Review The Big Short (III.1): "Sự khai sáng" đầy châm biếm về cuộc khủng hoảng kinh tế 2008
The Big Short tái hiện lại cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008 từ khi nhen nhóm cho đến những hệ lụy khủng khiếp mà nó gây...
The Big Short tái hiện lại cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008 từ khi nhen nhóm cho đến những hệ lụy khủng khiếp mà nó gây ra cho nền kinh tế Mỹ trước khi lan sang toàn cầu. Ở đây, mình không bàn đến chuyện nó truyền tải bao nhiêu phần trăm sự thật, vì mình không đủ kiến thức để phân tích điều đó. Cái mà mình nói chỉ là nội dung xoay quanh trong khuôn khổ bộ phim thôi!
Spoiler Alert!
Phim về kinh tế ngỡ như khô khan lắm nhưng hình như ngoại trừ phim này ra. Nó hài châm biếm một cách khó tin dù vẫn khó hiểu vcl nhưng nói chung, ít ra đầu óc của bác cũng được giải tỏa đi một chút căng thẳng bởi những tràng cười thú vị. Đặc biệt ấn tượng là những màn đối thoại xuyên không gian, thời gian giữa các diễn viên và các bác.
Chưa kể, cái này mình cũng đã nói trước đó, nói lại để kích thích xem phim thôi, những màn nhảy khỏa thân của các vũ công cùng phần âm nhạc quẩy bung nóc sẽ làm các bác vơi đi sự nhức não trong đầu.
Và dường như để làm người xem như mình bớt ngu si hơn thì phim cũng đã giải thích khá cặn kẽ các thuật ngữ "quái quỷ" của dân tài chính bằng những câu chuyện dụ ngôn đặc sắc qua màn thể hiện không kém phần đặc biệt của các cameo có-máu-mặt.
Xem lại nội dung bài viết trước của mình để biết dàn cameo đặc biệt ấy nhé:
Nếu bác đang nghĩ đến một phim kinh tế với mạch phim đều đều, tẻ nhạt thì thiệt là sai quá sai đi mà. Dù biết trước cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ bùng nổ, nhưng mấy bác cũng sẽ sốt ruột y như các diễn viên trong phim. WTF chuyện gì đang xảy vậy sao không bùng nổ đi? Cái qq gì đang diễn ra vậy? Ức chế vl và muốn chửi thề luôn!
Diễn biến câu chuyện phim là những một chuỗi những hành động, biến đổi tâm lý của 4 đại diện sừng sỏ - Những người tự mình (ăn may hoặc đánh hơi) nhìn ra được cuộc khủng hoảng tương lai. Từ những lát cắt tưởng như rời rạc này, gom lại, các bác sẽ có được cái nhìn toàn cảnh của thị trường tài chính lúc bấy giờ:
(1) Chuyên viên tài chính Jared Vennet đảm đương vai trò diễn viên và người kết nối câu chuyện, người đối thoại với khán giả, và đặc biệt hắn là một con cáo già đích thực của phố Wall.
(2) Bác sĩ Michael Burry quản lý quỹ đầu tư thông minh, lập dị, có xu hướng không thích giao tiếp với con người. Nhìn số không nhìn người.
(3) Quản lý đầu tư Mark Baum giằng xé tâm can khi phải sống trong một nền kinh tế mà ông nghi ngờ toàn sự dối trá (không liên quan lắm, nhưng mình cực thích gã đầu hói Vinnie trong team Mark nói câu nào chất câu đó)
(4) Chuyên viên tài chính lão thành đã về hưu non Ben Rickert chán ghét mọi thứ và 2 thanh niên "nhà quê lên tỉnh" (Charlie Geller & Jamie Shipley) mang khát khao đổi đời được ổng giúp đỡ.
Vô nội dung chính thôi!
Xem lại các thuật ngữ trước khi bắt đầu khởi động việc xem phim nha:
Triết lý thâm sâu đoạn mở đầu
It ain’t what you dont’t know that gets you into trouble Its what you know for sure that just ain’t soMark TwainTạm dịch:Không phải chuyện gì bác không biết mới đưa bác đến vấn đế Mà có những cái bác tin mình hiểu rõ mới là vấn đề thực sự
Đấy ngoài cái “based on true story” ở phần mở đầu, thì đó là hai câu tiếp theo. Xem hết, bác sẽ biết vì sao mở đầu phim bằng câu này. Ráng xem cho hết nha mấy bồ tèo, đừng bỏ cuộc nửa chừng.
Hãy nghĩ đến việc sở hữu IQ vô cực sau khi xem bộ phim để làm động lực chiến đấu.
Jared Vennett (Ryan Rosling) – Trai đẹp có đểu? Có đấy rồi làm gì được nhau!
Sau phần mở đầu nghe có vẻ triết lý deep deep thì anh đẹp trai đầu tiên xuất hiện – Ryan Rosling. Trong phim, ổng là Jared Vennett – một con cáo già, một chuyên viên tài chính của phố Wall lịch lãm kinh khủng nhưng đối với mình, Brad Pitt vẫn là số 1 dù gã đã ngoài 50.
Anh ta xuất hiện và nói huyên thuyên về sự chán ngắt của ngân hàng của những năm 70 so sánh nó không khác gì bảo hiểm và kế toán (ảnh nói chứ mình không có nói nha), nhưng mọi thứ hoàn toàn thay đổi với sự xuất hiện của một con người đặc biệt – Lewis Ranieri (ngoài đời, ông này 72 tuổi rồi nha các bác), thuộc ngân hàng Salomon Brothers. Nhạc quẩy sung lên. Người đàn ông “huyền thoại” đã tạo nên một “phát minh vĩ đại”, là nguồn cơn của khủng hoảng tài chính mấy chục năm sau – MBS (Chứng khoán đảm bảo bằng các khoản vay thế chấp mua nhà). Ổng còn gieo rắc niềm tin vào các nhà đầu tư rằng nó là loại chứng khoán an toàn xếp hạng tín dụng thuộc hàng cao nhất AAA.
Quay trở lại anh chàng điển trai của chúng ta, anh truyền tải câu chuyện trên bằng một giọng châm biếm đặc sánh, nếu thích, may mắn bác còn 2 tiếng để nghe, nếu không thích, thì vẫn phải nghe thôi. Và, có thể có đôi chút động chạm đến người xem, là bác đó. Nhưng không sao, đẹp trai sẽ được tha thứ. Sau màn giới thiệu sơ sơ đủ để mọi người xoắn não, thì anh ta bắt đầu giới thiệu các nhân vật đẹp trai khác. Nhưng trước hết phải khoe mẽ một tí về mình: “Tôi không lập dị. Tôi khá là sành điệu”. Okie mọi người xem phim đã thấy rồi không cần phải nói thêm.
Michael Burry (Christian Bale) – Trai tài năng thì thường lập dị
Gã trai tiếp theo, đưa ổng vào hàng trai đẹp trong phim này thấy có hơi sai nhưng vì Batman trong quá khứ, nên cứ tạm xếp vô đây. Anh Bale vào vai Michael Burry - một bác sĩ lập dị, một ông quản lý quỹ đầu tư (MD – Managing Director). May mà, phim này không phải kiểu tâm lý biến thái nếu không, chắc ổng cũng là một tay bác sĩ “bệnh hoạn” lắm.
Phần lớn thời gian phim, ông lảm nhảm như một gã khùng với chính mình, thích cầm dùi đánh vào không trung mà không cần cái trống nào, đeo tai nghe nghe rock, đi chân không loanh quanh văn phòng, ở một mình và luôn tự ti về con mắt giả của mình sau 1 tai nạn thuở nhỏ. Và tất nhiên, những dự đoán của ổng về sự sụp đổ của thị trường tài chính không ai thèm quan tâm, ngay cả tên nhân viên mới được tuyển vào. May mà, hắn chịu làm với một người sếp dở người như vậy.
Phải nói, ổng giỏi về số thật, ổng nghiên cứu toàn bộ các khoản vay, thời hạn quá hạn và có nhận định hoàn toàn logic về cái đang thực sự diễn ra dưới lòng sự ổn định giả tạo của thị trường nhưng ấm ức một nổi là không ai tin lời. Lawrence, người bỏ tiền vào quỹ của Michael cũng không phải ngoại lệ. Khi nghe lời đề nghị bán khống các khoản vay thế chấp, ông ta đã méo thèm nghe và xem anh là một gã vớ vẩn không hơn không kém.
Bác hiểu bán khống có ý nghĩa thế nào không? Hiểu thì tốt mà không hiểu cũng không sao!
Phố Wall thích dùng những từ khó hiểu để bác nghĩ rằng chỉ có họ mới làm được những điều họ đang làm.
Các bác đã mệt chưa? Mới hơn 13 phút phim mà nhét vào đầu cả đống thuật ngữ tài chính muốn nhũn não. Khoan khoan đừng vội tắt phim chứ. Giải trí tí thôi các bác ơi! Gặp gái đẹp và nghe giải thích là sướng liền nha! Và đây là lúc bác sẽ hiểu việc bán khống là sao. Những màn cameo xuất hiện là xem sướng ớn, vì nó dành cho chúng ta, những con người bình thường, không biết mô tê gì về tài chính có thể hiểu được. Tàm tạm.
Vẫn không từ bỏ quyết tâm bán khống MBS, Michael thuyết phục Lawrence tin tưởng, may mà ông này cũng là người biết lắng nghe. Vì thị trường cho vay thế chấp hiện giờ được xem là cực kỳ ổn định nên việc mua bảo hiểm cho nó hoàn toàn khó khăn, Michael quyết định sẽ thuyết phục 1 ngân hàng để ông có thể làm điều đó. Xấu số cho ngân hàng đó thật!
Goldman Sachs chính nó là cái ngân hàng xấu số đó. Và dăm ba cái ngân hàng khác như Deutsche Bank, Bank of America, Countrywide cũng rơi vào cái bẫy của Michael đồng ý về hợp đồng hoán đổi nợ xấu CDS. Họ vui vẻ ăn mừng vì không không, lại có một gã thần kinh đến nạp mạng. Ngu gì không lấy? Hợp đồng này nói nôm na là, nếu thị trường nhà đất vỡ nợ thì quỹ của Michael sẽ hưởng bảo hiểm, còn ngược lại, phải mất một khoản phí kha khá hằng tháng. Đánh cược hơi lớn đó.
Họ cười tôi vì tôi quá khác biệt. Tôi cười họ vì họ quá giống nhau. Câu này của Joker đúng phết với Michael.
Nhớ lại đừng bỏ qua đoạn này nha các bác. Nhạc bao phiêu, vũ công sexy bikini các kiểu con gà tây... Bỏ là tiếc lắm nha!
Ông Lawrence chắc phải có trái tim vững chãi lắm mới không bị Michael làm vỡ tim. Dù hoang mang tột độ trước quyết định của vị bác sĩ lập dị, ổng vẫn còn đủ sức để tắt điện thoại thay vì nhập viện. Khá hay cho ổng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư trong quỹ thì không như vậy. Họ lên cơn đau tim với quyết định đó và đòi rút tiền trong quỹ ra.
Mark Baum (Steve Carell) - Trai nói nhiều thì tâm hồn đa sầu, đa cảm
Chuyển sang gã đẹp trai kế tiếp, Steve Carell trong vai Mark Baum. Thời lượng giới thiệu ông ta chỉ qua những cuộc cãi vã và những cuộc điện thoại liên tục. Ông bị ám ảnh bởi sự bất ổn định của thị trường tài chính và những sự lừa dối đáng kinh tởm đang diễn ra bên trong lòng của nó.
Tìm kiếm sự mâu thuẫn trong các lời dạy của Chúa – ổng chăm chỉ tìm hiểu Kinh thánh chỉ với mục đích này. Quá khứ huy hoàng của Mark khi còn bé đó.
Nói tới Mark Baum, như mình đã nói hầu hết thời lượng của ông ta chỉ dành cho việc nghe điện thoại và cãi vã ồn ào. Câu nói nhiều nhất mà bác có thê nghe thấy trong phim là “Hold on”.
Ông ấy tin rằng cả hệ thống là một sự dối trá. Và, nhiệm vụ của ông như là một Đấng cứu thế, khai sáng cho mọi người, phát hiện và sửa chữa những lỗi lầm của Thế giới.
Vì mọi người dường như đang quan tâm những việc không liên quan đến họ.
Sở dĩ, Mark trở nên như thế là từ cái chết của người anh trai do thị trường gây ra.
Đằng sau sự ồn ào của Mark, rõ ràng là một con người rất khác với nội tâm sâu sắc. Dù chán ghét thị trường tài chính nhưng Mark vẫn là một phần trong đó.
Tôi hạnh phúc khi không hạnh phúc.
Định mệnh cho trai đểu & trai nói nhiều đến với nhau
Chúng ta sẽ được gặp lại Jared, cáo già phố Wall sau khi quay vòng vòng các nhân vật khác nhau tại phút 24. Anh này là bạn với Deadpool thì phải, ổng giao tiếp qua màn ảnh với bác luôn đó. Phải! Chính xác, là bác đó. Phải nói, là ổng là kẻ cơ hội thiệt sự. Và, đúng là cáo, rất nhanh trí. Trong khi, mọi người nghĩ Michael là kẻ điên, ổng lại tò mò vì sao hắn ta làm như vậy? Bỏ ra 1,3 tỷ đô cho các ngân hàng để đổi lấy 1 thứ quá ư là ổn định? Có kẻ dư tiền đến thế vậy à?
Lập quỹ đầu tư dưới sự bảo trợ của Morgan Stanley, Mark Baum có một team vài người, trong đó có Vinnie Daniel, là người thiên về việc tính toán cho Mark, và vui thật anh ta cũng nói chuyện qua màn ảnh với chúng ta. Đỡ buồn khi xem một mình, các bác nhé! Và, họ đúng là kẻ ăn may, ăn may không thua gì Jared.
Vì 1 cuộc gọi nhầm số từ trợ lý của Jared sau khi anh đánh hơi được mùi tiền từ vụ làm ăn của Michael, thì team của Mark Baum cũng có được điều tương tự. Đúng là hay không bằng hên.
Xin chúc mừng.
Và, một cuộc gặp giữa 2 bên đã diễn ra. Thật ra, nó sẽ không diễn ra nếu như Jared thuyết phục được những người khác, nhưng rất tiếc họ đều nghĩ anh bị điên.
Cuộc gặp mặt này quan trọng lắm các bác ạ! Ông Jared sẽ giải thích cho các bác hiểu xếp hạng tín dụng là cái chi mô: AAA, AA, BBB... gì đó. Và sự sụp đổ của nó sẽ diễn ra như thế nào và tại sao có sự sụp đổ đó. Ổng cũng sẽ giải thích về CDO (nguyên nhân chính khiến cuộc khủng hoảng nhà đất trở nên trầm trọng trong tương lai), sự lờ đi của ngân hàng khi họ được hưởng phần lợi quá khủng, và nâng xếp hạng tín nhiệm của các khoản vay như shit, để tận thu càng nhiều càng tốt.
Có thể bỏ qua bất kỳ đoạn nào nhưng nhất định không thể bỏ qua đoạn này.
Còn nếu ổng giải thích vậy mà bác vẫn thấy khó hiểu.
Cũng không sao, cameo tiếp theo, đầu bếp Anthony Bourdain xuất hiện sẽ giúp đỡ bác hiểu ra vấn đề. Ẩm thực sẽ làm bác thông suốt hơn sau thời gian ngu người vì xem phim. Nói chung, mấy ông trong phim này, hầu hết đều là bác của ông Pool cả, nên đều có khả năng nói chuyện với chúng ta.
Nhớ coi phân cảnh này, vì nó có mấy màn đối thoại buồn cười vc.
Gã trai đẹp thứ 4 đâu? Ben Rickert (Brad Pitt) – Trai lánh đời thì thường quyến rũ
Tại JP Morgan Chase. Charlie Geller & Jamie Shipley của quỹ Broundfield tự thành lập – tự góp tiền không cần nhà đầu tư, 2 thanh niên "nhà quê lên tỉnh" vì ngáo đá hay hút cần phê pha gì đó không biết, họ mò đến JP Morgan Chase để ký thỏa thuận ISDA.
Ngạc nhiên chưa?
Tự tin vô đối với 30 triệu đô la sau 4 năm phát triển từ 110.000 USD, cũng là một con số ấn tượng đấy! Cái tên tiếp chuyện với 2 người họ cũng gọi là có độ chịu khó cao, khi khoản tiền mà họ cần đạt đến mức còn thiếu là 1 TỶ BỐN TRĂM BẢY MƯƠI TRIỆU.
Đấy, hút cần thì ở nhà thôi chứ đừng ra đường làm khổ người ta.
Hai thanh niên như con bò lạc ngơ ngác giữa dòng đời tấp nập. Mà không hiểu sao, mèo mù vớ phải cá rán, vô tình một cách tình cờ, 2 gã ta vớ được tập hồ sơ của Jared trên bàn (cái này phim bịa ra chứ đó là một câu chuyện dài lu xu bu sau đó mà 1 trong 2 thanh niên sẽ lại tiếp tục kể cho bác nghe – nói chung họ thích đối thoại qua màn ảnh).
Nói túm lại, là họ biết rồi đó.
Xong không có ISDA thì cũng bằng thừa, gã đàn ông đẹp trai, tài hoa, phong tình, lãng tử do Brad Pittt thủ vai, Ben Rickert, mới có cái cớ để hiện diện trong phim.
Một gã trader giàu kinh nghiệm làm việc tại Chase Singapore, chán ghét nền kinh tế như Mark Baum, nhưng còn tệ hơn thế, ông chán ghét luôn cả thế giới hỗn loạn này. Nghỉ làm ngân hàng, về nhà mai danh ẩn tích, xây dựng nền kinh tế tự cung tự cấp và tình cờ gặp 2 thanh niên láng giềng này.
Xong 2 thanh niên về dò 14 số điện thoại mà họ có để gọi cho Ben. Ổng đang bị ám ảnh về mọi người sẽ theo dõi hoạt động của mình dù rằng, ông đã nghỉ hưu mất xác. Đến cuộc gọi thứ 3, ổng mới chịu nghe 2 thanh niên nói chuyện về tập hồ sơ của Jared, có tí hứng thú rồi đó! Họ không ngại trình bày ý tưởng bán không các gói BBB, BB và nhờ ông giúp các thỏa thuận ISDA tại Bear và Deutsche.
Mặc dù ổng để râu khá rậm trong bộ phim này, nhưng cái môi hồng xinh xắn dễ làm mất tập trung vãi nồi. Nhạc quẩy lại vang lên.
P/s: Hãy đón xem phần cuối để biết cuộc khủng hoảng kinh tế đã bùng nổ như thế nào.
Cảm ơn mọi người đã đọc.
Đọc tiếp:
Đọc thêm:
Phim
/phim
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất