you can improve your social skills if you really empathy with inside yourself.
someone....
Tác giả cuốn sách Your Brain at Work - David Rock đã miêu tả những lĩnh vực trải nghiệm xã hội mà não coi là những thành quả hoặc mối đe doạ chính. Những lĩnh vực này rất quan trọng đến chúng mà, mà bộ não xử lý chúng như xử lý những vấn đề sống còn trong cuộc sống. Bởi vì, chúng quá quan trọng, mỗi tác nhân trong từng lĩnh vực đều có những tác nhân then chốt chi phối hành vi xã hội của chúng ta.
Những yếu tố ảnh hưởng và liên quan đến các hành vi, trải nghiệm xã hội của chúng ta. Mà ở đây bao gồm 5 yếu tố chính (SCRAF).
- Status: Địa vị
- Certainty: Sự chắc chắn
- Autonomy: Sự tự trị
- Relatedness: Sự liên quan
- Fairness: Sự công bằng
Chúng ta sẽ bắt đầu đi vào chi tiết từng yếu tố một.

1. Status (Địa vị)

Nó là tầm quan trọng, chỗ đứng hay thứ bậc giữa người này với người khác. Hành vi của chúng ta bị chi phối rất lớn bởi địa vị. Cái mà mọi người sẵn sàng làm rất nhiều việc để bảo vệ hoặc làm tăng địa vị của mình trong xã hội, mối quan hệ hay trong môi trường doanh nghiệp. Địa vị còn quan trọng đến mức nó thậm chí còn gây ra rất nhiều hệ luỵ tiêu cực trong cả hành vi và tâm lý của chúng ta (đặc biệt là tâm lý). Những mối đe doạ về địa vị cũng có thể bị kích hoạt một cách rất dễ dàng.
Ví dụ đơn giản như khi thấy bạn trai/gái của chúng ta nói chuyện thân thiết với một lạ khác giới cũng có thể kích hoạt một mỗi đe doạ về địa vị. Hay trong môi trường doanh nghiệp, đôi khi chỉ cần hai người đang cạnh tranh vị trí để được lên thăng chức thì những hành vi dù là nhỏ nhất giữa hai người hay với sếp cũng rất dễ kích hoạt những yếu tố tâm lý bên trong liên quan đến địa vị (nó thể hiện ra ngoài hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng kiểm soát cảm xúc của mỗi người).
Cái điều tích cực nhất liên quan đến đến địa vị trong bộ não mà ta có thể tận dụng là "tự đấu lại bản thân". Nghe thoáng qua thì có thể hơi khó hiểu. Nhưng thực sự nó lại là điều rất quan trọng để chúng ta phát triển bản thân cũng nhưng rèn luyện kỹ năng xã hội. Cách đơn giản là dựa vào sự dễ dàng bị kích hoạt mối đe doạ về địa vị trong bộ não để cải thiện một kỹ năng của chính mình. Nói một cách khác là chúng ta tạo ra sự cạnh tranh địa vị của chính chúng ta ở hiện tại, chúng ta ở quá khứ và tất nhiên rồi chúng ta ở tương lai. Chúng ta làm tăng địa vị của mình so với con người cũ của chúng ta. Đây có lẽ cũng là một minh chứng cho việc tại sao kỹ năng làm chủ bản thân lại là một động lực mạnh mẽ đến vậy. Khi chúng ta làm tăng khả năng làm chủ một thứ gì đó quan trọng với mình, chính chúng ta cũng làm tăng địa vị của mình, ít nhất là so với con người cũ của chúng ta.

2. Certainty (Sự chắc chắn)

Trong một xã hội nhiều biến động xảy ra một cách nhanh chóng và phức tạp hiện nay có lẽ càng củng cố một điều rằng: Bộ não của chúng ta rất thích sự chắc chắn. Hmmm, chúng ta sẽ nói về sự không chắc chắn để nó phản chiếu lại sự chắc chắn một cách sinh động hơn. Sự không chắc chắn tạo ra những phản ứng và quyết định sai lầm trong bộ não và chúng có thể lờ đi cho đến khi được giải quyết, điều đáng nói là kết quả thường rất tồi. Nói cách khác, sự không chắc chắn cướp đi của chúng ta những nguồn lực và sự minh mẫn quan trọng của trí não. Những sự không chắc chắn lớn còn gây ra hậu quả lớn hơn rất nhiều.
Ví dụ, nếu chúng ta không biết công việc của mình có đảm bảo không thì sự không chắc chắn này có thể chiếm lĩnh phần lớn tâm trí và chiếm quyền kiểm soát hành vi của chúng ta. Rất khó để có thể làm được việc gì khác một cách tập trung và năng suất. Có thể đơn giản như công ty báo nợ lương tháng này hay sẽ xa thải một vài vị trí do ảnh hưởng của covid chẳng hạn....

3. Autonomy (Sự tự trị)

Sự tự trị đối với bộ não chính là nhận thức về khả năng kiểm soát môi trường xung quanh. Mức độ kiểm soát mà chúng ta có thể áp đặt đối với những thứ tạo ra áp lực sẽ quyết định liệu những thứ tạo ra áp lực đó có thay đổi hoạt động của chúng ta hay không. Nói một các dễ hiểu hơn, bản thân áp lực không gây ảnh hưởng đến chúng ta mà cảm giác bất lực khi đối mặt với áp lực đó. Thực ra chúng ta có thể quan sát rất nhiều trong cuộc sống. Ví dụ chúng ta có thể quan sát thấy rằng, những nhân viên văn phòng dễ gặp các vấn đề về sức khoẻ có liên quan đến áp lực hơn là những người ở vị trí cao hơn (quản lý, lãnh đạo,...) mặc dù những người ở vị trí cao hơn phải chịu áp lực lớn hơn rất nhiều. Tương tự cũng có thể áp dụng với sự bền bỉ hay sự tập trung.

4. Relatedness (Sự liên quan)

Sự liên quan nói một các đơn giản nhất tức là nhận thức về việc người kia là "bạn" hay "thù". Không có gì khó hiểu khi sự liên quan là một phần trong mạch thành quả hoặc mối đe doạ chính của chúng ta. Vì khi xưa, khi chúng ta còn sống trong những bộ lạc thời nguyên thuỷ thì sự tồn vòng của mình phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác chặt chẽ của với bầy đàn ( có thể đọc thêm trong cuốn "Lược sự loài người" - Y.N. Harri). Thực ra, sự liên quan mang tính căn bản đến nỗi có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sự hạnh phúc và thành đạt vững bền qua thời gian chính là chất lượng và số lượng các mối quan hệ xã hội.
Khi đến tuổi của tôi, bạn sẽ đo lường sự thành công của mình bằng số người bạn muốn họ yêu bạn, thực sự yêu bạn. Đó là bài kiểm tra cuối cùng về cách bạn sống cuộc đời của mình.
Warren Buffet
Có thể nói rằng, ở thời điểm ban đầu của các mối quan hệ bộ não sẽ mặc định coi một người là "kẻ thù" cho đến khi điều ngược lại được chứng minh. Ví dụ thì những người lạ lúc nào cũng bị coi là "kẻ thù" hoặc ít nhất bị coi là "mình sẽ gặp rủi ro nếu tiếp cận với họ - một cảm giác không an toàn". Nhưng điều ngược lại được chứng minh một cách dễ dàng chỉ với một cái bắt tay, một nụ cười cùng với những câu chuyện nhẹ nhàng.

5. Fairness ( Sự công bằng)

Con người chúng ta là loài động vật duy nhất tự làm tổn hại lợi ích của bản thân để trừng phạt sự không công bằng của người khác. Trừng phạt sự không công bằng có ở tất cả các loài, nhưng các loài khác không làm tổn hại lợi ích bản thân.
Ví dụ về vấn đề này rất đơn như trong việc chia thành quả lao động bất kỳ nào đó của một nhóm người. Nếu không có sự công thì dẫn dễ xảy ra vấn đề "thà đạp đổ chứ không chịu thiệt so với người kia".
Bài học lớn nhất về sự công bằng là đừng bao giờ đánh giá thấp cảm nhận về sự công bằng của mọi người. Nó lớn đến mức người ta có thể hy sinh lợi ích của mình để có được đó. Đó một phần cũng là lý do vì sao chúng ta xây dựng một xã hội công bằng rồi mới đến văn minh.
SCARF hiệu quả nhất khi chúng ta giúp mọi người đạt được điều họ muốn theo cách cũng có lợi cho mình, đồng thời cũng phục vụ lợi ích chung lớn hơn. Đặc biệt trong hoạt động đội nhóm, tổ chức. Điều đó thể hiện mức độ quan trong của S-C-A-R-F ở trên. Chúng ta hiểu hơn về cách làm thế nào mà những hành động của mình có thể làm tăng các yếu tố S-C-A-R-F cho bản thân và cho người khác.
Ví dụ: nếu dành thời gian tìm hiểu động nghiệp ở cấp độ con người, chúng ta sẽ làm tăng yếu tố relatedness của mình với họ. Từ đó những bất đồng dù là về mặt chuyên môn cũng sẽ dễ dàng giải quyết hơn nhiều vì mình và họ coi nhau là "bạn".
Hay một ví dụ khác, nếu chúng ta hào phóng thừa nhận những ý tưởng hay của mọi người, sẽ làm tăng địa vị của họ và khi đó chính chúng ta có thể thấy mình lại được nhận nhiều ý kiến cũng như giải pháp có giá trị khác. Hoặc, nếu chúng ta (leader hay sếp) nỗ lực để công bằng với mọi nhân viên của mình thì cũng làm tăng Sự công bằng trong họ. Khi đó, họ sẽ thích và dễ dàng làm việc với bạn hơn, dẫn đến năng suất và chất lượng công việc cao hơn.
Trải qua sự miêu tả nhỏ và ngắn gọn liên quan đến 5 yếu tố ảnh hưởng mật thiết đến hành vi và trải nghiệm xã hội của bộ não. Từ đó có thể một phần nào giúp chúng ta cải thiện được kỹ năng xã hội của mình để đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống. Để rèn luyện kỹ năng xã hội chúng ta cần rất nhiều thời gian, cũng như thử sai trong mỗi trải nghiệm. Nhưng chúng ta cũng có thể chuyển từ quan sát và rèn luyện phía bên ngoài vào bên trong với chính bản thân mình. Thấu hiểu bản thân, xác định nguồn gốc cảm xúc và hành vi của mỗi chúng ta.
Cảm hứng xuất phát từ cuốn sách Search Inside YourSelf