Hiện nay người Việt chúng ta ai cũng đã quen thuộc với hình ảnh chiếc áo dài truyền thống thướt tha. Hình ảnh ý không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn đi ra ngoài thế giới. Thế nhưng những chiếc áo dài được gọi là truyền thống đó cũng chỉ là 1 dạng áo tân thời mới xuất hiện gần đây mà thôi. Việt Nam ta với lịch sử lâu đời còn có rất nhiều các loại trang phục khác nữa, nhưng tiếc rằng lại ít được biết đến. Chính vì vậy qua bài viết này mình muốn giới thiệu cho mọi người sơ lược một số các kiểu trang phục của nước ta thời kỳ Lê, Nguyễn. Ai muốn tìm hiểu kỹ hơn thì có thể xem các nhóm phục dựng cổ phục mình ghi bên dưới hoặc tìm đọc cuốn Ngàn Năm Áo Mũ của Trần Quang Đức nhé.


Áo ngũ thân cổ đứng

Trước năm 1744, người Việt vẫn thường mặc áo giao lĩnh có cổ đan chéo trước ngực, để tóc dài và buông xõa. Tuy nhiên tới năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát với tâm lý muốn độc lập hoàn toàn một cõi, nên bên cạnh những cải cách về chính trị - xã hội, ông cũng tiến hành những cải cách trang phục ở Đàng Trong.
Ông đã quy định toàn bộ người dân Huế và các vùng đất phía Nam nằm trong sự cai trị, cát cứ của ông phải mặc kiểu áo mới: cổ đứng, cài khuy về bên phải, tay áo hẹp, kết hợp với chiếc quần hai ống, được gợi ý từ kiểu áo của người Trung Hoa. Kiểu tóc lúc này cũng không còn buông xõa như trước đây, mà thay vào đó, người ta búi chúng lại, rồi dùng vải che tóc, quấn quanh đầu. Chính nhờ những cải cách này mà chiếc áo ngũ thân cổ đứng đã được ra đời.
Áo may cổ đứng có 5 phần, vì thời xưa công nghệ chưa phát triển, khổ vải dệt từ tơ tằm chỉ được 30 cm đến 50 cm, khi may thành tà áo phải nối lại gọi là đối sóng hay nối sóng, cho nên áo ngũ thân có tất cả là 4 vạt chính và một vạt phụ gọi là áo 5 thân.
Áo ngũ thân nam – Nguyên Phong Đoạn Lĩnh
Áo ngũ thân nữ – Ỷ Vân Hiên
















Đọc thêm:

Áo tấc

Áo tấc, là cách gọi của người miền Bắc có nghĩa nôm na là áo được sử dụng trong tất cả các dịp trọng đại, quan, hôn, tang tế… Đây cũng là một loại áo phổ biến thời Nguyễn. Mọi tầng lớp từ dân đen đến quan lại, vua chúa đều có thể mặc trong các dịp trang trọng.
Áo tấc thường có tay dài và rộng khoảng từ 30 đến 50 cm, chiều dài ống tay tính cộng theo từ cổ tay dài ra khoảng 40 đến 50 cm, tà áo dài không quá gối 10cm. Áo may theo kiểu áo viên lĩnh cổ tròn nhưng lại nối thêm một dải vải cao tầm 4, 5cm đứng lên ôm lấy cổ áo, nên gọi là áo cổ đứng. Áo có tay dài rộng và tay tà áo rộng khoảng 90cm nên trong miền nam thường gọi là áo rộng.
Áo tấc nam nữ - Nguyên Phong Đoạn Lĩnh
Áo tấc của tầng lớp quý tộc - Nguyên Phong Đoạn Lĩnh
Áo tấc cô dâu - Nam Văn Hội Quán















Đọc thêm:

Áo giao lĩnh

Áo giao lĩnh còn được biết đến với tên trường lĩnh, tràng vạt, đối lĩnh là một dạng áo cổ nhất của văn hóa Đông Á. Loại áo này có cổ áo giao nhau ở trước ngực, và vạt nằm trên sẽ chéo qua bên phải của người mặc, bên trái của người nhìn. Từ xưa, loại áo này thường có nhiều kiểu ống tay áo, nhưng chủ yếu phân biệt ở dạng tay thụng rộng hoặc tay hẹp bó sát.
Kiểu áo này phổ biến ở Việt Nam vào thời Lý - Trần - Lê, cho đến năm 1744 khi có lệnh sửa đổi cách ăn mặc của người Đàng Trong. Ở Đàng Ngoài áo cổ chéo tiếp tục có mặt cho đến khi nhà Nguyễn dẹp nhà Tây Sơn, thống nhất sơn hà.

Giao lĩnh vạt dài

Giao lĩnh vạt dài dài quá đầu gối, cả nam lẫn nữ đều mặc. Khi mặc thì áo phủ bên ngoài thường (1 loại váy quây che hạ thể, cố định bởi 1 dây buộc lụa ở vùng hông). Dạng phục trang này phổ biến tại cả 4 nước Việt, Trung, Hàn, Nhật, song thay đổi qua các thời kỳ và nhiều khác biệt về tiểu tiết có thể dùng để nhận dạng.
Điểm đặc biệt của áo lĩnh vạt dài triều Lê là có cổ cong võng. Kiểu cổ giao lĩnh này được thấy khá phổ biến từ đời Tống về trước, song đến triều Minh, cổ giao lĩnh thẳng hơn và kéo kín hơn, làm nên sự khác biệt giữa giao lĩnh triều Lê và Minh cũng như Triều Tiên (vốn chịu ảnh hưởng bởi phục sức Minh).
Một điểm nữa có thể dùng để nhận biết là váy của Minh và Triều Tiên thường có nếp gấp còn váy thời Lê thì không.
Áo quan triều Nguyễn - Nguyên Phong Đoạn Lĩnh
Giao lĩnh nam triều Nguyễn - Nam Văn Hội Quán















Giao lĩnh nữ triều Lê - Vietnam Centre
Giao lĩnh nam triều Lê - Nam Văn Hội Quán















Sự khác nhau giữa giao lĩnh triều Lê và triều Minh - Đại Việt Cổ Phong

Giao lĩnh vạt ngắn

Giao lĩnh vạt ngắn dài không quá thân trên, thường dùng cho phụ nữ. Tại Việt Nam thời Lê, giao lĩnh vạt ngắn có thường quây bên ngoài, tương tự các thời kỳ trước của Trung Quốc, có nét tương đồng với giao lĩnh quây hakama của Nhật.
Tuy nhiên giao lĩnh vạt ngắn quây thường triều Lê có thể phân biệt với giao lĩnh vạt ngắn quây thường của các triều đại ở Trung Quốc ở chỗ chiếc thường bên ngoài ngắn hơn chiếc thường (hoặc váy) bên trong, để lộ hai lớp váy. Trong khi đó, ở Trung Quốc (cũng như Nhật Bản và Triều Tiên), chiếc thường bên ngoài dài đến sát đất, che kín chiếc thường (hoặc váy) bên trong.


















Giao lĩnh vạt ngắn quấn thường - Pinterest và Nam Văn Hội Quán

Giao lĩnh tay chẽn quấn thường - Vietnam Centre
Dạng áo giao lĩnh vạt ngắn nhiều lớp với vạt áo phủ bên ngoài thường và khoác áo đối khâm - Pinterest


























Áo viên lĩnh

Áo viên lĩnh còn gọi là áo cổ tròn, cổ kiềng… gài cúc bên vai phải. Dạng áo này tương tự như giao lĩnh, nhưng áo là dạng cổ tròn thay vì cổ giao nhau, cũng có dạng vạt ngắn và vạt dài. Đây là 1 loại áo xuất xứ từ Trung Á, sau đó du nhập vào Trung Hoa thời Ngũ Hồ thập lục quốc, và lan rộng sang các quốc gia khác.
Cũng như giao lĩnh, áo viên lĩnh cũng có những biến thể, chủ yếu là ở hình dạng tay áo rộng hay chẽn. Loại áo này cũng phối hợp với thường, phủ ra ngoài hoặc mặc bên trong tùy ý của người mặc.
Vào thời Lê, Nguyễn áo viên lĩnh là kiểu áo chính thức nhất của tầng lớp quan viên và triều đình.

Viên lĩnh vạt dài

Viên lĩnh vạt dài thường được mặc phủ bên ngoài thường.
Long bào triều Lê - Vietnam Centre
Áo quan triều Lê - Vietnam Centre















Áo nữ quan triều Lê - Vietnam Centre
Áo viên lĩnh với thường quây ngoài - Vietnam Centre













Các lớp bên trong của áo nữ quan - Vietnam Centre

Viên lĩnh vạt ngắn

Viên lĩnh vạt ngắn thường có thường quây bên ngoài, và thường dùng cho phụ nữ.
Viên lĩnh vạt ngắn tay ngắn - Vietnam Centre
Viên lĩnh vạt ngắn tay thụng - Nam Văn Hội Quán
















Áo đối khâm

Đối khâm tức vạt áo đối nhau, đối khâm là dạng áo có hai vạt trước đặt song song nhau, thường để buông thõng, khoác bên ngoài, nhìn được rõ lớp áo bên trong. Loại áo này thường xẻ tà 2 bên, độ dài chưa chạm đến chân váy. Từ thời Lý – Trần nước ta đã chuộng lại áo này.
Áo giao lĩnh cùng đối khâm - Vietnam Centre
Áo viên lĩnh cùng đối khâm - Vietnam Centre















Nhật Bình

Áo Nhật Bình của Trưởng công chúa triều Nguyễn - Nam Văn Hội Quán
Nhật Bình cũng là 1 dạng áo đối khâm, là loại áo sử dụng cho phụ nữ mệnh phụ nhà Nguyễn. Theo quy chế, đây là áo thường triều của Hoàng thái hậu, Hoàng hậu, Trưởng công chúa, Công chúa và là áo Đại triều của hàng Phi tần và mệnh phụ phu nhân. Trang phục này được sử dụng trong những lễ tiết trong cung cấm.

Áo Nhật Bình xuất xứ từ áo Phi Phong thời Minh, là một loại áo cổ trực lĩnh hai tà áo đối nhau ở phần cổ, được may cặp theo mép áo và được gài đối lại, bên trong thường mặc áo cổ đứng tay chẽn lót trong và khoác áo Nhật Bình bên ngoài. Đầu của người mặc được chít khăn vành, vấn khoảng 40 đến 50 vòng tùy theo thứ bậc.



















Áo Nhật Bình của mệnh phụ quý tộc triều Nguyễn - Nguyên Phong Đoạn Lĩnh

Tiện phục và Cao thúc

Đôi khi phụ nữ không khoác giao lĩnh hay viên lĩnh ở ngoài, chỉ mặc một chiếc nội y (áo yếm), choàng thêm chiếc áo đối khâm. Đây là kiểu tiện phục quen thuộc của các hậu phi.
Khi nội y phụ nữ chỉ là dạng quấn quanh ngực, kết hợp với thường kéo cao và đối khâm, sẽ tạo nên một kiểu trang phục khá giống trang phục của phụ nữ thời Đường và sau này được ưa chuộng tại Triều Tiên. Dạng trang phục này được gọi là “cao thúc”.
Cao thúc - Pinterest
Tiện phục - Pinterest


















Nguồn: Tổng hợp từ các nhóm phục dựng cổ phục: