vọt lên, đứng vào hàng ngũ các cường quốc.
Nếu ngươi cho một người trong dân Ta, một người nghèo ở với ngươi vay tiền, thì ngươi không được xử với nó như chủ nợ, không được bắt nó trả lãi.Sách Xuất Hành 22:24
Từ lâu Thiên Chúa qua các ngôn sứ của Ngài đã cảnh báo nhân loại không được phép cho vay lấy lãi. Ngài không cấm chúng ta việc cho người khác vay tiền để giúp đỡ họ, nhưng Ngài cấm việc cho vay lấy lãi suất – chính là nghịch lý mà hơn 100 năm nay con người tranh cãi, hận thù và giết choc lẫn nhau để chứng tỏ ai đúng ai sai.
Nhưng một sự thực đáng buồn, điều răn này của Thiên Chúa đã có cách đây gần 4000 năm đấy các bạn ạ! Và con người đã lựa chọn điều gì: họ không tin lời Thiên Chúa phán và quyết tâm chống lại lề luật! Và hậu quả nhận được như các bạn đã quá rõ.
Và Thiên Chúa đã cảnh báo trước con người trong Sách Khải Huyền: vào những ngày cuối cùng trong dòng lịch sử nhân loại, một chế độ siêu độc tài sẽ thống trị thế giới dưới sự lãnh đạo của tên phản Ki-tô - kẻ được miêu tả “người gian ác, đứa hư hỏng – tên đối thủ tôn mình lên trên tất cả những gì được gọi là thần và được sùng bái, thậm chí nó còn ngồi trong Đền Thờ Thiên Chúa và tự xưng là Thiên Chúa” – kẻ mà Chúa Giê-su sẽ giết chết bằng hơi thở từ miệng Người, và sẽ tiêu diệt bằng ánh huy hoàng, khi Người quang lâm (2 Thê-xa-lô-ni-ca 2)
Với hệ thống định danh trên toàn cầu, tên Phản Ki-tô sẽ kiểm soát mọi giao dịch mua bán và toàn bộ nền kinh tế. Thời đại của hắn sẽ vô cùng ngắn ngủi trước thời điểm Chúa Jesus tái lâm – ngày mà Ngài sẽ ngự giá từ mây tời để phán xét kẻ sống và kẻ chết tùy theo việc họ làm - nhưng tai họa mà hắn gieo rắc trên loài người là không gì sánh được.
[KHẢI HUYỀN CHƯƠNG 13 : 16 - 18]Nó bắt mọi người: kẻ bé và người lớn, giàu và nghèo, tự do và nô lệ, ai ai cũng phải xin thích tự nơi tay hữu hay trên trán họ, khiến không ai có thể mua bán mà lại không thích tự tên Mãnh thú, hay mã số tên nó. Tinh khôn là ở đây! Ai có trí, hãy tính xem mã số của Mãnh thú. Vì đó là mật mã của một người, và mã số đó là 666.
Và trong những năm gần đây, giới cầm quyền đang thúc đẩy một khái niệm gọi là xã hội không tiền mặt (cashless society) – tại đó mọi giao dịch sẽ được thanh toán điện tử qua hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó xu hướng gắn chip lên cơ thể người đang ngày một gia tăng làm dấy lên lo ngại trong cộng đồng Ki-tô hữu về việc xuất hiện dấu của con thú.
Nếu trong tương lai gần, các bạn bị bắt buộc nhận dấu con thú 666 lên người để có thể tham gia vào các giao dịch kinh tế các bạn lựa chọn như thế nào? Khải huyền chương 14 : 9 đã nói rất rõ hình phạt cho những ai thờ lạy Mãnh Thú và nhận dấu của Mãnh Thú: "Phàm ai thờ lạy Mãnh thú và tượng của nó, cùng chịu thích tự trên trán hay nơi tay mình, thì sẽ phải uống rượu lôi đình của Thiên Chúa không pha, rót đầy chén thịnh nộ của Người. Nó sẽ bị hành hình trong lửa diêm sinh, trước mặt các thánh Thiên thần và trước mặt Chiên Con." Sự lựa chọn là ở các bạn!
Khi người dữ mọc lên như cỏ, và những kẻ làm ác được hưng-thịnh, ấy để chúng nó bị diệt đời đời”.— Thi thiên 92 : 7.
Đọc thêm:
Tài chính
/tai-chinh
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất