Về phương diện toán học không thể trả hết tất cả khoản nợ của chúng ta
Nguồn: "It Is Mathematically Impossible To Pay Off All Of Our Debt" Tác giả: Michael Snyder, ngày 21 - 05 - 2015 Đây là bài...
Tác giả: Michael Snyder, ngày 21 - 05 - 2015
Đây là bài viết của Michael Snyder về khoản nợ của Hoa Kỳ lên tới hơn 58 nghìn tỷ đô-la Mỹ. Anh đã đau đáu suy nghĩ cách làm sao người Mỹ có thể trả được khoản nợ này và anh đã phát hiện ra một sự thật kinh hoàng: nước Mỹ không có đủ tiền để trả nợ vì tổng cung tiền M3 của Hoa Kỳ chỉ là khoảng 17 nghìn tỷ đô-la Mỹ.
Bạn có biết rằng nếu bạn lấy đi tất cả tiền từ mọi người dân ở Hoa Kỳ mà vẫn không đủ để trả hết nợ quốc gia? Ngày nay, nợ của chính phủ liên bang vượt quá $145,000 cho mỗi hộ gia đình, và nó trở nên tồi tệ qua từng năm. Nhiều người tin rằng nếu chúng ta thanh toán từng khoản nợ một qua thời gian thì cuối cùng chúng ta có thể trả hết số tiền đó, nhưng như các bạn thấy dưới đây điều này sẽ không có tác dụng. Người ta dự đoán rằng chi tiêu “bắt buộc” của liên bang vào các chương trình như An Sinh Xã Hội, Bảo Hiểm Y Tế và Chăm Sóc Sức Khỏe cộng với lãi suất của khoản nợ quốc gia sẽ vượt quá tổng doanh thu liên bang vào năm 2025. Đó là chưa tính đến khoản chi tiêu cho quốc phòng Hoa Kỳ, an ninh quốc gia, trả lương cho đội ngũ công chức viên chức hoặc xây dựng cầu đường. Vì vậy, chúng ta sẽ không thể giảm khoản nợ của chúng ta tại bất kỳ thời gian trong tương lai gần. Và dĩ nhiên nó không chỉ là món nợ quốc gia trị giá 18 nghìn tỷ đô la mà chúng ta cần phải quan tâm. Nhìn chung, người Mỹ có tổng cộng 58 nghìn tỷ đô la nợ. 35 năm trước, con số đó chỉ dừng ở mức 4,3 nghìn tỷ đô la. Không có bất cứ cách nào trên thế giới mà tất cả các khoản nợ đó có thể được hoàn trả lại. Điều duy nhất mà chúng ta có thể hy vọng bây giờ là cho bong bóng nợ này kéo dài càng lâu càng tốt trước khi nó bùng nổ.
Thực sự gây sốc cho nhiều người khi biết rằng nợ của chúng ta lớn hơn rất nhiều so với tổng số tiền tồn tại. Vì vậy, hãy dành một vài phút và điểm qua một vài con số.
Khi hầu hết mọi người nghĩ về "tiền", họ nghĩ đến tiền xu, tiền giấy và các tài khoản kiểm tra (checking accounts – một loại tài khoản gửi tiền không kỳ hạn). Tất cả những thứ này đều được chứa trong một trong những phép đo lường cung tiền cơ bản nhất gọi là M1. Định nghĩa sau đây của M1 đến từ Investopedia ...
Một phép đo cung tiền bao gồm tất cả tiền vật chất, chẳng hạn như tiền xu và tiền giấy, cũng như các khoản tiền gửi không kỳ hạn (demand deposits), tài khoản kiểm tra (cheking accounts) và các tài khoản lệnh rút tiền khả nhượng (Negotiable Order of Withdrawal - NOW). M1 đo lường các thành phần có tính thanh khoản cao nhất của nguồn cung tiền, vì nó chứa tiền mặt và tài sản có thể nhanh chóng được chuyển đổi sang tiền tệ.
Như bạn thấy từ biểu đồ dưới đây, M1 đã thực sự tăng trưởng trong những năm gần đây nhờ vào việc nới lỏng định lượng không kiềm chế bởi Cục Dự trữ Liên bang (quantitative easing). Hiện tại nó ở mức “rón rén” 3 nghìn tỷ đô la ...
Vì vậy, nếu bạn thu thập tất cả các đồng tiền xu, tất cả các loại tiền giấy và tất cả tiền trong tài khoản kiểm tra (checking accounts) của mọi người, có thể tao được một vết lõm đủ sâu trong khoản nợ của chúng ta? (Chú ý tổng nợ là 58 nghìn tỷ đô la)
Câu trả lời là không.
Chúng ta sẽ phải tìm thêm "tiền" để trả nợ.
M2 là một định nghĩa rộng hơn về M1, bởi vì nó bao gồm nhiều thứ hơn. Định nghĩa sau của M2 đến từ Investopedia ...
Một phép đo cung tiền bao gồm tiền mặt và tiền gửi kiểm tra (M1) cũng như “cận tiền” (near money). “Cận tiền" (near money) trong M2 bao gồm tiền gửi tiết kiệm (savings deposits), quỹ mở thị trường tiền tệ (money market mutual funds) và các khoản tiền gửi không kỳ hạn khác (time deposits) có thanh khoản thấp và không phù hợp với các phương tiện giao dịch, nhưng có thể nhanh chóng chuyển thành tiền mặt hoặc khoản tiền gửi kiểm tra (checking deposits).
Như bạn có thể thấy từ biểu đồ bên dưới, M2 hiện đang ở mức khoảng 12 nghìn tỷ đô la lúc này ...
Điều đó thực sự là nhiều "tiền" hơn, nhưng nó vẫn không trả hết nợ quốc gia của chúng ta, tổng nợ của chúng ta là 58 nghìn tỷ đô la.
Vậy có điều gì khác mà chúng ta có thể lấy để trả nợ không?
Vâng, định nghĩa rộng nhất về "tiền" thường được sử dụng là M3. Định nghĩa sau đây của M3 đến từ Investopedia ...
Một phép đo lường cung tiền bao gồm M2 cũng như tiền gửi có kỳ hạn lớn (large time deposits) , quỹ thị trường tiền tệ của các tổ chức (institutional money market funds), các thỏa thuận mua lại ngắn hạn (short-term repurchase agreements) và các tài sản thanh khoản lớn hơn khác. Đo lường M3 bao gồm các tài sản ít thanh khoản hơn các thành phần khác trong cung tiền, và có liên quan chặt chẽ hơn đến tài chính của các tổ chức tài chính và công ty cổ phần lớn hơn là của các doanh nghiệp và cá nhân. Những loại tài sản này được gọi là "cận, cận tiền” (near, near money)?
Cục Dự trữ Liên bang không còn cung cấp biểu đồ cho M3, nhưng theo John Williams của shadowstats.com, M3 hiện đang ở đâu đó trong khoảng 17 nghìn tỷ đô la.
Vì vậy, ngay cả với định nghĩa rộng nhất có thể về "tiền", chúng ta đơn giản là không thể đủ sức trả nợ của chính phủ liên bang, chứ chưa nói đến phần còn lại của các khoản nợ của chúng ta. (nợ của chính phủ liên bang Hoa Kỳ là khoảng 18 nghìn tỷ đô-la theo số liệu trong bài viết này năm 2015, nhưng hiện tại là khoảng 20 nghìn tỷ đô-la)
Đó không phải là tin tốt cho tất cả.
Thay vào đó, liệu chúng ta có thể bắt đầu chi tiêu ít hơn khoản tiền chúng ta kiếm được và bắt đầu trả nợ quốc gia từng chút một qua thời gian?
Có lẽ điều đó có thể đã đúng tại một vài thời điểm, nhưng bây giờ chúng ta đang thực sự chống lại một bức tường. Dân số già đi nhanh chóng sẽ đặt ra một áp lực không hề nhỏ đối với an toàn tài chính quốc gia trong những năm sắp tới.
Theo Phát ngôn viên của Hoa Kỳ ông Frank Wolf, lãi suất trên khoản nợ quốc gia cộng với khoản chi tiêu "bắt buộc" đối với các chương trình như An sinh Xã hội, Bảo Hiểm Y Tế và Chăm Sóc Sức Khỏe sẽ vượt quá tổng thu nhập của liên bang vào năm 2025. Đó là chưa kể đến các khoản chi tiêu dành cho an ninh quốc gia, quốc phòng, trả lương cho công chức viên chức ...
Thậm chí bây giờ mọi thứ là một mớ hỗn độn khổng lồ, chúng ta được nói cho rằng "thâm hụt đang được kiểm soát" (deficits are under control), nhưng đó là một trò lừa đảo vĩ đại dựa trên các mánh lới quảng cáo kế toán. Trong suốt năm tài chính 2014, nợ quốc gia của Mỹ đã tăng hơn một tỷ đô la. Đó không phải là "dưới sự kiểm soát" (under control) - đó là một cơn khủng hoảng quốc gia đang hoành hành.
Nhiều người tin rằng chúng ta có thể cải thiện tình hình bằng cách tăng thuế. Và có, một chút nữa thôi có lẽ sẽ vắt kiệt chúng ta, nhưng tác động đến tài chính của chính phủ sẽ không đáng kể. Kể từ khi kết thúc Thế chiến II, doanh thu thuế thu được bởi chính phủ liên bang dao động trong khoảng từ 15% đến 20% GDP bất kể tỷ lệ thuế là bao nhiêu. Tôi tin rằng có thể nâng thuế lên khoảng thấp hơn 30% GDP, nhưng điều đó cũng sẽ rất nguy hiểm cho nền kinh tế của chúng ta và công chúng Mỹ có thể sẽ nổi một cơn thịnh nộ đầy giận dữ.
Vấn đề thực sự dĩ nhiên là sự kiểm soát chi tiêu của chúng ta.
Trong suốt hai thập kỷ qua, chi tiêu của chính phủ liên bang đã tăng nhanh hơn 63% so với lạm phát và khoản chi tiêu “bắt buộc” đối với các chương trình như An sinh Xã hội, Bảo Hiểm Y tế và Chăm Sóc Sức Khỏe đã thực sự tăng gấp đôi sau khi bạn điều chỉnh lạm phát.
Chúng ta đơn giản không có khả năng để duy trì chi tiêu như thế này.
Và sau đó là vấn đề của khoản lãi suất của nợ quốc gia. Trong thời điểm này, phần còn lại của thế giới đang cho chúng ta vay những khoản tiền khổng lồ với mức lãi suất thấp “lố bịch”. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ lãi suất trung bình của khoản nợ chính phủ Mỹ chỉ cần trở về mức trung bình dài hạn, chúng ta sẽ chi hơn một nghìn tỷ đô la một năm chỉ để trả khoản lãi nợ quốc gia.
Vì vậy, hoàn cảnh tốt nhất có thể để "giảm khoản nợ" mà chúng ta đang nhìn thấy xảy ra ngay bây giờ. Hoàn cảnh đó cho chúng ta biết khoản lãi suất nợ chính phủ Hoa Kỳ phải tăng lên, và dân số của chúng ta sẽ chỉ tiếp tục già đi và phụ thuộc nhiều vào các chương trình của chính phủ.
Trong khi đó, tổng nợ của chúng ta tiếp tục đi vào vòng xoáy ngoài tầm kiểm soát. Theo CNBC, tổng số nợ mà người Mỹ nợ đã lên tới 58,7 nghìn tỷ đô la ...
Khi quốc gia bước vào những năm 1980, có một khoản nợ tương đối ít - chỉ khoảng 4,3 nghìn tỷ đô la. Chỉ khoảng gấp 1,5 lần GDP. Sau đó, điều nực cười đã xảy ra.Khoảng cách bắt đầu mở rộng trong suốt thập kỷ, và rồi cơ bản đi một đường parabol qua những năm 90 và tăng trong khoảng đầu thế kỷ 21.Mặc dù nợ đã giảm chút ít trong năm 2009 khi quốc gia này thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng nó đã tăng trở lại và bây giờ là 58,7 nghìn tỷ USD, gấp 3,3 lần GDP và gấp khoảng 13 lần so với GDP năm 1980, theo dữ liệu từ chi nhánh St. Louis của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. (Tổng số nợ được đo lường không được nhầm lẫn với khoản nợ quốc gia 18,2 nghìn tỷ đô la, tức là khoảng 102% GDP và chỉ là một tập hợp con của tổng số).
Như tôi đã thảo luận ở trên, không có đủ tiền trong toàn bộ hệ thống của chúng ta để thậm chí trả hết một khoản đáng kể của nợ đó.
Vậy điều gì xảy ra khi tổng số nợ trong một xã hội vượt quá tổng số tiền?
Có cách nào khác ngoài sự sụp đổ?
Bạn có thể chia sẻ những gì bạn nghĩ bằng cách đăng một bình luận dưới đây ...
Nhận xét: Theo các bạn tại sao lại không có đủ tiền để người Mỹ trả nợ? Liệu có mâu thuẫn gì đó ở đây không? Hệ thống ngân hàng có điều gì nghịch lý? Các bạn quan tâm hãy tiếp tục tham khảo bài viết sau:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất